SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học kết hợp – Blended learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11
- Mã tài liệu: MP0622 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 894 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 88 |
Tác giả: | Bùi Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng tự học của học sinh và ứng dụng CNTT trong môn Hóa học ở trường THPT, chúng tôi đề xuất một số giải pháp kích thích khả năng tự học của HS như sau:
+ Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa toàn trường về phương pháp tự học.
+ Tạo phong trào thi đua, phát triển môi trường tự học ở trường học.
+ Nâng cao vai trò của GV trong việc hướng dẫn và đốc thúc HS tự học.
+ Giao nhiệm vụ cho HS tự nghiên cứu thêm một số nội dung.
+ Tổ chức dạy học theo phương pháp B-Learning.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bản chất của việc học là tự học, năng lực tự học là năng lực thiết yếu quyết định kết quả học tập của học sinh và là nền tảng cho việc tự học suốt đời. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế phát triển giáo dục trên toàn cầu, giáo dục Việt Nam đang bước vào thời kì đổi mới căn bản và toàn diện. Mục tiêu giáo dục đang chuyển trọng tâm từ trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực tự học. Chương trình giáo dục phổ thông mới đã xác định năng lực tự học là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành và phát triển ở học sinh. Như GS Cao Xuân Hạo đã nói: “Dù có học trường gì, thầy nào nổi tiếng đến đâu chăng nữa, thì nhân tố quan trọng nhất, quyết định kết quả mỹ mãn của quá trình đào tạo vẫn là cái công tự học của học trò. Tự học ở đây chỉ cái phần tích cực chủ động, quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình học tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng”
Học tập kết hợp (B-Learning) là mô hình giảng dạy kết hợp giữa phương pháp giảng dạy trực tuyến và phương pháp dạy học trực tiếp với trình tự và tỉ lệ phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giáo dục. B-Learning kết hợp các yếu tố giảng dạy trực tuyến và trực tiếp tốt nhất sẽ trở thành mô hình giảng dạy chủ đạo trong tương lai. B-Learning cũng là xu hướng mới trong nghiên cứu khoa học giáo dục. B-Learning có thể được định nghĩa với ba nhóm:
1) Kết hợp các phương pháp dạy học (hoặc phương tiện dạy học).
2) Sự kết hợp của các phương pháp giảng dạy.
3) Kết hợp giữa giảng dạy trực tuyến và hướng dẫn trực tiếp.
B-Learning có thể được áp dụng thành chương trình giáo dục chính thức, trong đó học sinh lĩnh hội được một phần kiến thức một cách chủ động thông qua các nội dung được cung cấp trực tuyến có các yếu tố kiểm soát về thời gian, phương pháp, tốc độ và một phần kiến thức sẽ được tiếp thu qua các hình thức tổ chức học tập trên lớp. Bởi vậy, B-Learning là một mô hình dạy học có sự thống nhất, bổ sung giữa các phương pháp dạy học trực tuyến qua internet và trực tiếp trên lớp nhằm tạo điều kiện tốt nhất và môi trường học tập linh động cho học sinh đạt được mục tiêu học tập khi chiếm lĩnh các nội dung trong chương trình học. Việc kết hợp hai phương pháp theo các trình tự và tỉ lệ khác nhau phản ánh mối quan hệ nội tại thường xuyên giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp giảng dạy sẽ tạo ra các mô hình học tập kết hợp khác nhau.
Trong thời điểm tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, một số địa phương phải tổ chức dạy học trực tuyến suốt thời gian dài, còn thời gian một tiết học trên lớp thường rất khó cho các hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học tích cực vì vậy việc tự học của học sinh ở nhà là rất quan trọng và cần thiết.
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi nhận thấy chương Nitơ – Photpho trong chương trình Hóa học 11:
+ Nội dung dạy học được chia thành các chủ đề đa dạng. Các chủ đề này có thể tổ chức được các chuỗi hoạt động học có sự kết hợp giữa dạy học trực tuyến và trực tiếp.
+ Nitơ, photpho và các hợp chất của chúng có nhiều ứng dụng, gần gũi trong đời sống; từ đó có thể khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.
+ Các các yêu cầu về kiến thức kĩ năng phù hợp với việc phát triển năng lực tự học, tự chủ, khám phá, giải quyết vấn đề, …
Vì vậy việc dạy học chương Nitơ – photpho phù hợp để triển khai dạy học theo phương pháp dạy học kết hợp.
