SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học theo góc chương Từ trường Vật lí 11 Trung học phổ thông.
- Mã tài liệu: MP0463 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 901 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bắc Yên Thành |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bắc Yên Thành |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học theo góc chương Từ trường Vật lí 11 Trung học phổ thông.“ triển khai các biện pháp như sau:
Trên cơ sở lí luận về DHTG và dạy học phát triển NL GQVĐ, nội dung và mục tiêu dạy học kiến thức chương “Từ trường” và các biện pháp bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS trong dạy học VL. Chúng tôi đã vận dụng DHTG nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS trong dạy học chương “Từ trường” VL 11 như sau:
1) Đề xuất mục tiêu dạy học nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ của HS. Tiến hành phân tích nội dung kiến thức cần dạy chương “Từ trường” VL 11 THPT.
2) Đề xuất lôgic phát triển nội dung chương “Từ trường” bằng việc xây dựng graph nội dung phù hợp với việc bồi dưỡng NL GQVĐ.
3) Huy động được các điều kiện để dạy học chương “Từ trường” theo hướng sử dụng DHTG: lựa chọn PPDH và kĩ thuật dạy học; chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học: máy chiếu vật thể tự làm, TN từ trường của các dạng dây dẫn mang dòng điện, TN khảo sát lực từ, sử dụng video clip cân Cotton, phiếu học tập, bố trí phòng học…
4) Lựa chọn được hai chủ đề để thiết kế các tiến trình dạy học: Chủ đề Lực từ, Cảm ứng từ và chủ đề “Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt”. Các tiến trình trong dạy học được soạn thảo đều tuân theo lí luận về PPDH tích cực và tinh thần công văn 5512 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, bồi dưỡng NL GQVĐ của HS.
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vì vậy chất lượng nguồn nhân lực càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định tới sự phát triển của đất nước. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia hiện nay thực chất là sự cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu. Nhiều quốc gia đã và đang tiến hành cải cách để hướng tới một nền giáo dục hiện đại. Vì vậy, hệ thống giáo dục nước ta nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng đã và đang có nhiều thay đổi đáng kể cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà nền giáo dục của chúng ta đang phải đối mặt đó là sự phát triển tư duy, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh và tính thực tiễn của những kiến thức phổ thông vẫn còn hạn chế. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI nêu lên các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; trong đó khẳng định: “Phải chuyển đổi căn bản toàn bộ nền giáo dục từ chủ yếu nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học, biết vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; chuyển nền giáo dục nặng về chữ nghĩa, ứng thí sang một nền giáo dục thực học, thực nghiệp”. Mặt khác, Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng của bản thân; phát triển hài hoà về tinh thần và thể chất; trở thành người học có tính tích cực, sự tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp phù hợp và học tập suốt đời; có phẩm chất tốt đẹp, các năng lực cần thiết để trở thành công dân có trách nhiệm, lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.
Nghị quyết tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học…”. Chính vì vậy việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh cần được xem là mục tiêu quan trọng mang tính chiến lược trong đào tạo nguồn nhân lực.
Mục tiêu dạy học phát triển năng lực của người học không chỉ dựa vào tính lô gíc của hệ thống, nền tảng khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các bối cảnh, tình huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập, nhu cầu và phong cách học của mỗi cá nhân học sinh. Các yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo xu hướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn học và thuộc các hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực giải quyết vấn đề của người học được phát triển.
Đổi mới phương pháp dạy học là tăng cường vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thực hiện mục tiêu giáo dục mới: hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực người học. Dạy học theo góc tạo điều kiện tối ưu cho học sinh tham gia
tích cực vào hoạt động học theo đúng phong cách và sở trường cá nhân bằng các cách tiếp cận khác nhau mang tính thực tiễn cao sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, chủ động, sáng tạo hơn qua đó năng lực được bồi dưỡng và phát triển.
Một trong những năng lực chung cốt lõi mà chương trình phổ thông 2018 cần hình thành và phát triển cho học sinh là năng lực giải quyết vấn đề. Dạy học các môn học trong chương trình nói chung, môn vật lí nói riêng cần phải hướng tới mục tiêu dạy học quan trọng này. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, có tính cấp thiết để chuẩn bị cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông.
Chương “Từ trường” chiếm một vị trí quan trọng trong phần điện từ học vật lý trung học phổ thông. Nội dung của chương gồm nhiều kiến thức thực tiễn và là cơ sở cho các bậc học cao hơn, vì vậy vận dụng dạy học theo góc một cách hợp lý trong dạy học chương “Từ trường” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lý trung học phổ thông.
Từ những lý do và phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn: “ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh thông qua dạy học theo góc chương “Từ trường” Vật lí 11 Trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học theo góc chương “Từ trường” vật lí 11 trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Lí luận dạy học theo góc, môn Vật lí ở trường phổ thông.
– Phạm vi nghiên cứu: Dạy học chương “Từ trường” vật lí 11 trung học phổ
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức dạy học theo góc các kiến thức chương “Từ trường” vật lí 11 trung học phổ thông phù hợp với lí luận phát triển năng lực trong dạy học vật lí thì sẽ góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo góc, dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
– Đề xuất tiến trình dạy học theo góc chương một số kiến thức “Từ trường” vật lí 11 Trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
– Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm đánh giá giả thuyết nêu ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu chương trình vật lí 11, các tài liệu về giáo dục và phương pháp giảng dạy Vật lí, các phương pháp dạy học hiện đại.
