SKKN Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn vật lí thpt
- Mã tài liệu: MP0546 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10,11 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 1084 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 65 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 65 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tế phần động học chất điểm vào dạy học vật lí lớp 10 trung học phổ thông” triển khai các biện pháp như sau:
1.Xây dựng hệ thống bài tập thực tế phần động học chất điểm môn vật lí 10.
2.Sử dụng hệ thống bài tập thực tế phần động học chất điểm vào dạy học môn vật lí 10.
3.Sử dụng hệ thống bài tập thực tế phần động học chất điểm môn vật lí 10 để giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành bài tập ở nhà.
4.Sử dụng hệ thống bài tập thực tế phần động học chất điểm môn vật lí 10 vào kiểm tra đánh giá học sinh.
5.Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tế vào dạy học môn vật lí 10.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại KHKT phát triển một cách nhanh chóng như hiện nay, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phổ thông là một công việc hết sức cần thiết. Trong kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại, chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau thì mỗi học sinh mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức, về đời sống kinh tế – xã hội. Từ đó tạo nên những con người phát triển một cách toàn diện.
Vấn đề tự chủ, tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từng nêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tự học, tự sáng tạo của học sinh, sinh viên; Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học cho học sinh, sinh viên, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân”. Ngày 04/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Hiện nay, học sinh THPT còn nhiều vướng mắc, khó khăn khi học tập, chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kĩ năng tự học hợp lí. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân nên giáo viên chỉ lo thực hiện chức năng giảng dạy của mình mà ít quan tâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện cho học sinh trong đó có kĩ năng tự chủ và tự học. Vì vậy, mỗi nhà trường cần đưa phương pháp tự học vào mục tiêu dạy học. Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi học lên bậc đại học, ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời. Khi tự học, mỗi học sinh hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề nảy sinh trong học tập theo một cách riêng với những yêu cầu và điều kiện thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân học sinh nắm được vấn đề một cách chắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân học sinh tự rèn luyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của học sinh trên con đường học tập không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động.
Với sự ra đời và phát triển không ngừng của CNTT, chuyển đổi số chính là xu hướng mới đặc biệt trong ngành giáo dục. Chuyển đổi số có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng khả năng tự chủ và tự học của HS, nhất là với các HS ở vùng sâu vùng xa, giúp các em tiếp cận được với kiến thức một cách hiệu quả hơn. Nắm bắt được xu thế trên, với cương vị là một giáo viên Vật lí, hơn mười năm kinh nghiệm trong giảng dạy tôi đã lựa chọn đề tài:
” Phát triển năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua khai thác và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
– Sử dụng có hiệu quả một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học của HS THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu một số phần mềm có thể được sử dụng trong giảng dạy để rèn khả năng tự chủ, tự học cho HS.
– Đề xuất được một số phương án để khai thác và sử dụng có hiệu quả các phần mềm trên.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả của các phương án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Năng lực tự chủ và tự học của HS THPT.
– Năng lực sử dụng các phần mềm của HS và GV THPT vào việc phát huy năng lực tự chủ và tự học của HS.
– Các phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm phát huy năng lực tự chủ và tự học cho học sinh THPT trong bộ môn Vật lí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
– GV và HS trường THPT Quỳnh Lưu 4.
– Bộ môn Vật lí THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tài liệu về năng lực tự chủ và tự học của HS, các tài liệu liên quan đến các phần mềm hỗ trợ để phát triển năng lực tự chủ và tự học…
– Phương pháp điều tra: điều tra về khả năng tự chủ và tự học của HS, điều tra tính thường xuyên sử dụng các phần mềm để gia tăng khả năng tự học cho HS của GV, điều tra tính hiệu quả khi sử dụng các phần mềm.
– Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham vấn một số đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, thực tiễn vào dạy học.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm khảo sát tính hiệu quả của đề tài trước và sau khi áp dụng phương pháp vào giảng dạy.
– Phương pháp thống kê toán học: sử dụng các công cụ của Microsoft để thống kê các số liệu điều tra được khi áp dụng đề tài.
6. Tính mới và đóng góp của đề tài
6.1. Tính mới của đề tài
– Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và ý nghĩa của năng lực tự chủ và tự học của học sinh trong bộ môn Vật lí THPT.
