SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh lớp 10 THPT – CÁNH DIỀU
- Mã tài liệu: MP1206 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 499 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hiệu quả dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh lớp 10 THPT – CÁNH DIỀU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Tổ chức chơi trò chơi và các hoạt động nhằm phát triển một số năng lực cho học sinh THPT
2.1.1. Sử dụng trò chơi đồng đội trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác
2.1.2. Sử dụng trò chơi kết hợp ứng dụng công nghệ nhằm phát triển năng lực công nghệ
2.13. Tổ chức hoạt động vẽ tranh nhằm khám phá năng lực thẩm mĩ
2.1.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm “bán hàng” nhằm năng cao năng lực tính toán
2.2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh THPT
2.2.1. Sử dụng phần mềm trắc nghiệm MBTI để khám phá bản thân trong sự lựa chọn nghề nghiệp
2.2.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm “Diễn đàn nghề nghiệp” với chủ đề “Nghề nghiệp gắn với năng lực bản thân”
Mô tả sản phẩm
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trải nghiệm, hướng nghiệp là bộ môn bắt buộc được đưa vào dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, với chương trình được tiến hành từ lớp 1 đến lớp 12. Tổ chức dạy hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo). Các năng lực chung hình thành và phát triển trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện dưới các hình thức đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế như ngày nay và bộ môn trải nghiệm, hướng nghiệp. Trong khi đó hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do Bộ giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức nhằm hình thành những năng lực mới như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và còn được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp sau khi thực hiện các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thì các em hình thành được những kỹ năng về định hướng chọn nghề trong tương lai.
Tuy nhiên, trong tổ chức dạy học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều lúng túng khi đưa vào dạy học từ trong quản lý, trong tổ chức dạy và học bộ. Vì đây là bộ môn mới được đưa vào áp dụng trong năm học 2022-2023 cho học sinh THPT, nên nhiều giáo viên tham gia giảng dạy bộ môn này còn bỡ ngỡ, chưa hiểu hết được mục đích yêu cầu của bộ môn, đa phần những giáo viên dạy bộ môn này hầu hết giáo viên các bộ môn từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội
phải kiêm nhiệm, thậm chí | giáo viên phải giảng dạy 3 tiết trực tiếp trên lớp, xếp vào | |
thời khóa biểu, điều này khiến giáo viên và học sinh mệt mỏi vì không có giáo viên chuyên, không có hướng dẫn giáo án giảng dạy, tài liệu dạy học hạn chế chủ yếu | ||
giáo viên dựa vào kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức xã hội của bản thân để truyền đạt nội dung bộ môn này thông qua hướng dẫn tài liệu ít ỏi trong sách hoạt động trải nghiệp, hướng nghiệp (sách Cánh Diều), đây lại là bộ môn học chỉ đánh giá nhận xét đạt hoặc không đạt nên không gây áp lực lớn cho học sinh về điểm số nên để thu hút học sinh vào thực hiện nhiệm vụ vì không có chuyên môn nên một số giáo viên chủ yếu cho học sinh thực hiện nội dung bằng các phương pháp cũ hoặc tổ chức các | ||
hoạt động qua loa, chiếu lệ, | nên hiệu quả thực sự như mong muốn của bộ môn chưa |
cao.
Để đáp ứng những yêu cầu dạy học và xuất phát từ thực trạng của dạy học bộ môn mới này tại nhiều trường THPT mà đến nay chưa giải quyết được, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bằng các trò chơi, bằng các hoạt động dạy học tình huống, nêu và giải quyết vấn đề, có cả biện pháp ứng dụng công nghệ mới vào trong dạy học để làm mới các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy và học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, vừa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới lại vừa đáp ứng yêu cầu dạy học của bộ môn mới này, làm mới các hoạt động dạy và học không chỉ nâng cao hiệu quả dạy học cho bộ môn mà nâng cao cả những kiến thức kỹ năng trong cuộc sống
Chính vì lẽ đó, trong quá trình tham gia giảng dạy bộ môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh lớp 10 THPT” để nghiên cứu và thực nghiệm dạy học, với hy vọng đem lại hiệu quả cao và thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tính mới của đề tài
Đây là bộ môn mới trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được bắt đầu thực hiện trong năm học 2022 – 2023, nên việc áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy bộ môn này là hoàn toàn mới. Mặc dù những phương pháp dạy học này đã áp dụng thường xuyên trong quá trình dạy học nhưng áp dụng các trò chơi và tổ chức các hoạt động trải nghiệm là lần đầu tiên thực hiện.
Nên tôi hy vọng rằng, bằng những giải pháp mới này nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn mới này có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THPT hiện nay
- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Nghiên cứu và nêu ra những giải pháp sử dụng trò chơi trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh THPT
- Nhiệm vụ: Đề tài giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học phát triển năng lực, về định hướng chọn nghề cho học sinh THPT trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang được thực hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Đề xuất một số giải pháp bằng chơi trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đang được thực hiện
- Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của đề tài
3.1. Đối tượng: Là học sinh khối 10 THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là học sinh nơi chúng tôi đang trực tiếp giảng dạy
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tại trường tôi đang công tác và các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra, khảo sát, xử lý thông tin, tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm…
3.4. Cấu trúc đề tài – 3 phần
Phần I – Đặt vấn đề
Phần II – Nội dung nghiên cứu
Phần III – Kết luận và khuyến nghị
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nhằm phát triển năng lực và định hướng chọn nghề cho học sinh THPT
- Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong trường học
HĐTN là môn học hoàn toàn mới được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học thì hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chủ yếu học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm để khám phá bản thân và phát triển năng lực, còn ở cấp trung học cơ sở và THPT thì hoạt chủ yếu là hoạt động hướng nghiệp, với thời lượng của chương trình lên đến 105 tiết/tuần.
Đặc điểm nổi bật của bộ môn này là định hướng, thiết kế và hướng dẫn học sinh trải nghiệm, đặc biệt là tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn trong cuộc sống, trong nhà tường, gia đình và xã hội phù hợp với lứa tuổi.
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất, năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai. 1.2. Một số khái niệm
Phát triển: là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn (Wikipedia)
Năng lực: là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.( Theo từ điển tiếng Việt)
Dạy học theo hướng phát triển năng lực: là phương pháp dạy học với mục tiêu phát triển tối đa năng lực và phẩm chất của người học. Quá trình này được
Xem thêm:
- SKKN Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề 3 – Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – CÁNH DIỀU
- SKKN Sử dụng một số công cụ đánh giá trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT – CÁNH DIỀU
- SKKN Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho HS lớp 10 – CÁNH DIỀU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]