SKKN Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6 Bộ sách Cánh Diều (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT6002 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | Lớp 6 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 475 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS BC Phan Sào Nam |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Linh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS BC Phan Sào Nam |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6 Bộ sách Cánh Diều (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Khắc phục khó khăn nội tại, tạo dựng không gian học tập, môi trường học tập thuận lợi cho các hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính chủ động tích cực đạt hiệu quả cao nhất
3.2. Nhanh chóng xây dựng mối liên hệ thân thiện với học sinh
3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và nghệ thuật sư phạm
3.4. Cách phát huy tính chủ động tích cực trong giờ học Toán
3.5. Thực hiện triệt để các nội dung tích hợp liên môn, vận dụng thực tế vào bài học,khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo
Mô tả sản phẩm
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường THCS… là đơn vị đóng trên xã miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Là một trong 5 trường THCS của huyện …… thực hiện mô hình Trường học mới theo bộ sách thử nghiệm của Bộ GD&ĐT, đến nay đã gần 2 năm học (năm học ………….và năm học ………….). Toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường với niềm vinh dự tự hào và ý chí quyết tâm cao, cố gắng thực hiện có hiệu quả cao nhất mô hình mới này.
Là giáo viên dạy Toán, tôi nhận thức sâu sắc vị trí trách nhiệm trong việc giáo dục, rèn luyện tạo ra sản phẩm là năng lực, phẩm chất toàn diện của con người trong thời đại mới. Bởi vì mô hình Trường học mới nhằm xây dựng và nhân rộng mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm giáo dục của Việt nam.
Mô hình vừa thể hiện tính kế thừa những tinh hoa, những mặt tích cực của trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy và học, cách đánh giá, tổ chức và quản lý lớp học…
Bản thân luôn tin tưởng và cố gắng thực hiện những mục tiêu của mô hình Trường học mới bằng cách không ngừng học hỏi trao đổi, giao lưu với đồng chí, đồng nghiệp; cập nhật, tiếp thu những công văn, chỉ thị, hướng dẫn thực hiện chương trình Trường học mới của các cấp lãnh đạo; cố gắng kết hợp, phát huy sức mạnh, tiềm năng của nhà trường, địa phương và gia đình phụ huynh học sinh, khắc phục những khó khăn cản trở nội tại.
Tôi thấy rằng thực hiện dạy học theo mô hình Trường học mới sẽ đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của người học. Học sinh tự tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của người thầy; học sinh được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe, trao đổi và phản biện ý kiến của bạn, nhất là khi tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động xã hội, trải nghiệm sáng tạo; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Trường học mới mở ra cơ hội tăng cường gắn kết giữa nhà trường với các đoàn thể, giáo viên với phụ huynh học sinh… Phụ huynh được trực tiếp tham gia giáo dục con em mình thông qua việc thực hành kĩ năng của các em như: Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng.
Việc thực hiện mô hình Trường học mới đối với môn Toán 6 ở trường THCS nói chung và đối với trường THCS … nói riêng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục, phát huy ưu điểm của mô hình mới này như thế nào?
Với thời gian …. năm công tác tại xã vùng cao, vùng kinh tế khó khăn cùng với … năm thực hiện chương trình Trường học mới, tôi đã có một vài kinh nghiệm và đúc rút thành đề tài nghiên cứu để áp dụng cho bản thân, đó là: “Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6 Cánh Diều”
Tôi xin mạnh dạn trình bày để cùng trao đổi với các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí đồng nghiệp đang giảng dạy mô hình Trường học mới tại các trường trung học cơ sở nói chung và đang dạy môn Toán học nói riêng, chắc chắn kinh nghiệm của tôi sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ để tôi được hoàn thiện nâng cao chuyên môn hơn nữa.
2. Mục đích nghiên cứu
– Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm để chọn ra cách thức tổ chức, biện pháp đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học sinh trên cơ sở bám sát mục tiêu giáo dục của mô hình Trường học mới mà trước hết là thực hiện tốt mục tiêu từng bài học, hình thành ở người học những năng lực, phẩm chất rõ ràng. Học sinh có khả năng vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế.
