SKKN Phát triển năng lực học tập cho học sinh trong quá trình học trực tuyến bằng các học liệu tự thiết kế – Hóa học THPT
- Mã tài liệu: MP0640 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 839 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 50 |
Tác giả: | Bùi Thị Thanh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Huệ |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển năng lực học tập cho học sinh trong quá trình học trực tuyến bằng các học liệu tự thiết kế – Hóa học THPT” triển khai các biện pháp như sau:
1. Thiết kế video cung cấp kiến thức
2. Thiết kế video để tạo tình huống có vấn đề
3. Thiết kế file âm thanh, video tuyên truyền thông điệp liên quan đến bài học
4. Thiết kế video hướng dẫn thực hành hoạt động trải nghiệm
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Bộ GD&ĐT ngày 04/11/2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới căn bản nền giáo dục đầu tiên chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ chức giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh.
Học liệu học tập là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới PPDH ở các trường THPT. Học liệu học tập vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng chuyển tải thông tin và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Hiện nay, các nhà trường trung học phổ thông đã trang bị tương đối đầy đủ các loại học liệu học tập dùng riêng tối thiểu cho các môn học nói chung và môn Hóa học nói riêng như: tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, băng đĩa, các thiết bị giảng dạy (máy tính, máy chiếu,…),…
Tuy nhiên, do đại dịch Covid 19 kéo dài liên tục, gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ về sức khỏe, ảnh hưởng nặng nề về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến giáo dục, đại đa số học sinh phải tiếp thu kiến thức môn học thông qua học trực tuyến.
Trên thực tế, Hóa học cũng không phải là một môn học đơn giản và dễ hiểu đối với đa số học sinh mà là một môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với sự biến đổi vật chất, gắn bó mật thiết với đời sống liên quan đến rất nhiều ngành sản xuất mà học sinh chỉ học bằng cách tưởng tượng thông qua lời nói của giáo viên hay nhiều hơn là tranh ảnh thì quả thật là quá trừu tượng và khó hiểu. Vì vậy, với chương trình giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh chủ động thu nhận kiến thức, giải quyết những vấn đề thực tế, đòi hỏi người thực hiện phải tìm hiểu thực tiễn, thu nhận các tri thức khoa học, thực hiện giải quyết vấn đề được giao trong một hoàn cảnh cụ thể.
Do đó để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh trong giai đoạn dạy học trực tuyến, tôi đã tự thiết kế cho mình những học liệu học tập môn Hoá học với mục tiêu làm video cung cấp kiến thức nền cơ bản, đây là các video quay thu âm các bài giảng; video biến kiến thức đơn giản, nhàm chán thành sinh động, hấp dẫn; video biến kiến thức phức tạp thành trực quan, dễ hiểu; video tạo tình huống có vấn đề; file âm thanh, video tuyên truyền thông điệp liên quan đến bài học; video hướng dẫn thực hành hoạt động trải nghiệm và mã QR-code để học sinh có thể thực hiện quét mã và xem video theo từng nhóm, giúp cho tối ưu hoá từng nhiệm vụ học tập của từng nhóm, không còn tất cả lớp cần phải xem chung video trên màn hình.
Mặt khác, để giảm áp lực cho giờ học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu bài học trước khi lên lớp, biến tiết học online là nơi trao đổi, chia sẻ các thắc mắc và nội dung khó hiểu, có thêm thời gian cho các hoạt động thuyết trình, giải đáp khó khăn, vận dụng kiến thức vào đời sống, hay đề xuất giải pháp.
Hơn thế nữa, những học liệu tôi làm ra đã giúp khơi nguồn cảm hứng của học sinh, kích thích khả năng sáng tạo của học sinh khiến các em nảy sinh mong muốn tự thiết kế các video hoạt hình mang màu sắc cá nhân. Dần dần các em sẽ hình thành được sự hứng thú đối với môn học.
Xuất phát từ những lí do đã nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực học tập cho học sinh trong quá trình học trực tuyến bằng các học liệu tự thiết kế – Hóa học THPT”
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiến thức Hóa học THPT trong giai đoạn học trực tuyến.
3. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp quan sát thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp thống kê toán học.
4. Tính mới, đóng góp mới của đề tài
– Học liệu tự thiết kế các video, file âm thanh nêu vấn đề nhằm định hướng vào người học và định hướng vào thực tiễn liên quan đến bài học.
– Đã xây dựng và triển khai hiệu quả các nội dung sau:
+ Thiết kế video, file âm thanh áp dụng vào dạy học một số bài học – Hóa học THPT.
+ Xây dựng được ý tưởng và kế hoạch thực hiện một cách chi tiết cho một số bài học – Hóa học THPT có sử dụng học liệu học tập tự thiết kế.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học
1.1. Khái quát chung về học liệu học tập
Học liệu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập, nghiên cứu. Học liệu có thể sử dụng dưới dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ) và học liệu điện tử. Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hóa theo một kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học. Dạng thức số hóa có thể là văn bản (text), bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm máy tính và hỗn hợp các dạng thức nói trên.
