SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 THPT theo mô hình B-Learning,
- Mã tài liệu: MP0462 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 213 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 74 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật, |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 74 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Viết Thuật, |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11 THPT theo mô hình B-Learning“ triển khai các biện pháp như sau:
Quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lý THPT theo B-Learning
1. Quy trình thiết kế bài dạy phát triển năng lực tự học cho học sinh theo B-Learning
Giai đoạn 1: Xây dựng bài học theo hình thức truyền thống
Giai đoạn 2: Xây dựng bài học trực tuyến trên website
2. Quy trình tổ chức dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Vật lý THPT theo B-Learning
– Giai đoạn 1: Tổ chức cho HS tự học ở nhà
– Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học trên lớp
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự tăng nhanh chóng và thường xuyên của lượng thông tin, đòi hỏi con người phải thường xuyên cập nhật, tự nghiên cứu tìm tòi để lĩnh hội tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian học ở trường lại có hạn nên giáo viên không thể truyền hết lượng kiến thức cho học sinh. Hơn nữa, việc tiếp thu kiến thức ở trường là chưa đủ, học sinh cần phải tìm kiếm nguồn thông tin ở nhiều kênh khác nhau. Vì thế, trong quá trình dạy học, người giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức mà phải hình thành cho học sinh thói quen tự học để làm giàu tri thức của mình nhằm đáp ứng yêu cầu của việc học tập trước mắt và khả năng làm việc sau này. Chính vì vậy, ngoài việc giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức, giáo viên cần phải hình thành và phát triển năng lực lực tự học cho học sinh.
1.2. Để bồi dưỡng năng lực cho người học thì vai trò của công nghệ thông tin rất quan trọng. Nó giúp cho người học có thể tự bồi dưỡng các năng lực trong đó có năng lực tự học. Nhận thức được điều đó, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số 29/2001/CT- BGD&ĐT về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Một trong bốn mục tiêu đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học và ngành học theo xu hướng công nghệ thông tin như là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”
1.3. Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực người học. Đứng trước yêu cầu đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã làm xuất hiện nhiều hình thức tổ chức dạy học mới như dạy học từ xa, dạy học E-Learning, online learning… bên cạnh hình thức tổ chức dạy học truyền thống. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn phương thức phù hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Với hình thức dạy học trực tiếp, kiến thức chỉ truyền thụ theo một chiều, tài liệu được tìm kiếm chủ yếu ở thư viện, sách vở…, thí nghiệm Vật lí được biểu diễn ở lớp với thời gian quan sát hạn chế là một trong những khó khăn không nhỏ đối với học sinh. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn trên. Đồng thời, phát huy khả năng tự học, tự tìm kiếm kiến thức và phát triển nang lực tự học của học sinh, qua đó góp phần nâng cao được chất lượng dạy học Vật lý ở trường phổ thông.
1.4. Để đáp ứng nhu cầu học tự học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở và học suốt đời của mọi người và trở thành một xu thế tất yếu trong giáo dục và đào tạo, cần có sự kết hợp giữa dạy học truyền thống và dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Một trong những giải pháp dạy học kết hợp
đó là sử dụng B-Learning (Blanded – Learning). Đây là một hình thức dạy học kết hợp giữa dạy học trực tuyến (E-Learning) và dạy học trực tiếp – dạy học kết hợp hay Blended Learning. Mô hình này sẽ phù hợp với yêu cầu đổi mới phương dạy ở trường phổ thông hiện nay là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực người học.
Đặc biệt với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong thời gian qua thì việc áp dụng hình thức dạy học theo B-Learning vào dạy học cho học sinh là một hướng khai thác tốt, góp phần vào việc thích ứng của việc dạy và học trong tình hình dịch bệnh ngày càng khó lường trước như hiện nay.
1.5. Phần Quang hình học Vật lý 11 là một phần quan trọng trong Chương trình Vật lý phổ thông. Kiến thức về Quang hình học rất đa dạng và phong phú với nhiều hiện tượng tự nhiên có liên quan, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống với nhiều kiến thức thực tế nhưng cũng có kiến thức lại trừu tượng khó tiếp thu đối với học sinh. Vì vậy, học sinh phải tự học, tự nghiên cứu để hiểu rõ hơn và giải thích một số hiện tượng thực tế trong đời sống hằng ngày.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT theo mô hình B-Learning”, với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT theo mô hình B-Learning.
2.2. Phạm vi tài liệu khảo sát
Phần Quang hình học Vật lý 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài: Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh; Dạy học theo B-Learning; Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh theo B-Learning
– Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
+ Đề xuất được quy trình và các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT theo B -Learning.
