SKKN Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp chuyển đổi số dạy học nội dung “động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng” vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Mã tài liệu: MP0579 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 928 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 91 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Duy Trinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 91 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Duy Trinh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp chuyển đổi số dạy học nội dung “động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng” vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới.“ triển khai các biện pháp như sau:
– Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động dạy và học
– Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thông qua phiếu học tập và trợ giúp của công nghệ số
– Báo cáo ngẫu nhiên các hoạt động đã tìm hiểu ở nhà, thảo luận, chốt vấn đề ở trên lớp
– Nâng cao năng lực số của GV, phương pháp sử dụng một số phần mềm hỗ trợ học tập
– Sử dụng các phần mềm tương tác Quizzi, Game online, Padlet,…tăng húng thú, nâng cao hiệu quả giờ học
– Sử dụng phần mềm kiểm tra đánh Azota
– Sử dụng thí nghiệm ảo PHET
– Kiểm chứng lí thuyết bằng thực nghiệm (làm thí nghiệm)
– Vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề trong thực tiễn
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động và đạt hiệu quả. Từ mô hình lớp học tập trung đã dần chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đễ hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người.
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với giáo viên, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều giáo viên sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ giáo viên sử dụng mà quan trọng hơn là học sinh: Học sinh là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên là người định hướng, tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập.
Từ năm học này 2022-2023 bậc THPT áp dụng chương trình sách giáo khoa mới vào dạy học, để thực hiện thành công mục tiêu của chương trình mới đòi hỏi giáo viên phải thực sự đổi mới phương pháp dạy và học . Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Mô hình lớp học đảo ngược là mô hình học tập chủ động, trong đó học sinh làm việc ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thời gian trên lớp dùng để báo cáo, thảo luận và tháo gỡ những vướng mắc còn gặp phải. Nhờ sử dụng công nghệ số học sinh có thể tự học, trao đổi với nhau và với giáo viên, đồng thời giáo viên cũng sẽ kiểm tra được tiến trình làm việc ở nhà, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược, kết hợp chuyển đối số trong xu thế hiện nay rất phù hợp để dạy học phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh nhất là khả năng tự học, tìm kiếm và xử lí thông tin, nhằm đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục 2018 nói chung và môn vật lí nói riêng.
Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy sử dụng mô hình lớp học đảo ngược, kết hợp với công nghệ số vào giảng dạy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, đáp ứng được mục đích và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để làm rõ điều đó tôi chọn đề tài: “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp chuyển đổi số dạy học nội dung: Động năng, thế năng, định luật bảo toàn cơ năng – vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”. Các kiến thức trong bài Động năng, thế năng, cơ năng là những kiến thức rất quan trọng nằm trong chương trình vật lí 10 chương trình phổ thông mới, bài học cũng gắn liền với các kiến thức trong thực tiễn, tuy nhiên năm đầu triển khai dạy học cũng rất nhiều thầy cô gặp không ít khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Mong rằng đề tài sẽ là một nguồn tham khảo tốt cho đồng nghiệp khi thực hiện dạy học chương trình mới.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
– Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
– Làm rõ cơ sở lý luận về một số nội dung chính liên quan đến dạy học định hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
+ Điều tra thực trạng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số trong giáo viên và chuyển đổi số trong học sinh ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
+ Thiết kế hoàn chỉnh kế hoạch dạy học bài Động năng, thế năng và bài Cơ năng, định luật bảo toàn cơ năng sách Vật lí 10 bộ kết nối tri thức sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để dạy học phát triển năng lực học sinh, vận dụng công nghệ số để lan tỏa các phương pháp dạy học tích cực cho giáo viên bộ môn vật lí nói riêng và giáo viên các môn nói chung, từ đó vận dụng cho nhiều bài học khác đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện ở các lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh và các trường THPT trong tỉnh Nghệ An.
b. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên đối tượng là giáo viên và học sinh Trường THPT Nguyễn Duy Trinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
– Phương pháp khảo sát thực tiễn
– Phương pháp thống kê toán học
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
1. Lí thuyết về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
1.1. Khái niệm về lớp học đảo ngược
Lớp học đảo ngược có tên tiếng Anh là Flipped Classroom, là mô hình học tập phổ biến ở Mỹ. Hiện nay do tính ưu việt của nó nên đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Đây là hình thức lớp học được tổ chức theo cách bài mới được học sinh nghiên cứu trước ở nhà bằng các thí nghiệm, video quay sẵn, tài liệu do giáo viên cung cấp, cùng thảo luận một nội dung học tập nào đó theo định hướng của giáo viên. Thời gian trên lớp sẽ dành để thực hành, thảo luận những thắc mắc và đi đến kết luận chung. Ngày nay dạy học không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn cần dạy cho học sinh cách học, cách làm việc, cùng chung sống, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin những việc này trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Hình thức dạy học đảo ngược giúp học sinh học tập tự chủ ở nhà, trên lớp giáo viên có nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh thực hành, rèn luyện kĩ năng thuyết trình, giao tiếp của học sinh.
1.2. Những yếu tố chủ yếu của lớp học đảo ngược bao gồm:
– Môi trường linh hoạt: bài giảng được đưa lên Internet cho phép HS truy cập, tự học ở nhà nên GV có thể tận dụng tối đa thời gian ở lớp tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu độc lập. HS có thể tự chọn không gian, địa điểm và học tập theo tốc độ riêng của mình.
– Học tập nhân văn: DH theo định hướng lấy HS làm trung tâm. HS phải có trách nhiệm học tập và tích cực hoạt động để tự tìm lấy kiến thức. Trong các hoạt động tương tác với bạn học, HS có thể mở rộng, khám phá sâu hơn về chủ đề bài học đồng thời có cơ hội trao đổi 1:1 với GV khi có vấn đề thắc mắc.
– Nội dung có chủ ý : GV cung cấp các học liệu cần thiết, theo định dạng phù hợp cho HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Khi đến lớp HS có đủ kiến thức nền để tham gia, học tập hợp tác với bạn học, mở rộng, đào sâu kiến thức.
– Chuyên gia giáo dục: GV đóng vai trò rất quan trọng trong một lớp học đảo ngược: quan sát, đánh giá, cung cấp hỗ trợ, phản hồi kịp thời trong suốt thời gian lên lớp thay vì chỉ thuyết giảng đơn thuần. GV chỉ thành công khi tạo ra được kết nối tốt với từng cá nhân HS và bao quát, kiểm soát toàn bộ hoạt động trong lớp theo chủ đích. Như vậy, lớp học đảo ngược là một hình thức dạy học hỗ trợ cho lớp học. Giờ học ở lớp dùng để tổ chức cho HS thực hiện dự án, hợp tác, làm việc nhóm,…giúp hiểu sâu hơn nội dung bài giảng, bồi dưỡng và rèn luyện các năng lực tự học. GV có thêm thời gian tìm hiểu thực trạng học tập của HS mà kịp thời trao đổi, hỗ trợ, giúp HS nắm vững kiến thức theo đúng tốc độ tiếp thu riêng.
Tôi xác định lớp học đảo ngược bao gồm hai thành phần: các hoạt động học tập nhóm tương tác bên trong lớp học và các hướng dẫn cá nhân thông qua máy tính, điện thoại có nối mạng bên ngoài lớp học (các học liệu, bài giảng, trao đổi qua tin nhắn nhóm lớp… )
1.3. Ưu và nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược
Ưu điểm:
– GV có nhiều thời gian để theo dõi quan sát hoạt động của HS, có điều kiện tập trung cho nhiều đối tượng HS khác nhau.
– HS có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình, chủ động, tự chủ học tập.
– Tăng cường khả năng tương tác, tương tác ngang hàng giữa các HS với nhau.
– HS có nhiều cơ hội học tập và trao đổi với giáo viên cũng như bạn bè.
– HS tiếp thu tốt hơn có thể được chuyển tiếp đến các chương trình học cao hơn mà không ảnh hưởng gì đến các bạn còn lại.
– Phụ huynh có nhiều cơ hội hỗ trợ cho HS chuẩn bị bài tốt hơn trong thời gian tự học ở nhà.
Hạn chế
– Không phải mọi HS đều có đủ điều kiện về máy vi tính và kết nối Internet để tự học trực tuyến.
– Việc tiếp cận với nguồn học liệu có thể khó khăn với một số em chưa có kĩ năng về CNTT và mạng Internet. Tốc độ mạng không phải lúc nào cũng ổn định để thuận lợi khi học tập.
– Để kích thích và tạo động lực cho HS thì GV phải có kiến thức về CNTT ở một mức độ nhất định, phải đầu tư thời gian và công nghệ lớn.