1.2. Vai trò của hoạt động tạo học liệu học tập để phát triển năng lực học tập
cho học sinh trong dạy học trực tuyến
Thiết bị dạy học và học liệu là phương tiện quan trọng góp phần nâng cao khả năng sư phạm trong quá trình dạy học, nó đóng vai trò là cầu nối giữa lí thuyết với thực hành, không những thế những video học liệu sẽ giúp học sinh thu nhận thông tin một cách sinh động, đầy đủ, chính xác, phát triển hứng thú nhận thức và năng lực quan sát, phân tích tổng hợp các hiện tượng, nhận diện các tình huống bổ khuyết cho kênh hình, kênh chữ khô cứng. Nhất là trong thời điểm học trực tuyến, việc thu hút sự hứng thú và tập trung của học sinh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
1.3. Xây dựng kế hoạch dạy học sử dụng học liệu học tập nhằm nâng cao hứng thú và phát triển năng lực học tập cho học sinh trong dạy học trực tuyến
Khi dạy học trực tuyến, kế hoạch dạy học cần phải được làm lại hoàn toàn, bởi lẽ có những hoạt động có thể dễ dàng tổ chức trên lớp như giáo viên biểu diễn thí nghiệm hay yêu cầu học sinh biểu diễn thí nghiệm, thế nhưng việc làm đó sẽ trở thành thách thức khi cô trò học trực tuyến; có những hoạt động trải nghiệm có thể thực hiện trên lớp học nhưng khi học trực tuyến thì học sinh chỉ được tham gia hoạt động trải nghiệm tại nhà,…
Để hiệu quả tiết học được đảm bảo, tôi rà soát lại các đơn vị bài học từ đó lên phương án xây dựng và sử dụng học liệu học tập trong các tiết.
Một là, với các bài học khó sẽ ưu tiên quay video các bài giảng, gửi cho học sinh xem trước nội dung, để đến tiết học trực tuyến học sinh sẽ thảo luận nhóm đưa ra những khó khăn gặp phải, những câu hỏi hoặc vấn đề còn chưa rõ. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời, giáo viên sẽ giải đáp và đưa thêm các câu hỏi luyện tập vận dụng.
Hai là, với các bài có yếu tố thí nghiệm, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên video trên mạng internet. Kết hợp với các câu hỏi định hướng để học sinh dễ dàng tiếp thu bài học.
Ba là, các bài học liên quan gần gũi tới cuộc sống, giáo viên thiết kế video phim hoạt hình hoặc truyện tranh đưa ra các tình huống để học sinh từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết, sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn với bài học, dần hình thành được năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
Bốn là, các bài học có nhiều ứng dụng trong đời sống, giáo viên có thể làm các video thể hiện ứng dụng cũng như cung cấp thêm những lí giải bổ sung cho tính ứng dụng đó, sẽ khiến học sinh có cái nhìn trực quan hơn, thu hút hơn là đọc những dòng chữ trên giấy.
Năm là, các bài học có thể thực hiện các thí nghiệm làm ra các sản phẩm đơn giản tại nhà, thì ngoài cung cấp tài liệu tham khảo là các đường link tài liệu sách báo, thì những video hướng dẫn cách tiến hành cụ thể của giáo viên sẽ khiến học sinh hứng thú hơn khi bắt tay thực hiện tương tự.
2. Thực trạng
2.1. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học có sử dụng học liệu học tập môn Hóa học.
Để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi đã thực hiện khảo sát tại trường PT Hermann Gmeiner, THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Lê Viết Thuật, THPT Nguyễn Huệ, THPT Nguyễn Trường Tộ và một số trường THPT khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tổng số người tham gia là 600 học sinh và 30 giáo viên với hình thức trả lời phiếu khảo sát.
* Kết quả khảo sát đối với giáo viên:
Câu 1: Sự cần thiết sử dụng học liệu học tập để nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Số lượng Tỷ lệ %
Rất cần thiết 26 86,7
Cần thiết 3 10
Bình thường 1 3,3
Không cần thiết 0 0
Câu 2: Mức độ sử dụng học liệu học tập như tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất trong các tiết dạy trực tiếp.
Số lượng Tỷ lệ %
Rất thường xuyên 20 66,7
Thường xuyên 8 26,7
Thỉnh thoảng 2 7,6
Chưa bao giờ 0 0
Câu 3: Mức độ sử dụng học liệu học tập như tranh ảnh, video có thí nghiệm ở nguồn học liệu mạng internet trong trong dạy học trực tuyến.
Số lượng Tỷ lệ %
Rất thường xuyên 25 83,3
Thường xuyên 5 16,7
Thỉnh thoảng 0 0
Chưa bao giờ 0 0
Câu 4: Thầy/cô đã tự thiết kế học liệu học học tập như tự quay video bài giảng, thiết kế file âm thanh, video phim hoạt hình hoặc các video khác để phục vụ tiết học trực tuyến như thế nào?