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả các đề xuất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã phối hợp 2 nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và tổng hợp lý thuyết, phương pháp quan sát và điều tra, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thực nghiệm.
5. Những đóng góp của đề tài
– Về mặt lý luận: góp phần làm rõ hơn lý luận về năng lực, năng lực tự học, B-Learning và phát triển năng lực tự học theo B-Learning; các hình thức tự học; các hình thức dạy học và mức độ kết hợp theo B-Learning.
– Về mặt thực tiễn:
+ Đề xuất biện pháp để phát triển năng lực tự học cho học sinh theo B- Learning.
+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực tự học.
+ Xây dựng được quy trình thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh theo B-Learning.
+ Xây dựng được tiến trình dạy học một số bài cụ thể ở phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT theo B-Learning.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học của học sinh
1.1.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là sự tổng hòa của các kiến thức, kĩ năng và giá trị (hứng thú, ý chí, kiên trì…), năng lực là khả năng cho phép con người thực hiện thành công một hoạt động trong một hoàn cảnh cụ thể. Năng lực được hình thành và phát triển thông qua đào tạo, bồi dưỡng và trải nghiệm thực tiễn của mỗi cá nhân.
Qua các định nghĩa cho thấy, NL của HS có những đặc điểm chung sau:
– Xác định nhiệm vụ học tập một cách tự giác;
– Biết cách đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân;
– Biết cách lựa chọn phương pháp và phương tiện phù hợp với bản thân để việc học tập đạt kết quả;
– Đồng thời thường xuyên tự đánh giá, lắng nghe sự góp ý, đánh giá từ bạn bè và GV để điều chỉnh việc học tập của bản thân một cách hợp lý.
1.1.1.2. Năng lực tự học
Tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tựu mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay kinh nghiệm lịch sử của nhân loại và biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học. Có nghĩa là tự học là quá trình người học tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức… và vận dụng vào thực tiễn.
NLTH là khả năng tự mình tìm tòi, nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượng cao; là khả năng tự mình sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả hành động cùng các động cơ, tình cảm… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.
1.1.2. Dạy học theo B-Learning .
1.1.2.1. Khái niệm B-Learning
Sự kêt hợp giữa E-Leaning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” gọi tắt là “B- Leaning”.
B-Leaning là mô hình dạy học trong đó kết hợp hình thức học tập giáp mặt trên lớp (nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo) với hình thức hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum) và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian) cho phép người học được học các nội dung bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt hiệu quả cao nhất.
1.1.2.2. Các hình thức dạy học
Tự học được coi là hoạt động của người học tự chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, diễn ra dưới nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Xét về mức độ, cách thức biểu hiện sự giao tiếp giữa người học và tài liệu học tập, GV, trường học… có thể đưa ra một số hình thức tự học sau:
– Hình thức 1: Tự học hoàn toàn (không có GV): Là hình thức tự học mà người học tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Là hình thức tự học ở mức độ cao, người học không cần đến trường, không cần sự hướng dẫn của GV, người học phải biết lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng của các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và SGK tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện. Hình thức tự học này gắn liền với quá trình tự hoàn thiện của cá nhân người học, nhưng với hình thức này người học gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, không đánh giá được kết quả tự học của mình. Từ đó dẫn đến người học dê chán nản và không tiếp tục tự học.
– Hình thức 2: Tự học trong một giai đoạn hay một khâu của quá trình học tập: Là hình thức tự học không phải hoàn toàn mà chỉ học một phần nào đó của kiến thức. Ví dụ ngoài giờ học trên lớp. Người học phải hoàn thành nhiệm vụ của môn học đó thông qua thời gian tự học ở nhà, chẳng hạn như học thuộc bài và làm bài tập, đó là công việc thường xuyên của người học. Để giúp người học có thể tự học ở nhà, GV cần twang cường kiểm tra đánh giá kết quả học tập được giao.
– Hình thức 3: Tự học thông qua phương tiện truyền thông (học từ xa): Đây là hình thức tự học mà người học được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với Gv, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Với hình thức TH này, người học không đánh giá đượ kêt quả học tập của mình.
– Hình thức 4: Tự học có hướng dẫn qua tài liệu: Là hình thức tự học mà người học trực tiếp làm việc với tài liệu hướng dẫn. Trong tài liệu trình bày cả nội dung, phương pháp xây dựng kiến tức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung kiến thức, làm lại cho đến khi đạt được. Song nếu chỉ biết dùng tài liệu TH, người học cũng có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai
– Hình thức 5: Tự học dưới sự hướng dẫn của GV: Là hình thức TH mà người học được sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Hình thức này cũng đem lại kết quả nất định đối với người học, người học trực tiếp trao đổi với GV để thu nhận và chiếm lĩnh tri thức. Song nếu người học thụ động chỉ có việc tiếp thu những kiến thức mà GV truyền thụ thì hiệu quả việc học chưa cao. Người học sử dụng tài liệu hay là những kênh thông tin hỗ trợ cho việc học là rất cân thiết nhưng người học cũng gặp khó khăn khi tiến hành TH vì thiếu sự hướng dẫn phương pháp học.