– Tìm ra cách thức linh hoạt, phong phú sáng tạo trong tổ chức hoạt động học môn Toán cho học sinh như: Cách thức theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Tìm ra các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, khắc phục những khó khăn trở ngại về cơ sở vật chất, xuất phát điểm về nhận thức, trình độ dân trí vùng cao… nhưng vẫn phù hợp mô hình Trường học mới và đảm bảo chất lượng, mục tiêu giáo dục.
– Vận dụng linh hoạt giữa chuyên môn, nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm của người thầy để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho học sinh thông qua phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
– Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức để giải quyết các tình huống cụ thể, tích hợp triệt để kiến thức môn toán với các kiến thức môn học khác, giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về cách thức vận dụng tổ chức lớp học trong dạy học môn toán lớp 6 – mô hình Trường học mới đối với lớp 6A, 6B, 6C, nghiên cứu những yếu tố tâm lý tác động đến ý thức học tập của học sinh nhằm phát huy có hiệu quả nhất tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong những điều kiện khó khăn ở trường THCS … nói riêng và ở các trường THCS hiện nay nói chung, từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiêm túc tiếp thu các chuyên đề, các công văn, thông tư hướng dẫn thực hiện mô hình Trường học mới, các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện của Sở Giáo dục & Đào tạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo.
– Để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu và vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khi xây dựng Kế hoạch bài học đó là: Phương pháp dạy học gợi mở – vấn đáp, phương pháp dạy học và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, phương pháp dạy học trực quan, phương pháp dạy học luyện tập và thực hành, phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
-Nghiên cứu tài liệu trên mạng Internet và vận dụng các phương pháp nghiên cứu như quan sát sư phạm, phỏng vấn, điều tra giáo dục bằng bảng hỏi khi dạy học sinh. Sau đó sử dụng thống kê để phân tích xử lý số liệu thu được và tổng kết, rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong hoạt động dạy và học, tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh là yếu tố then chốt quyết định kết quả dạy và học, trong dạy học môn Toán lớp 6- mô hình Trường học mới, yếu tố này lại càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi vì môn Toán là một trong các môn chiếm thời lượng lớn nhất trong chương trình học, là chìa khóa mở ra kiến thức về Khoa học Tự nhiên, có thể sử dụng kiến thức toán học như công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển các nhóm năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Môn Toán thường được coi là khó và “ khô khan”; đối với học sinh vùng cao, việc học toán đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức – kỹ năng lại càng trở nên khó khăn hơn, chính vì thế người giáo viên dạy toán phải nỗ lực hết sức mình để tìm ra những giải pháp hiệu quả cho từng kiểu bài lên lớp, từng chương, phối kết hợp các phương pháp dạy học với nghệ thuật sư phạm, tích hợp liên môn, vận dụng, áp dụng thực tế trong những tình huống vui, thông minh, trí tuệ để tiết học không còn gò ép, phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của các em, người thầy khi xây dựng kế bài học phải có xu hướng biến mỗi giờ học toán thành câu chuyện thú vị và trí tuệ.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
… là một xã miền núi của huyện ….., có tới 95% học sinh là con em dân tộc Mường, sinh sống bằng nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm về nhận thức, trình độ dân trí còn thấp, sự đọc thông thạo hướng tới đọc hiểu văn bản của một bộ phận học sinh còn gặp khó khăn.
Qua tìm hiểu thực tế, việc học đối với một bộ phận học sinh là khó và ngày càng khó. Do các em chỉ quen thụ động tiếp thu những kiến thức có trong sách giáo khoa. Dẫn đến các em chán học, lười học, chất lượng học không cao. Đặc biệt là đối với môn Toán, với các con số khô khan, cứng nhắc, học sinh lại càng khó học, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Toán nên chưa có ý thức cao trong học tập.
Hơn nữa do mới tiếp cận với mô hình Trường học mới nên cả giáo viên và học sinh còn bỡ ngỡ, chưa có phương pháp dạy- học tối ưu, giáo viên sử dụng phương pháp giảng dạy đôi khi chưa phù hợp với đối tượng học sinh và kiểu bài lên lớp,việc xử lí tình huống sư phạm chưa uyển chuyển nhịp nhàng có lúc còn lúng túng. Việc truyền thụ kiến thức còn đơn điệu, tẻ nhạt, mang tính áp đặt, chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh.
