SKKN Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học góp phần tạo hứng thú trong dạy học vật lý bằng trải nghiệm: tự tạo một số sản phẩm đơn giản cho học sinh lớp 10 tại trường thpt
- Mã tài liệu: MP0582 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 589 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳ Hợp 2 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học góp phần tạo hứng thú trong dạy học vật lý bằng trải nghiệm: tự tạo một số sản phẩm đơn giản cho học sinh lớp 10 tại trường thpt “ triển khai các biện pháp như sau:
1.Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
2.Phương pháp dạy học theo trạm.
3.Phương pháp dạy học theo Góc.
4.Một số kĩ thuật dạy học.
5.Một số ứng dụng hỗ trợ dạy học.
6.Một số thiết kế về sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong chương trình Vật lý 10: Chủ đê “Lực và chuyển động”.
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài:
Điểm mới quan trọng nhất trong chương trình giáo dục phổ thông môn vật lý đề cao tính thực tiễn, giảm sức nặng bài tập tính toán, chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng công cụ, đặc biệt là giúp học sinh có kỹ năng thực hành thí nghiệm, kỹ năng vận dụng các tri thức vật lý vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực phẩm chất người học, Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội’’. Mục đích của giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững kiến thức khoa học, mà còn giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo thực hiện được những điều mà bộ óc suy nghĩ, biết áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống.
Theo đó, việc dạy học không phải là “tạo ra kiến thức”,”truyền thụ kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà phải làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi liên quan đến môn học và khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống sau này. Quan điểm dạy học chủ đề STEM, với mục tiêu phát triển năng lực người học, giúp học sinh có khả năng giải quyết và đáp ứng sự biến đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại để đem lai thành công trong cuộc sống.
Thực tế cho thấy, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm học 2021- 2022 ở trường THPT Quỳ Hợp 2 tăng vượt trội so với các năm trước. Để có được kết quả như trên, ngoài việc chú trọng hơn trong công tác rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm cho học sinh, người giáo viên đã phát huy hiệu quả những giờ dạy trên lớp, khai thác tối đa các thiết bị dạy học, tăng cường thực hành thí nghiệm tạo lòng say mê hứng thú học tập, ý chí vươn lên của các em từ đó bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh.
Với tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học, hình thành kỹ năng, năng lực cho người học đòi hỏi giáo viên dạy Vật lý phải không ngừng trau dồi kiến thức, tìm ra những phương pháp phù hợp nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ được giao. Một nhiệm vụ cơ bản của dạy học ở nhà trường ngoài việc đảm bảo cho học sinh nắm vững được kiến thức, hiểu đúng bản chất của một vấn đề, thì cần phải bồi dưỡng cho các em năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy việc dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng cần phải đổi mới
mạnh mẽ về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học sao cho vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển. Tiến tới mục tiêu “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”.
Trong chương trình Vật lý 10, phần chủ đề 2 Lực và chuyển động, đây là phần kiến thức cơ sở rất quan trọng để nghiên cứu tìm hiểu tính chất của chuyển động. Để học sinh nắm rõ bản chất, hiểu đúng vấn đề và tích cực chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức. Tôi đã: khai thác tối đa các thiết bị dạy học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại và khéo léo lồng ghép kiến thức vào trong thực tiễn, đưa lí thuyết gắn với thực tế cuộc sống, từ đó hình thành khả năng tiếp nhận và làm chủ kiến thức của học sinh.
Tuy nhiên hình thức tổ chức dạy học mới thường gặp không ít khó khăn do vấn đề thời gian, không gian, cách thức tổ chức, khả năng hợp tác, trình độ của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất. Đa số các giáo viên trong tổ ngại nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát triển năng lực học sinh, hoặc chưa quan tâm và sử dụng hiệu quả, hoặc chỉ tiến hành cho các tiết thao giảng hay dự giờ rút kinh nghiệm.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý trường phổ thông, tôi đã thực hiện đề tài “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC GÓP PHẦN TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ BẰNG TRẢI NGHIỆM: TỰ TẠO MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƠN GIẢN. CHO HỌC SINH LỚP 10 TẠI
TRƯỜNG THPT QUỲ HỢP 2” nhằm đóng góp giải pháp cho việc dạy và học môn vật lý ở trường THPT nói chung và THPT Quỳ Hợp 2 nói riêng ngày càng hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2.1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các thí nghiệm, sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong chủ đề 2 Lực và chuyển động ở trường THPT Quỳ Hợp 2, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy chủ đề Lực và chuyển động, ĐK cân bằng của vật, để học sinh nắm rõ bản chất, hiểu đúng vấn đề và tích cực chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức, nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy chủ đề Lực và chuyển động.