Số lượng Tỷ lệ %
Đã thiết kế 0 0
Chưa thiết kế 30 100
Câu 5: Theo thầy/cô thiết kế học liệu học học tập có vai trò như thế nào đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong giai đoạn học trực tuyến.
Số lượng Tỷ lệ %
Có vai trò rất quan trọng 25 83,3
Không quan trọng, học sinh tự biết cách học phù hợp 3 10
Tùy thuộc vào nội dung chương trình học 2 6,7
Theo số liệu khảo sát thu thập được, 100% giáo viên đã từng sử dụng thiết bị dạy học như tranh ảnh, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất trong các tiết dạy trực tiếp.
Trong khi dạy trực tuyến có 100% giáo viên sử dụng tranh ảnh lồng ghép vào tiết dạy, 100% giáo viên đã sử dụng video thí nghiệm từ nguồn tài nguyên internet trong các tiết Hoá học có thí nghiệm.
Chưa có giáo viên nào tự quay video bài giảng gửi trước cho học sinh nghiên cứu, chưa có giáo viên nào tự thiết kế file âm thanh, video phim hoạt hình hoặc các video khác để phục vụ tiết học trực tuyến.
2.2. Phân tích đánh giá các vấn đề thựctiễn.
* Kết quả khảo sát đối với học sinh:
Câu 1: Em có thích học môn Hóa học không?
Số lượng Tỷ lệ %
Rất thích 160 26,6
Thích 330 55
Không thích 40 6,7
Không ý kiến 70 11,7
Câu 2: Em thích học môn Hóa học vì:
Số lượng Tỷ lệ %
Môn Hóa học là một trong những môn thi vào ĐH, CĐ 150 25
Có nhiều ứng dụng trong thực tế 100 16,6
Có nhiều thí nghiệm vui, hấp dẫn 310 51,7
Bài tập dễ, hay 40 6,7
Câu 3: Em không thích học môn Hóa học vì:
Số lượng Tỷ lệ %
Môn Hóa học khó hiểu, rắc rối, khó nhớ 246 41
Môn Hóa học không giúp ích gì cho cuộc sống 130 21,7
Không có hứng thú học môn Hóa học 174 29
Bị mất kiến thức căn bản môn Hóa học 50 8,3
Câu 4: Theo em, môn Hóa học dễ hay khó.
Số lượng Tỷ lệ %
Rất khó 259 43,2
Khó 226 37,6
Vừa 115 19,2
Dễ 0 0
Câu 5: Em có hứng thú khi xem các video trong các tiết học trực tuyến không?
Số lượng Tỷ lệ %
Có 600 100
Không 0 0
Câu 6: Em có hứng thú khi xem các video hoạt hình trong các tiết học trực tuyến không?
Số lượng Tỷ lệ %
Có 432 72
Không 168 28
Câu 7: Em có hứng thú khi xem các video GV trực tiếp hướng dẫn thực hành trải nghiệm tại nhà không?
Số lượng Tỷ lệ %
Có 510 85
Không 90 15
Qua kết quả khảo sát, 100% học sinh cảm thấy hứng thú khi có các video để học sinh quan sát trong các tiết học trực tuyến, 72% học sinh cảm thấy thích thú khi bài học có video hoạt hình, 85% học sinh cảm thấy yêu thích khi bài học có các video do giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực hành trải nghiệm tại nhà.
3. Giải pháp
3.1. Thiết kế video cung cấp kiến thức
– Một là, cung cấp kiến thức nền cơ bản, đây là các video quay thu âm các bài giảng
Các bài giảng được giáo viên tạo sẵn bài giảng bằng chức năng Slide Show trên powerpoint (đính kèm bộ câu hỏi định hướng) sau đó export, creat video và gửi cho học sinh xem và tìm hiểu trước ở nhà. Điều này nhằm giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản khi học trực tuyến nếu như mạng internet không ổn định, thường xuyên bị out ra, đồng thời làm giảm áp lực cho giờ học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp thu bài học trước khi lên lớp, biến tiết học online là nơi trao đổi, chia sẻ các thắc mắc và nội dung khó hiểu, có thêm thời gian cho các hoạt động thuyết trình, giải đáp khó khăn, luyện tập, vận dụng kiến thức vào đời sống, hay đề xuất giải pháp.
Ví dụ 1: Video tiết 3 – Bài 2 – Lipit – Hóa học 12
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
– Khái niệm và phân loại lipit.
– Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng của chất béo.
– Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí.
2. Kĩ năng
– Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của chất béo.
– Phân biệt được dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học.
– Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả.
3. Thái độ Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các năng lực chung:
Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b. Năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
– Năng lực thực hành hoá học.
– Năng lực tính toán.
– Năng lực vận dụng.
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. Link để học sinh xem: https://www.youtube.com/watch?v=04369srVjhI&t=2s III. Mã QR-code để học sinh có thể quét xem trên điện thoại di động.
Ví dụ 2: Video tiết 15, 16 – Bài 10 – Amino axit – Hóa học 12
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Biết được: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử của amino axit.
– Hiểu được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính).
2. Kĩ năng
– Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.
– Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit.
– Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
3. Thái độ
Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các năng lực chung:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]