Năm học ………….và …………., trường THCS … thực hiện mô hình Trường học mới trên cơ sở tiếp tục chương trình trường học VNEN của cấp Tiểu học, chương trình đã mở ra quan điểm giáo dục giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề phức tạp của cuộc sống hiện đại.
Vì vậy trong nhà trường việc giáo dục các em có tính chủ động, tích cực và sáng tạo là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Phải đưa ra được những biện pháp cụ thể giúp học sinh tích cực chủ động, trở thành chủ thể của hoạt động học tập. Các em hào hứng, hăng say nắm bài một cách hiệu quả, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn. Rèn luyện được các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập vào trong thực tiễn, nâng cao khả năng tổng hợp phân tích đánh giá và giải quyết vấn đề cho học sinh. Đồng thời, hình thành thái độ rõ ràng, tích cực trong học tập. Từ đó học sinh có thói quen tự học, tự rèn luyện. Các em biết xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đầu năm học …………., là năm đầu thực hiện mô hình Trường học mới, Tôi được phân công nhiệm vụ dạy môn Toán lớp 6C. Tôi đã chuẩn bị tâm thế khảo sát hiệu quả các hoạt động học tập của học sinh khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Qua chụp ảnh, quan sát, thống kê tôi thu được kết quả như sau:
Lớp 6C- Sĩ số: 30 học sinh | |||
Mức độ hoạt động
Các hoạt động |
Tham gia chủ động tích cực, có hiệu quả | Có tham gia nhưng hiệu quả chưa rõ ràng, thao tác chậm. | Chưa chú ý, còn lơ đãng, chưa chủ động tham gia. |
Hoạt động nhóm | 10 em | 13 em | 7 em |
Hoạt động cặp đôi | 06 em | 18 em | 06 em |
Hoạt động cá nhân | 08 em | 16 em | 06 em |
Hoạt động cả lớp | 10 em | 16 em | 04 em |
Do hiệu quả hoạt động học tập của học sinh còn thấp nên tôi đã nhanh chóng quyết định áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình và thu được những kết quả tích cực, quan trọng. Tôi đã cố gắng hoàn thiện kinh nghiệm cho bản thân và năm học ………….tôi đã áp dụng triệt để với 3 lớp 6A,6B,6C.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Khắc phục khó khăn nội tại, tạo dựng không gian học tập, môi trường học tập thuận lợi cho các hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính chủ động tích cực đạt hiệu quả cao nhất
Do lớp học quá đông, phòng học hẹp, bàn ghế quá dài khó tổ chức nhóm lớn trong lớp, tôi cũng thấy rằng không nên chia nhóm 2 bàn quay lại nhau vì một nửa lớp sẽ ngồi sấp bảng.
Với môn Toán, ngoài “kênh nghe” thì “kênh nhìn” là vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến tư duy hình thành kiến thức của các em, bảng đen là nơi để các em trình bày thành quả hoạt động của nhóm,hoạt động cả lớp, kết quả hoạt động cá nhân, kể cả những hướng dẫn gợi của thầy cô giáo, tất cả mọi hoạt động chỉ trong 45 phút.
Tôi đã tham mưu, phối kết hợp với các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm chia nhóm như sau:
Chia nhóm theo bàn và cách đặt tên cho nhóm
Cửa vào | Bàn Giáo viên |
Nhóm B1 | Nhóm A1 | |
Nhóm B2 | Nhóm A2 | |
Nhóm B3 | Nhóm A3 | |
Nhóm B4 | Nhóm A4 | |
Nhóm B5 | Nhóm A5 |
`
– Khi xếp nhóm theo bàn, phải bố trí nhóm trưởng là học sinh khá, giỏi, nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình, tổ chức nhóm tốt và ngồi ở giữa, phân định nhiệm vụ của từng thành viên, mỗi em thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong nhóm.