– Hiệu quả mô hình phụ thuộc vào ý thức và thái độ học tập của học sinh.
– Việc chuẩn bị bài ở nhà cũng mất khá nhiều thời gian và công sức, nên GV chỉ nên giao cho các em những việc cơ bản, không quá mất nhiều thời gian để giành thời gian học tập các môn học khác.
Những phân tích trên có thể cho thấy chỉ phù hợp với một số bài học chứ không thể áp dụng đại trà, chỉ thành công khi có các phương tiện học tập phù hợp.
Ngoài ra, vai trò của GV trong việc thiết kế, điều hướng, hỗ trợ HS trong các hoạt động nhóm trên lớp cũng rất quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình.
2. Một số vấn đề chung về dạy học phát triển năng lực khi thực hiện chương trình phổ thông mới.
2.1. Khái niệm dạy học định hướng phát triển năng lực.
Dạy học định hướng phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.
Trong dạy học đinh hướng phát triển năng lực việc lựa chọn phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là vô cùng quan trọng.
2.2. Những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh.
Về phẩm chất
Theo Chương trình GDPT 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các biểu hiện về phẩm chất cần đạt của HS cấp THPT là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Về năng lực
Cũng theo chương trình GDPT 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT yêu cầu phát triển 10 năng lực, 10 năng lực đó được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Nhóm năng lực chung:
– Tự chủ và tự học.
– Giao tiếp và hợp tác.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Nhóm năng lực đặc thù trong môn vật lí
Nhận thức Vật lí
– Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.
– Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
– Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
– So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau.
– Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình.
– Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
– Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
– Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
– Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
– Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
– Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
– Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
– Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề; biểu hiện cụ thể là:
– Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn.
– Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
– Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới.
– Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững.
3. Lí thuyết chuyển đổi số và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay.
3.1. Khái niệm về chuyển đổi số và năng lực số.
Chuyển đổi số được hiểu ngắn gọn là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực.
Trong lĩnh vực giáo dục chuyển đổi số tập trung vào hai nội dung chính: chuyển đổi số trong quản lí giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá. Trong đề tài này tôi tập trung vào nội dung dạy, học và kiểm tra, đánh giá nhằm khai thác kho học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), các thí nghiệm ảo, video, các phần mềm hỗ trợ học tập: quizziz, zalo…. Để nâng cao hiệu quả dạy và học cũng như định hướng cho học sinh sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn.
Theo Stergioulas 2006, năng lực số là nhận thức, thái độ và khả năng của cá nhân trong việc sử dụng hợp lý các công cụ và phương tiện kỹ thuật số để xác định, tiếp cận, quản lý, tích hợp, đánh giá, phân tích và tổng hợp tài nguyên số, xây dựng kiến thức mới, tạo ra các hình thức truyền thông và giao tiếp với người khác trong các tình huống đời sống cụ thể nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xã hội mang tính xây dựng và suy ngẫm về quy trình này.
3.2. Khung năng lực số của UNESCO dành cho học sinh và giáo viên
a. Khung năng lực số của UNESCO dành cho học sinh
1). Sử dụng các thiết bị kỹ thuật số:
HS sử dụng phần mền và phần cứng các thiết bị số rất thành thạo. Ví dụ: – Sử dụng được một số chức năng cơ bản: Laptop, Ipad, Smartphone…
– Sử dụng được các phần mềm của laptop, tivi điện thoại thông minh. 2). Kĩ năng về thông tin và dữ liệu:
HS đã biết tìm kiếm, xử lý các thông tin và xác định được một số trang mạng chính thống để tìm kiếm các thông tin xác thực.
3). Giao tiếp và Hợp tác:
HS giao tiếp hợp tác với nhau trong nhóm tổ, nhóm lớp được lập lên thông qua các trang mạng xã hội, phần mền học như zoom, google meating,…
4). Tạo sản phẩm số:
HS đã biết tạo những sản phẩm số như bài Powerpoint để báo cáo, quay phim tiểu phẩm do các HS tự đóng hoặc sử dụng điện thoại và các thiết bị khác chụp ảnh, quay phim là tư liệu cho bài học….
5). An toàn kĩ thuật số:
HS đã biết đảm bảo An toàn kĩ thuật số trên các trang mạng xã hội mà các em tham gia tuy nhiên vẫn cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên, gia đình để giáo hướng dẫn các em đảm bảo an toàn tốt hơn cho HS.