Kiểm điểm lại những việc đã làm và chưa làm được qua việc dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả của giờ lên lớp và rút ra bài học kinh nghiệm.
Tạo hứng thú cho học sinh đam mê nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm đơn giản phục vụ cho việc học vật lý và cuộc sống hàng ngày.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định cơ sở khoa học, trong giai đoạn hiện nay phải luôn đổi mới trong công tác dạy học để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, phải sử dụng triệt để các kỹ thuật dạy học để hoàn thành chương trình mục tiêu của giờ lên lớp.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về các biện pháp nâng cao hiệu quả khi dạy chủ đề Lực và chuyển động: như sử dụng một số phần mềm hỗ trợ nâng cao hiệu quả khi dạy chủ đề các lực cơ học, một số phương pháp và kỹ thuật dạy học hiện đại phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Khảo sát và đánh giá thực trạng sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong dạy chủ đề về các lực thường gặp ở trường THPT Quỳ Hợp 2
Thiết kế và tổ chức dạy học 2 giáo án mẫu trong chủ đề phương pháp dạy học hiện đại.
Học sinh tự làm một số sản phẩm đơn giản khi học vật lý. (Chế tạo dù, bập bênh hình ảnh ở phần phụ lục)
1.3. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tương nghiên cứu:
-Chủ đề các lực và chuyển động trong chương trình Vật lý 10.
– Phương pháp nghiên cứu để áp dụng kiến thức chủ đề Lực và chuyển động.
-Chế tạo sản phầm dù ,cầu bập bênh sau khi hoàn thành chủ đề “Lực và chuyển động”.
1.3.2. Đối tượng khảo sát:
Học sinh khối 10 do tôi dạy tại trường THPT Quỳ Hợp 2
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Liên quan đến kiến thức một số môn học:
-Vật Lý: Lực và chuyển động
– Toán học: Sử dụng các phép toán để tính toán.
– Công nghệ:Thiết kế
– Tin học: Tạo slide, quay video…
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu tài liệu.
-Tiến hành thu thập tài liệu qua sách, báo, các văn bản liên quan đến đề tài.
Trên cơ sở đó để phân tích, tổng hợp và rút ra những vấn đề cần thiết của
– Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp thực nghiệm,
– Phương pháp xử lý thông tin.
– Phương pháp phân tích tổng hợp, kiểm tra đánh giá kết quả.
-Phương pháp quan sát, phương pháp khảo sát thực tế, tổng kết rút kinh nghiệm. Sử dụng các phương pháp như: Thực nghiệm sư phạm, điều tra, khảo sát, quan sát sản phẩm, tổng kết kinh nghiệm, trao đổi, lấy ý kiến góp ý của giáo viên, lấy ý kiến điều tra học sinh.…
1.5. Tính mới của đề tài:
– Xác định rõ các bước trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lý ở trường THPT Quỳ Hợp 2.
– Tạo sự tò mò gây hứng thú cho học sinh khi các em tự mình tạo ra được những sản phẩm đơn giản khi học Vật lý ở trường THPT Quỳ Hợp 2
-Thiết kế 2 giáo án mẫu trong chủ đề các lực thường gặp theo phương pháp dạy học tích cực.
-Học sinh tự trải nghiệm khi tạo sản phẩm từ vật liệu dễ kiếm khi học
vật lý,
– Sử dụng các biện pháp đã đề xuất xây dựng một kế hoạch tổ chức
hoạt động giáo dục trải nghiệm để giáo viên có thể tham khảo, sử dụng một cách sáng tạo, hiệu quả để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. Học sinh biết vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn, biết quy trình chế tạo ra một sản phẩm “ Dù”, “Cầu bập bênh” từ những vật liệu đơn giản dễ kiếm.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ 10 THPT.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm về thiết bị dạy học
Trong công tác dạy học, bên cạnh sách giáo khoa, trường lớp, sân bãi… thầy trò còn phải dùng đến loại phương tiện được gọi học cụ, giáo cụ trực quan, đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục. Ngày nay thuật ngữ thiết bị dạy học được coi là đại diện cho các tên gọi trên. Có nhiều định nghĩa khác nhau về thiết bị dạy học:
Theo tác giả Trần Kiểu và Vũ Trọng Rỹ: TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học,… hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục. [30, tr 4].