– Phương án chia nhóm kiểu này mang lại nhiều tiện ích như:
+ Tổ chức hoạt động nhóm và kết thúc hoạt động nhóm nhanh chóng vì không phải hoạt động học tập nào trong tiết học cùng cần thảo luận nhóm.
+Nhóm trưởng quản lý điều hành nhóm sâu sát hơn do ngồi gần nhau và nhóm ít người, học sinh dễ lôi cuốn tham gia hoạt động học tập hơn,
+ Khắc phục được không gian phòng học hẹp. Giáo viên dễ di chuyển, quan sát, động viên giúp đỡ các nhóm; học sinh dễ di chuyển giữa các nhóm để động viên giúp đỡ nhau.
– Đặc biệt, phần lớn thời gian học sinh được hướng lên thầy cô giáo hướng lên bảng, là trung tâm của sự nghe nhìn quan sát, không bị sai lệch cột sống, đảm bảo sự phát triển thể chất bình thường.
– Khi hoạt động nhóm, tùy theo câu lệnh của thầy, cô giáo; hai nhóm ngang hàng sẽ cử đại diện sang hỗ trợ giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Khi nhiệm vụ đã có đáp án rõ ràng, hai nhóm sẽ đổi chéo kết quả để chấm điểm cho nhau. Giao cho các học sinh trong nhóm kiểm tra việc học bài và làm bài tập của nhau, đánh giá bằng điểm, chịu trách nhiệm về sự đánh giá của mình, báo cáo kết quả về Chủ tịch hội đồng quản trị.
– Khuyến khích đại diện các nhóm và cá nhân thi đua lên bảng trình bày kết quả, tập trình bày cho các nhóm khác theo dõi để nhận xét đánh giá:
3.2. Nhanh chóng xây dựng mối liên hệ thân thiện với học sinh
– Nếu chủ quan thiếu lưu tâm, người thầy sau một thời gian dạy học (có thể cả học kì) chỉ nhớ tên của một số học sinh khá giỏi và một số học sinh yếu kém cá biệt. Phần lớn số học sinh còn lại là trung bình thì khó nhớ tên, khi gọi tên mà không dùng sổ thì thường chỉ tay và gọi “em nam mặc áo xanh”, “ em nữ mặc áo đỏ”…. Đây là điều rất không nên trong công tác giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh.
– Nhận thức rõ vấn đề này, ngay sau khi nhận phân công chuyên môn, tôi đã phối kết hợp với thầy cô giáo chủ nhiệm lập ngay sơ đồ vị trí học sinh trong lớp học trên cơ sở nguyện vọng lựa chọn của các em, nhưng phải là lựa chọn tích cực cho học tập. Ngoài sơ đồ có sẵn trên lớp, tôi đã sao chép sơ đồ này cho riêng mình vào cuối danh sách sổ điểm bộ môn và luôn cập nhật, thực hiện nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp, cố gắng nhớ tên học sinh theo vị trí. Chỉ sau 1 tuần học đã thuộc tên học sinh cả 3 lớp.
Làm được điều này, việc quản lí, điều hành lớp vô cùng thuận lợi, khi hỏi phát vấn học sinh thì gọi đúng tên trực tiếp, tiết kiệm được thời gian và rất thân thiện. Học sinh cảm thấy mình được thầy giáo nhớ tên, có nghĩa là rất quan tâm gần gũi chăm sóc tới mình, từ đó ý thức học tập sẽ nâng cao.
3.3. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và nghệ thuật sư phạm
– Trong dạy học, tôi luôn tạo ra không khí học tập thoải mái môi trường thân thiện, các hoạt động học tập của các em luôn có sự hợp tác giúp đỡ của thầy giáo và các bạn trong lớp, dành nhiều hình thức khen thưởng, ghi nhận cho sự cố gắng của các nhóm và cá nhân dù là rất nhỏ, hạn chế lời chê mà chỉ nhắc nhở các em cần rút kinh nghiệm và cố gắng hơn… khuyến khích nhóm và cá nhân học sinh sửa lỗi ngay lập tức để có lời khen, động viên càng sớm càng tốt.
