SKKN Phát triển các năng lực đặc thù của môn Lịch sử cho học sinh THPT qua dạy học bài 4, 6, 7 – Lịch sử lớp 10”(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
- Mã tài liệu: MP0929 Copy
Môn: | Lịch Sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 487 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 77 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 77 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển các năng lực đặc thù của môn Lịch sử cho học sinh THPT qua dạy học bài 4, 6, 7 – Lịch sử lớp 10”(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). “triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.Phát triển các năng lực đặc thù môn Lịch sử cho học sinh dạy học bài 4, 6, 7 – Lịch sử lớp 10( Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan tạo hình khi dạy bài 4,6,7- Lịch sử lớp 10.
3.2. Sử dụng kỹ thuật 5 W1H trong dạy học lịch sử.
3.3. Sử dung Poter trong dạy học lịch sử
3.4. Tổ chức trò chơi ghép nối và phỏng vấn, nhận diện nhân vật lịch sử
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.
- Lí do chọn đề tài
Chương trình tổng thể năm 2018 xác định rõ mục tiêu của môn Lịch sử: Giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai”.
Năng lực lịch sử của học sinh phổ thông được biểu hiện qua các thành phần: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Như vậy, việc bồi dưỡng, phát triển các năng lực thành phần bộ môn cho học sinh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của môn Lịch sử.
Để định hình và phát triển năng lực lịch sử cho học sinh phải thông qua dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Theo đó, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc, hiểu, giải mã các văn bản lịch sử (kênh hình, kênh chữ, hiện vật lịch sử…). Từ đó, tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử, đưa ra suy luận, phân tích, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và quá trình phát triển của lịch sử. Học sinh trở thành“ người đóng vai lịch sử”, hay “người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch sử,vận dụng sáng tạo hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam và thế giới vào các tình huống trong học tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Lịch sử ở cấpTHPT nói chung và lớp 10 nói riêng được biên soạn, xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Nội dung chương trình có nhiều điểm mới, thú vị, lượng kiến thức vừa phải, được thiết kế theo hướng chuyên sâu, gắn với thực tiễn, hệ thống kênh hình sinh động, hấp dẫn, tư liệu phong phú…
Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế dạy học, nhiều giáo viên đã gặp một số khó khăn vì đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình lịch sử lớp 10 với nhiều nội dung mới, khó, một số nội dung giảm tải theo Thông tư 13( 8/2022 – Bộ giáo dục đào tạo). Do đó, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian để đọc, hiểu kĩ chương trình, sách giáo khoa, nghiên cứu phương pháp, kĩ thuật để thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh.
Trong khi đó đa số học sinh còn bỡ ngỡ, chưa quen với nội dung chương trình GDPT mới, chưa hứng thú học tập môn Lịch sử.
Để đạt được mục tiêu của chương trình, phát huy những ưu điểm của dạy học phát triển năng lực, khắc phục những khó khăn ban đầu,
trong quá trình dạy học phần lịch sử lớp10, tôi đã luôn nghiên cứu, suy nghĩ, tìm tòi để đổi mới phương pháp, vận dụng một số kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm khơi gợi sự hứng thú, sáng tạo, phát huy tối đa năng lực của học sinh, qua đó hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Từ những kết quả đạt được qua các bài học, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phát triển các năng lực đặc thù của môn Lịch sử cho học sinh THPT qua dạy học bài 4, 6, 7 – Lịch sử lớp 10”(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân để đề ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển các năng lực đặc thù môn Lịch sử cho học sinh THPT qua dạy học bài 4, 6, 7 – Lịch sử lớp 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng của việc phát triển năng lực đặc thù môn Lịch sử cho học sinh THPT khi thực hiện chương trình lịch sử lớp 10 mới( 2018).
- Nguyên nhân của thực trạng phát triển năng lực đặc thù môn Lịch sử cho học sinh THPT khi thực hiện chương trình lịch sử lớp 10 mới( 2018).
- Các giải pháp cụ thể để phát triển năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh THPT thông qua các bài 4, 6,7.
- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường THPT Lê Viết Thuật- Thành phố Vinh- Tỉnh Nghệ An.
- Phƣơng pháp nghiên cứu – Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp phân tích, đánh giá. – Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Tính mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên tác giả nghiên cứu về chương trình và sách giáo khoa mới(2018) môn Lịch sử ở trường THPT. Đề tài đã sử dụng, khai thác một số phương pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt, sáng tạo phù hợp với nội dung bài học, đối tượng học sinh để tạo sự hứng thú học tập, phát triển năng lực đặc thù môn lịch sử cho học sinh: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, nguyên nhân, đề xuất các giải pháp có tính giáo dục, tính khả thi và tính thực tiễn nhằm phát triển năng lực: tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh THPT thông qua các bài 4, 6,7- Lịch sử lớp 10
(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).
Xem thêm:
- SKKN Một số hình thức tổ chức dạy học các tiết thực hành Lịch sử 10 – chương trình phổ thông 2018 – góp phần nâng cao hiệu quả học tập bộ môn – KNTT
- SKKN Tổ chức dạy học tiết “Thực hành” trong chương trình lịch sử lớp 10 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở trường THPT” (Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống)
- SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong chủ đề các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới – Lịch sử 10 – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 413
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 10
- [product_views]