– Nghiên cứu thực tiễn dạy học thông qua dự giờ, quan sát, phỏng vấn…việc dạy và học vật lý ở trường phổ thông.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp thống kê toán học: Thống kê toán học được sử dụng để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, đồng thời kiểm định giả thuyết thống kê.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DẠY HỌC THEO GÓC TRONG MÔN VẬT LÍ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CỦA HỌC SINH
1.1. Dạy học theo góc.
1.1.1. Khái niệm dạy học theo góc
Dạy học theo góc là hình thức tổ chức dạy học trong đó nhấn mạnh vai trò người học. HS thực hiện nhiệm vụ học tập tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, giáo viên thiết kế các nội dung dạy học nhằm phát huy sở trường, năng lực của mỗi học sinh. Theo phương pháp dạy học này, lớp học được chia nhỏ ra các góc, ở mỗi góc HS có thể tìm hiểu một phần nội dung trong mạch kiến thức và phải trải qua tất cả các góc học tập để tiếp thu được toàn bộ kiến thức của bài học. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc, mỗi HS đều có thể tìm ra môt phương thức học tập phù hợp với bản thân để đạt được các mục tiêu học tập.
Như vậy, DHTG là một kiểu tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập .
Học tập là một quá trình tích cực. Trong dạy học GV cần tổ chức cho HS có thời gian cũng như không gian khám phá và trải nghiệm để có thể tiếp thu các nội dung học tập một cách tích cực.
Học “theo góc” còn được gọi là “trung tâm học tập”. Đó là một kiểu tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cũng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách khác nhau.
* Khi tổ chức học theo góc, GV cần tạo ra môi trường học tập, trong đó các nhiệm vụ được xác định và có cấu trúc cụ thể: lớp học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ, thiết bị, tư liệu học tập. Các nhiệm vụ được cấu trúc rõ ràng để học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các em biết cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ, trong điều kiện nào các em có thể tự chuyển sang một góc khác v.v…Tất cả các hoạt động học tập được tổ chức để tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng, không ồn ào nhưng hiệu quả.
– Nhiệm vụ nhằm khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập: Các tư liệu và nhiệm vụ học tập cần tạo ra những thử thách vừa sức, đủ làm HS hứng thú. Mục đích để HS khám phá kiến thức, phát triển kỹ năng và tăng cường sự tiến bộ của chính các em.
– Các hoạt động tại các vị trí học tập phải đa dạng cao về nội dung và hình thức: Nhiệm vụ các góc cần đa dạng, đảm bảo nguyên tắc học theo góc, do đó HS có phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách thích ứng và thể hiện NL của
mình. Điều này cho phép GV tổ chức cho HS giải quyết vấn đề đa dạng trong nhóm.
– Nhiệm vụ của HS là hướng tới thực hành, khám phá và hoạt động trải nghiệm: HS sẽ bị cuốn vào việc học tập một cách tự chủ, tích cực, không chỉ với việc thực hiện các nhiệm vụ học tập mà còn khám phá các cơ hội học tập với phong cách học thoải mái, mới mẻ. Việc trải nghiệm, tìm tòi và khám phá trong học tập sẽ có nhiều cơ hội được phát huy hơn khi học theo cách tổ chức học theo góc. Qua đó, mỗi HS đều có cơ hội để phát triển năng lực của mình theo những cách khác nhau. Như vậy, khi nói đến DHTG, người dạy cần tạo ra môi trường học tập đa phong cách, có tính khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy HS tích cực tham gia hoạt động học tập.
Quan niệm về Góc học tập: trong hoạt động nhận thức của HS, góc học tập được hiểu là một địa điểm (vị trí) học tập, mà tại đó HS thực hiện nhiệm vụ học tập có tính chuyên biệt.
Phương pháp dạy học theo góc đã thực hiện được quan điểm cá nhân hóa trong dạy học, chú trọng nhiều vốn tri thức, nhu cầu, hứng thú và trình độ phát triển người học.
1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo góc
Mục tiêu của dạy học theo góc là khai thác, sử dụng và phát huy một cách đồng thời các chức năng của hai bán cầu não. Dạy học theo góc phải thiết kế được các nhiệm vụ cần có tính chuyên biệt, độc lập, mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú, tạo sự thoải mái, đáp ứng các phong cách học tập khác nhau của HS nhằm đảm bảo học sâu và hiệu quả bền vững. Các đặc điểm cơ bản của dạy học theo góc như sau:
– Tăng cường sự tham gia hoạt động nhận thức, nâng cao hứng thú tạo ra sự tự tin, thoải mái trong học tập đối với HS: Trong học tập, HS được lựa chọn các góc theo sở thích và phong cách học; các khó khăn, vướng mắc được sự hỗ trợ kịp thời và phù hợp của GV (thông qua phiếu hỗ trợ hoặc sự giúp đỡ trực tiếp của GV).
– HS được tìm tòi, khám phá nội dung học tập theo các cách và phương thức khác nhau: bằng việc làm TN; phân tích nghiên cứu, quan sát hoặc áp dụng; giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức.
– Phân hóa được trình độ của HS: dựa vào sở thích, phong cách học và trình độ, nhịp độ học tập khác nhau của mỗi HS, các góc được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ khác nhau đối với người học, trong các góc học tập có kèm theo phiếu hỗ trợ đảm bảo HS ở mức độ nhận thức nào cũng tìm thấy sự phù hợp của mình để hoàn thành mục tiêu của bài học.
– Sự tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS được tăng cường thông qua hoạt động tại các nhóm học tập: GV trợ giúp, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời khi HS yêu cầu. Điều đó, tạo ra sự tương tác cao giữa GV với HS, đặc biệt là các HS có
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]