Từ đó chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp dạy học kết hợp – Blended learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11”
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học theo phương pháp BLearning đề xuất quy trình vận dụng dạy học trong chủ đề “Nitơ và hợp chất”. – Ứng dụng dạy học B-Learning để thấy được ý nghĩa, vai trò của học liệu trực tuyến hỗ trợ quá trình tự học của HS từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Xác định nội dung và cách thức tổ chức, hướng dẫn HS khai thác tài liệu trực tuyến để HS thêm hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn, thêm yêu thích môn Hóa học, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
– Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để triển khai tiến trình dạy học theo hình thức dạy học B–Learning.
– Xây dựng hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến.
– Xây dựng tiến trình dạy học các bài học, chủ đề chương Nitơ – Photpho theo hình thức dạy học kết hợp.
– Xây dựng các khóa học trực tuyến trong tiến trình dạy học B–Learning trên hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến.
– Triển khai thực nghiệm các kế hoạch bài dạy theo hình thức dạy học B– Learning.
– Đánh giá các kết quả nghiên cứu, kết luận và đề xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
– Lí thuyết về dạy học kết hợp (B–learning).
– Đề tài thực hiện cụ thể trên các lớp khối 11 tại trường THPT Hoàng Mai.
– Tiến trình tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh bằng phương pháp B–learning thông qua chương Nitơ – Photpho – Hóa học 11.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
– Phương pháp chuyên gia.
– Phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động (thông qua các bài tập, bài kiểm tra của học sinh).
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
– Phương pháp thống kê.
6. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
1 Từ 1/7 đến 15/7 năm 2021 Tìm hiểu thực trạng, lựa chọn đề tài và viết đề cương nghiên cứu. Bản thảo đề cương sáng kiến.
2 Từ 15/7 đến 30/8 năm 2021 – Nghiên cứu lí luận dạy học PP B-learning.
– Khảo sát thực trạng.
– Đề xuất và trao đổi với đồng nghiệp về sáng kiến kinh nghiệm. – Tổng hợp cơ sở lí luận của đề tài. – Thu thập, xử lí và đánh giá kết quả khảo sát.
– Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp.
3 Từ 1/9 đến 25/11 năm 2021 – Áp dụng thử nghiệm: làm học liệu, dạy thử, kiểm tra đánh giá. Tổng hợp và xử lí kết quả thực nghiệm.
4 Từ 26/11 đến
10/12 năm 2021 Hoàn thiện đề cương SKKN. Đề cương SKKN nộp về Sở GD.
5 Từ 11/12/2021 – Viết sơ lược sáng kiến. Bản thảo sáng
đến 31/1/2022 – Xin ý kiến của đồng nghiệp. kiến.
5 Từ 1/2 đến 28/2 năm 2022 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm chấm cấp trường.
6 Từ 1/3 đến 20/4 năm 2022 Chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường SKKN hoàn thiện nộp về Sở GD.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
+ Về lí luận:
– Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về dạy học theo phương pháp dạy học B–Learning. Trong đó bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến dạy học theo phương pháp B–Learning.
– Bản chất và quy trình tổ chức dạy học theo chủ đề Nitơ và hợp chất cho học sinh lớp 11.
+ Về thực tiễn:
– Đề xuất quy trình vận dụng dạy học B–Learning – một hình thức tổ chức dạy học phù hợp với kỷ nguyên công nghệ, khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng từng ngày. Đặc biệt vào thời điểm không chỉ ở Việt Nam, mà cả thế giới đang đấu tranh với dịch bệnh, thời điểm HS đi học gián đoạn do giãn cách hay nhiều lí do khách quan khác.
– Thiết kế hệ thống bài giảng, nhiệm vụ, kiểm tra và hỗ trợ học tập trực tuyến đa dạng phong phú về hình thức, thể loại. Dần tạo kho học liệu chất lượng để HS tham khảo, sử dụng và mở rộng.
– Đề tài góp phần làm rõ thực trạng và ý nghĩa của hoạt động tự học của học sinh trong tự học môn Hóa học ở trường THPT.
– Tạo nền tảng, định hướng và hỗ trợ kích thích hứng thú tự học, tự nghiên cứu ở HS.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]