– Khi lên lớp luôn tạo cho mình một phong thái nhanh nhẹn, tác phong chuẩn mực, là tấm gương trong các em, học sinh quý mến thầy cô hào hứng đón nhận tiết học như trông chờ một câu chuyện hay, dẫn đến ngày càng yêu quý môn học. Để thực hiện được điều này, bản thân đã lập kế hoạch bài học một cách chi tiết, kĩ lưỡng các tiết dạy. Nội dung ghi nhớ phải ngắn gọn xúc tích, lời nói của người thầy phải rõ ràng, khi chốt một kiến thức quan trọng phải có nhấn mạnh, khắc sâu cả về âm điệu và ngôn ngữ hình thể.
– Đặc biệt rèn luyện khả năng, tốc độ của của bản thân trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. Việc tổng hợp phân tích đánh giá các nhóm phải rõ ràng, công bằng, không được đánh giá giữa chừng, qua loa, để việc đánh giá học sinh chính xác, đạt hiệu quả cao nhất và phát huy tính chủ động, nhanh gọn không làm mất nhiều quỹ thời gian, tôi thường đưa đáp án lên bảng, yêu cầu các nhóm, các cặp đôi kiểm tra chéo nhiệm vụ của nhau, tin tưởng, tôn trọng kết quả đánh giá, tôi đã lấy nhanh kết quả báo cáo của học sinh vào sổ ghi chép. Bất cứ nhóm nào, cá nhân học sinh nào cũng có ưu điểm, do đó nên khen trước, rút kinh nghiệm sau, vì khi được khen học sinh sẽ vui vẻ dễ tiếp thu rút kinh nghiệm hơn.
3.4. Cách phát huy tính chủ động tích cực trong giờ học Toán
Các hoạt động học tập môn Toán của học sinh gồm:
Hoạt động cá nhân; hoạt động nhóm; hoạt động cặp đôi; hoạt động chung cả lớp và hoạt động với cộng đồng.
Tùy theo tính chất mức độ của mục kiến thức, các hoạt động trên sẽ áp dụng để thực hiện các hoạt động của tiến trình bài học, đó là:
Hoạt động khởi động; hoạt động hình thành kiến thức. hoạt động vận dụng; hoạt động tìm tòi- mở rộng.
Tôi đã nhận thấy tầm quan trọng và bản chất của từng hoạt động, do đó khi lập Kế hoạch bài học tôi đặc biệt quan tâm đến nội dung từng mục để quyết định chọn các làm việc, hoạt động của học sinh nhằm phát huy hiệu quả hơn tính chủ động tích cực của các em trên cơ sở của sách thử nghiệm. Tôi đã thực hiện như sau:
- Hoạt động cá nhân:
Trong hoạt động này tôi muốn rèn luyện khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ độc lập, là hoạt động phổ biến nhằm phát huy sự khám phá, sáng tạo và rèn luyện đặc thù của học sinh.Trước khi tham gia phối hợp hoạt động nhóm với bạn học, tôi thường dành cho cá nhân học sinh một khoảng thời gian nhất định để tự lĩnh hội kiến thức, đọc văn bản mục tiêu bài học để thu thập thông tin, giải bài toán để tìm kết quả.
Khi giao bài tập cho hoạt động cá nhân tôi thường cho các em làm vào quyển nháp, trên trang nháp học sinh ghi tên của mình, lấy 10 – 15 kết quả nhanh nhất nộp về bàn giáo viên, sau đó tôi đưa ra đáp án trên bảng để cùng chấm điểm, việc đánh giá cho điểm này chỉ ghi vào sổ tay nhật kí nhưng nó là căn cứ cho sự đánh giá chính xác từng học sinh đồng thời là “ thần dược- thuốc tiên” phát huy cao độ tính chủ động tích cực sáng tạo của học sinh.
Xem thêm:
- SKKN Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong môn Toán 6 Bộ sách Cánh Diều (W+PPT)
- SKKN Kinh nghiệm dạy một số dạng toán về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong Đại số 7 theo bộ sách Cánh diều
- SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 – Cánh diều
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 3
- 183
- 1
- [product_views]
- 4
- 154
- 2
- [product_views]
- 1
- 191
- 3
- [product_views]
- 4
- 150
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 105
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 102
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 3
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 166
- 10
- [product_views]