1.1.2.3. Các mức độ kết hợp theo B-Learning
Việc kết hợp DH giáp mặt với DH trực tuyến theo tỉ lệ mức độ như thế nào luôn là một vấn đề khó đối với các nhà nghiên cứu giáo dục. Đối với giáo dục phổ
thông, theo kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục, xây dựng và phát triển chương trình, tỉ lệ vàng trong DH B-Learning hiện nay là 30:70, có ít nhất 30% nội dung phải trực tuyến. Trên cơ sở những tỉ lệ của các tác giả, chúng tôi cụ thể hóa đối với từng bài học cụ thể theo bốn mức độ kết hợp theo B-Learning như sau:
– Mức độ 1: DH giáp mặt toàn bộ bài giảng ở trên lớp học với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử, GV yêu cầu HS TH trên hệ thống E-Learning thông qua các bài tập trắc nghiệm và tự luận sau mỗi bài học
Theo mức độ này, DH giáp mặt là chủ yếu. QTDH diễn ra hoàn toàn ở trên lớp học theo lịch trình hoặc theo sự hƣớng dẫn của GV với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử, các phần mềm DH… Ở mức độ này, DH trực tuyến khuyến khích thực hiện ở khâu vận dụng và kiểm tra, đánh giá KQHT. GV giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân HS hoàn thành các bài tập trên hệ thống thông qua các bài tập trực tuyến. Bên cạnh việc HS tự củng cố những kiến thức đã đƣợc học ở lớp học thông qua việc làm bài tập và các bài kiểm tra thì HS còn có thể tự so sánh, đánh giá KQHT của mình. Ngoài ra, nếu có vấn đề thắc mắc hoặc chưa hiểu, HS có thể TH bằng cách đăng nhập vào Bài giảng đồng bộ hóa để được học lại bài đã học ở trên lớp.
– Mức độ 2: Tổ chức DH giáp mặt, trang E-Learning củng cố kiến thức, đánh giá kết quả quá trình TH trên E-Learning thông qua tiết học truyền thống ở lớp
Mức độ này yêu cầu HS TH cao hơn, nhưng vẫn dưới sự hướng dẫn và quản lý của GV, HS được giao nhiệm vụ, phải tự lực nghiên cứu vấn đề, thảo luận cùng bạn bè và được trao đổi trực tiếp với GV để xây dựng kiến thức mới. Với mức độ này sẽ giúp HS đạt được hiệu quả cao trong học tập, phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập nói chung và học tập bộ môn nói riêng.
– Mức độ 3: HS TH một phần nội dung kiến thức liên quan đến bài học mới thông qua trang E-Learning, GV tổ chức DH giáp mặt những nội dung còn lại của bài học
Ở mức độ này, giai đoạn chuẩn bị, bên cạnh việc GV thiết kế, đóng gói và truyền tải nội dung học tập, tạo diễn đàn, hướng dẫn HS TH trên mạng thì HS cũng tham gia vào việc tìm kiếm tài liệu trực tuyến và TH nội dung bài học mới thông qua TH trên hệ thống. Giai đoạn tổ chức DH, GV giải đáp trực tiếp những thắc mắc, những vướng mắc của HS trong quá trình học trực tuyến ở lớp học truyền thống. Việc TH này sẽ phát huy những ưu điểm của DH giáp mặt và DH trực tuyến mang lại. HS được nâng cao tính làm việc độc lập, tự giác và tích cực khám phá nghiên cứu trong quá trình tiếp thu kiến thức.
– Mức độ 4: DH trực tuyến hoàn toàn, DH giáp mặt hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho HS
Ở mức độ này, toàn bộ nội dung, chương trình học tập được đưa lên hệ thống ELearning, GV yêu cầu bắt buộc HS phải tham gia TH một đơn vị kiến thức nào đó trên mạng liên quan trực tiếp đến bài học đang giảng dạy để giúp giảm tải việc tiếp thu kiến thức trên lớp. HS tham gia khóa học bằng cách đăng kí qua mạng và quá trình TH diễn ra hoàn toàn trên mạng. Đây là mức độ TH ở mức cao của người học theo B-Learning, một số module kiến thức không nhất thiết GV phải dạy trực tiếp
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]