SKKN Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để dạy học chủ đề Các lực cơ học Vật lí 10 tại một số trường THPT
- Mã tài liệu: MP0456 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 802 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 76 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Bảo Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để dạy học chủ đề Các lực cơ học Vật lí 10 tại một số trường THPT thuộc huyện Thanh Chương“ triển khai các biện pháp như sau:
Vận dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề “Các lực cơ học” Vật lí 10
1. Hình thành ý tưởng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
2. Lập kế hoạch dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học chủ đề “Các lực cơ học” Vật lí 10.
3. Các bước HS tham gia học tập chủ để “Các lực cơ học” theo môn hình lớp học đảo ngược.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong tình hình, bối cảnh giáo dục hiện nay, yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy học là rất cấp thiết. Nó đặt ra cho các chuyên gia, các nhà giáo dục và đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải luôn quan tâm, nhiên cứu và tìm hiểu. Chúng ta thấy rằng trong mô hình lớp học truyền thống để đảm bảo đạt các mục tiêu của bài học về chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng như phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh thì thời gian trực tiếp ở trên lớp là không đủ. Hơn nữa còn có các hoạt động luyện tập, củng cố, mở rộng các kiến thức đã học lại càng làm cho các tiết học trở nên quá tải.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực thì việc dạy học ứng dụng kết hợp công nghệ thông tin đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở mọi cấp học. Làm cho người học trở nên chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức kĩ năng, từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực cần có. Dựa trên cơ sở đó đưa ra các nghiên cứu, tìm hiểu tóm tắt bài học mới. Thực hiện các nhiệm vụ dựa trên sự hiểu của người học. Từ những phương thức này đã phát triển nên mô hình “lớp học đảo ngược” được ứng dụng trong việc dạy học trong các trường phổ thông.
Từ cuối năm 2019, thế giới đánh dấu sự ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện bởi dịch bệnh khi Covid-19 lây lan khắp toàn cầu. Dịch bệnh tác động đến mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trong đó có hoạt động giáo dục trong các nhà trường. Ở một số địa phương trong cả nước một số trường học tạm thời phải đóng cửa, nhưng thực hiện chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo với quan điểm HS tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học. Các nhà trường đã chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến cho HS. Đối với tỉnh Nghệ An cũng nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, việc dạy học theo hình thức này nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, giáo viên và HS cũng gặp nhiều khó khăn.
Với mong muốn góp phần khắc phục các khó khăn trên. Bằng các nghiên cứu cũng như những trải nghiệm thực tế trong quá trình dạy học của mình, chúng tôi tập trung tìm hiểu và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong tổ chức dạy học trực tuyến cũng như trực tiếp. Từ đó từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học cũng như bổ sung vào lí luận về phương pháp dạy học.
Đây là những lí do chính mà chúng tôi lựa chọn đề tài : Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để dạy học chủ đề “Các lực cơ học” Vật lí 10 tại một số trường THPT thuộc huyện Thanh Chương
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí thuyết
2.1.1. Khái niệm mô hình lớp học đảo ngược.
Mô hình lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới lấy người học làm trung tâm, trong đó giáo viên cung cấp nội dung học tập cho người học trước khi lên lớp. Nó là mô hình truyền đạt trong đó các nội dung bài giảng và bài tập về nhà được đảo ngược cho nhau. Học sinh xem nghiên cứu nội dung các bài giảng trước buổi học, còn thời gian trên lớp dành cho các bài tập luyện tập, vận dụng. Học sinh có thể trao đổi các thắc mắc về nộ dung bài học đồng thời giáo viên kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức của học sinh.
2.1.2. Đặc trưng cơ bản của mô hình lớp học đảo ngược.
Mô hình lớp học đảo ngược có đặc trưng là dành nhiều thời gian để HS có thể làm chủ các kỹ năng, thông qua các dự án và công tác thảo luận.
Điểm mạnh của việc này là nó khuyến khích HS cùng nhau thảo luận và học tập các khái niệm, dưới sự dẫn dắt bài học của GV. Thông qua việc làm chủ quá trình học tập của bản thân, HS có thể sở hữu những kiến thức đã đạt được chứ không chỉ học thuộc lòng một dạng kiến thức suông, từ đó, tạo sự tự tin với những kiến thức đã tiếp tục.
2.1.3. Mục tiêu dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
Lớp học đảo ngược, với mục tiêu chính là tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS bằng cách đảo ngược mô hình truyền thống của lớp học và dành thời gian cho HS hiểu chứ không chỉ thuyết giảng để HS lắng nghe, là một phong cách học tập có rất nhiều lợi thế tiềm năng.
Trong lớp học đảo ngược, GV đóng vai trò là người điều tiết hỗ trợ, đưa ra các tình huống có vấn đề để hướng dẫn người học giải quyết từ đó, tiết kiệm thời gian và tạo cơ hội phát triển tư duy cho HS. Việc tổ chức dạy học áp dụng theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho hiệu quả của hoạt động này tốt hơn. HS hứng thú và chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn cho mình được nhiều kỹ năng; GV dành được nhiều thời gian trên lớp học (khi giảng dạy theo thời gian thực) để trao đổi, kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của HS cũng như có điều kiện để khai thác, mở rộng vấn đề cần nghiên cứu đồng thời là cơ hội rất tốt để GV giúp HS học bồi dưỡng năng lực tự học của mình với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
2.1.4. Các giai đoạn của dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
– Chuẩn bị chọn bài học, chủ đề có nộ dung phù hợp để thực hiện ở lớp học đảo ngược. vạch ra các mục tiêu, nội dung chính của cảu kế hoạch.
– Soạn các yêu cầu về nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài học, chủ đề.
– Chuyển, gửi các nội dung đã xây dựng cho học sinh thông qua các kênh trao đổi thảo luận thông tin như nhóm Zalo, nhóm mesenger hoặc padlet để đảm bảo rằng tất cả các học sinh đều được tiếp cận và nghiên cứu trước.
– Học sinh sẽ có thời gian để nghiên cứu, thảo luận với nhau về các nội dung mà giáo viên đã chuyển trước khi lên lớp.
– Giáo viên phân công, chia lớp học thành các nhóm từ 4 đến 6 học sinh, cử nhóm trưởng, thư kí từng nhóm. Dưới sự chủ trì của nhóm trưởng, các nhóm sẽ thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên đã đặt ra.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]