– Đề tài đã thiết kế một số KHBD minh họa và bài giảng E-learning bằng phần mềm” Ispring suite 10″ trên nền tảng Powerpoint đồng thời tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy năng lực tự chủ và tự học cho học sinh.
– Đề tài thiết kế được một số trò chơi tương tác trên phần mềm “Storyline 3”.
– Đề xuất một số kinh nghiệm khi sử dụng các phần mềm vào dạy học nhằm gia tăng tinh thần tự chủ và tự học của học sinh.
6.2. Đóng góp của đề tài:
– Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự chủ và tự học cho HS trong dạy học Vật lí khi sử dụng một số phần mềm hỗ trợ.
– Về mặt thực tiễn: Cung cấp nguồn tư liệu giúp GV dễ dàng lựa chọn và áp dụng vào dạy học nhằm phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Vật lí ở các trường THPT.
7. Kế hoạch nghiên cứu
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, thế giới đã và đang có những chuyển biến quan trọng, đặt ra những yêu cầu cho giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động có đủ phẩm chất, năng lực để thích ứng và phát triển một cách bền vững trước sự chuyển biến không ngừng của xã hội. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.
Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí đã xác định 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh. Các phẩm chất và năng lực đều rất quan trọng, trong đó có năng lực tự chủ, tự học là một trong những năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh.
Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ cho HS được GV quan tâm. Bồi dưỡng năng lực tự chủ trong học tập cho HS cũng thực hiện sự quán triệt nguyên tắc dạy học “lấy HS làm trung tâm”, “hợp tác trong học tập”, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đào tạo trong thời đại mới. Đã có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả đề cập đến năng lực tự chủ, tự học của HS. Qua đây, tôi cũng xin được đề cập đến vấn đề phát triển năng lực tự học, tự chủ của HS thông qua khai thác và sử dụng một số phần mềm vào dạy học bộ môn Vật lí THPT.
2. Cở sở lý luận của đề tài
2.1. Năng lực tự chủ và tự học
2.1.1. Năng lực là gì ?
Khái niệm năng lực theo Benrd Meier, Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở vận dụng hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động”.
Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… Thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.
2.1.2. Năng lực tự chủ
Tự chủ là làm chủ chính bản thân mình, được hiểu một cách cụ thể thì “tự” nghĩa là tự bản thân mình làm việc gì đó, tự mình điều khiển hành vi, suy nghĩ của mình, đồng thời cũng chính mình sẽ tự đưa ra quan điểm trong mọi vấn đề gặp phải, nói cách khác đây chính là yếu tố tự tác động đến mọi vấn đề, còn “chủ” ở đây có thể hiểu nghĩa chính là chủ quyền, là sự dân chủ.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì tự chủ chính là khả năng tự bản thân mình sẽ đưa ra các quyết định sáng suốt, xuất phát từ chính bản thân mình mà không chịu sự tác động, ép buộc bởi bất cứ ai. Tự chủ được biểu hiện qua hành động, qua lời nói, suy nghĩ, tâm tư hay tình cảm của chính bản thân mình trong mọi hoàn cảnh.
2.1.3. Năng lực tự học
Năng lực tự học được hiểu là một thuộc tính kĩ năng rất phức hợp, bao gồm các kĩ năng và kĩ xảo, cần gắn với động cơ và thói quen tương ứng, giúp người học có thể đáp ứng được những yêu cầu mà công việc đặt ra. Năng lực tự học còn là sự bao hàm cả cách học, kĩ năng và nội dung học tập, là sự tích hợp tổng thể cách học và kĩ năng tác động đến nội dung trong hàng loạt tình huống – vấn đề khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu, năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt ra được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; khắc phục những sai sót, hạn chế của bản thân khi giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời nhận xét của GV, của bạn; biết tự tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Năng lực tự học tuy là khả năng “bẩm sinh” của mỗi người nhưng cần được rèn luyện thường xuyên thông qua các hoạt động thực tiễn, nếu không nó sẽ chỉ là khả năng tiềm ẩn của con người.
Các tác giả Benson và Voller (1997), tổng kết lại bốn nghĩa khác nhau của khái niệm này, cụ thể: “tự chủ trong học tập là những hoàn cảnh trong đó người học hoàn toàn tự học một mình; là những kỹ năng có thể học và ứng dụng để học sinh tự định hướng; là sự thực thi trách nhiệm của người học đối với việc học của mình; hay quyền của người học được quyết định về việc học của mình”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]