Theo tác giả Thái Văn Thành: TBDH bao gồm: vật liệu, mẫu vật mô hình, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ lao động dạy nghề, hoá chất, vật liệu, phim đèn chiếu, băng đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học, vườn trường,… [25, tr 90].
Theo Lotx Klinbơ (Đức) thì TBDH (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị giáo dục, dụng cụ,…) là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành sử dụng hợp lý, có hiệu quả trong quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.
Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì TBDH là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên và học sinh sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, … hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
Theo điều 1 về quy chế thiết bị giáo dục của Bộ Giáo dục (41/2000/ QĐ- BGD-ĐT): thiết bị giáo dục bao gồm thiết bị phục vụ giảng dạy và học ở tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc – họa và các thiết bị khác trong xưởng trường, vườn trường, phòng truyền thống nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Như vậy, có thể hiểu: thiết bị dạy học là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy học, nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học.
1.2. Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.
2. Vai trò của thực hành thí nghiệm
– Thí nghiệm thực hành là phương pháp thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh sử dụng thiết bị và tiến hành thí nghiệm nhằm làm sáng tỏ, khẳng định những vấn đề lý thuyết mà giáo viên đã trình bày, qua đó củng cố, đào sâu những tri thức mà họ đã lĩnh hội được hoặc vận dụng lý luận để nghiên cứu vấn đề do thực tiễn đề ra.
– Qua thực hành học sinh nắm vững tri thức, biến tri thức thành niềm tin, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm khoa học, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện những hành động trí tuệ- lao động, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết của người lao động mới như óc quan sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết kiệm, tổ chức lao động có khoa học.
2.1. Vai trò của thí nghiệm vật lý trong dạy học
Trong dạy học vật lí, thí nghiệm đóng một vai trò cực kì quan trọng, dưới quan điểm lí luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau:
+ Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học.
+ Thí nghiệm vật lí có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành kiến thức, kĩ năng mới…), củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh.
+ Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh
+ Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
+ Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của HS Chính nhờ thí nghiệm và thông qua thí nghiệm mà ở đó học sinh tự tay
tiến hành các thí nghiệm, các em sẽ thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ thí nghiệm và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho
những thí nghiệm mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực hơn.Thí nghiệm là phương tiện giúp các em trải nghiệm của học sinh (giờ học vật lý tại phòng thực hành của lớp 10B1 trường THPT Quỳ Hợp 2)
Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.
Giờ học Vật lý tại phòng thực hành của lớp 10B1 trường THPT Quỳ Hợp 2
2.2. Vai trò của việc sử dụng công nghệ thông tin trong môn Vật lý
Sử dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học vật lý. Sử dụng CNTT cụ thể là sử dụng máy vi tính với những thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, hình ảnh sinh động, sự kết hợp hài hòa giữa sắc màu, âm thanh, văn bản,… sẽ góp phần nâng cao tính trực quan, từ đó tác động tích cực vào các giác quan của HS, tạo cơ sở cho việc phát triển năng lực tư duy của HS. Như vậy việc sử dụng CNTT trong dạy học gây sự chú ý của HS vào đối tượng cần nghiên cứu, hình thành sự tò mò khám phá tri thức và thúc đẩy HS tham gia một cách tích cực vào tiến trình dạy học. Đây là điều kiện cần thiết để quá trình lĩnh hội kiến thức của HS đạt hiệu quả cao. Đối với một số thí nghiệm GV có thể tiến hành được hoặc HS thực hiện được thì nên làm thí nghiệm thật, không nên sử dụng thí nghiệm trên máy vi tính. Đặc biệt là HS được tự làm thí nghiệm, được tự mình trải nghiệm tạo ra sản phẩm khi học vật lý là tốt nhất.
3. Một số phương pháp dạy học tích cực
3.1. Phương pháp dạy học theo góc
Học theo góc có nghĩa là học sinh của một lớp được học tại các vị trí khu vực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Học sinh được khuyến khích hoạt động và các hoạt động có tính đa dạng về nội dung và bản chất, hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.
3.2. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và hình thành thế giới quan khoa học cũng như đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề” (Rubinstein).
3.3. Phương pháp dạy học theo trạm
Dạy học theo trạm là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độc lập của các nhóm. Lớp học được chia thành nhiều trạm, bố trí ở các vị trí khác nhau trong lớp, mỗi trạm gắn với một nhiệm vụ cụ thể độc lập các trạm khác. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm, sẽ luân phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]