SKKN Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
- Mã tài liệu: MP0459 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 770 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.“ triển khai các biện pháp như sau:
Các biện pháp tổ chức hoạt động nhận thức nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh:
Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập chúng ta cần phải chú ý đến một số biện pháp như:
– Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển cua trẻ.
– Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh.
– Khai thác và phối hợp các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Người ta cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ của bộ não. Con người đang đứng trước kỉ nguyên của trí tuệ, của sự sáng tạo với sức mạnh tiềm tàng của bộ não gần như vô hạn.
Hai bán cầu đại não của con người có chức năng đặc trưng rất khác nhau. Bán cầu não trái thiên về khả năng lôgic khoa học như từ vựng, tư duy lôgic, xử lí dữ liệu, thứ tự, tuyến tính, khả năng phân tích. Trong khi đó bán cầu não phải thiên về tiết tấu, tri thức không gian, tư duy tưởng tượng, mơ mộng, màu sắc, ý thức chỉnh thể, do vậy não phải thiên về các hoạt động nghệ thuật, sáng tạo, tình cảm.
Hiện nay, phương pháp dạy học trong các trường phổ thông của nước ta phần lớp làm cho não trái của học sinh phát triển hơn não phải. Não phải thường ít được dùng đến trong khi tiềm năng tư duy của não phải không thua kém, thậm chí còn vượt trội hơn so với não trái nếu tìm được quy luật làm việc của nó.
Các công cụ tư duy giúp bộ não tư duy toàn diện và khai thác được tiềm năng của não phải. Sử dụng các công cụ tư duy trong giảng dạy và học tập ở nhà trường phổ thông giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương… một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng, tiết kiệm thời gian học tập và nhớ lâu hơn.
Là một giáo viên Vật lí để giúp học sinh khai phá toàn bộ sức mạnh tư duy sáng tạo của hai bán cầu não đặc biệt là bán cầu não phải và hình thành tư duy tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Tôi chọn đề tài: Sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
2. Mục tiêu đề tài
– Qua đề tài nghiên cứu này bản thân tôi luôn mong muốn góp một ý kiến nhỏ vào việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học môn Vật lí, với mong muốn phát huy tối đa tính ưu việt của việc sử dụng các công cụ tư duy ở bộ môn mình giảng dạy.
– Sử dụng các công cụ tư duy hệ thống hóa kiến thức, các dạng bài tập trong từng bài, chủ đề của chương “Dòng điện không đổi” và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh.
– Rèn luyện cho học sinh tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong nhận thức vật lý và tạo niềm tin, hứng thú, say mê việc sử dụng các công cụ tư duy trong học tập và trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Hoạt động dạy và học chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11 ban cơ bản có sử sụng các công cụ tư duy.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng các công cụ tư duy trong quá trình dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh.
– Nghiên cứu nội dung chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản.
– Xây dựng các sơ đồ hệ thống kiến thức, bài tập chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản
– Thiết kế một số tiến trình dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản với việc sử dụng các công cụ tư duy.
– Thực nghiệm sư phạm.
6. Đóng góp của đề tài
– Làm rõ cơ sở lí luận việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh.
– Đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí.
– Xây dựng các sơ đồ hệ thống kiến thức, bài tập chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản.
– Thiết kế một số tiến trình dạy học chương Dòng điện không đổi vật lí 11 ban cơ bản với việc sử dụng các công cụ tư duy.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận việc sử dụng các công cụ tư duy trong dạy học vật lí.
1.1 Công cụ tư duy
1.1.1 Khái niệm
– Công Cụ Tư Duy là hệ thống các cấu trúc, sơ đồ, bảng biểu sử dụng yếu tố hình ảnh một cách có chủ đích để mô tả đúng loại tư duy và bản chất liên hệ giữa các đối tượng thông tin, kiến thức, ….Giúp cho quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn, dễ dàng hơn, và tăng cường sự hứng thú trong học tập, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
– Công cụ tư duy sử dụng trong đề tài này là bộ công cụ tư duy Thinking Tools
do Giáo sư người Nhật Bản Haruo Kurokami đưa ra.
1.1.2 Phân loại
Tùy theo mục đích sử dụng, Công Cụ Tư Duy Thinking Tools được chia thành ba nhóm: Sơ đồ hình ảnh; Sơ đồ logic; và Sơ đồ thuyết minh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]