6).Giải quyết vấn đề.
7). Năng lực định hướng nghề nghiệp liên quan.
b. Khung năng lực số của UNESCO dành cho giáo viên
Khung NLS đối với giáo viên của UNESCO bao gồm 6 miền năng lực; (i) ICT trong giáo dục (Hiểu CNTT-TT trong chính sách giáo dục); (ii) Chương trình, kiểm tra đánh giá; (iii) Phương pháp sư phạm ; (iv) Ứng dụng kĩ năng số ; (v) Tổ chức và quản lí; (vi) Phát triển chuyên môn và 3 mức độ (i) Chiếm lĩnh Tri thức; (ii) Đào sâu Tri thức; (iii) Sáng tạo tri thức .
3.3. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục hiện đại.
Chuyển đổi số trong giáo dục hiện đại là vô cùng quan trọng. Gia đình, xã hội, các tổ chức giáo dục và các thầy cô giáo sẽ giúp các em học sinh:
– Tiếp cận công nghệ, biết sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông để khai thác thông tin, tài liệu phục vụ học tập, phục vụ cuộc sống.
– Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
– Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
– Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
– Hợp tác trong môi trường số.
– Khả năng sáng tạo và đổi mới sáng tạo.
– Không giới hạn về khả năng truy cập tài liệu, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
4. Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược kết hợp chuyển đổi số là lựa chọn phù hợp để dạy học phát triển năng lực học sinh.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên ta thấy rằng mô hình lớp học đảo ngược mang lại hiệu quả cao vì học sinh đã được tìm hiểu trước một số kiến thức ở mức thấp ở nhà, để điều này đạt hiệu quả nhất thiết phải có sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Học sinh cần có năng lực số để khai thác kho học liệu và tài nguyên số, cũng như sử dụng internet một cách an toàn, biết trao đổi hợp tác với bạn để tìm ra kiến thức cũng như tạo ra sản phẩm (bài báo cáo, sản phẩm học tập…). Giáo viên cũng cần chuyển đổi số để kết nối với học sinh, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn mà các em gặp phải. Đồng thời kiểm tra tiến trình học tập của các em ở nhà, cũng như có năng lực để tạo ra những giải pháp có hiệu quả nâng cao chất lượng giảng dạy, gây tò mò hứng khởi cho học sinh trong các tiết học.
Thông qua sự kết hợp này học sinh sẽ được phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang hướng đến.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng chung về dạy học định hướng phát triển năng lực trong các trường THPT.
Dạy học phát triển năng lực học sinh mang ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của học sinh, không chỉ rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, phát huy sự chủ động sáng tạo của học sinh, tăng khả năng giao tiếp… Tuy nhiên khi triển khai dạy học ở trường THPT vẫn chưa được đồng bộ, nguyên nhân từ nhiều phía trong đó giáo viên đóng vai trò then chốt. Vẫn còn tình trạng giáo viên ngại thay đổi, không chịu khó học hỏi các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giáo viên cũng gặp các khó khăn khi tổ chức học theo định hướng phát triển năng lực như sĩ số lớp quá đông, chương trình nặng, chưa biết cách tổ chức định hướng cho học sinh tự học. Tuy nhiên những khó khăn này hoàn toàn có thể khắc phục được, và nếu làm tốt thì giáo viên khi lên lớp còn khoẻ hơn dạy học theo phương thức truyền thống.
Hiện nay, dạy học định hướng phát triển năng lực đã được phần lớn giáo viên áp dụng, tuy nhiên thường chỉ áp dụng trong các tiết dạy thao giảng, dạy thi giáo viên giỏi các cấp, một số ít GV áp dụng trong các tiết dạy bình thường.
Như vậy, có thể thấy phần lớn giáo viên đã tiếp cận dạy học định hướng phát triển năng lực, tuy nhiên chưa nhiều ở các tiết dạy. Và các tiết dạy này cũng chưa tích cực đổi mới phương pháp, hầu như chỉ xoay quanh hoạt động nhóm truyền thống, đó là nhóm thảo luận, đại diện tốt nhất của nhóm lên thuyết trình mà chưa tìm cách để bất kì thành viên nào trong nhóm cũng hiểu được bài.
2. Thực trạng về ứng dụng chuyển đổi số trong các nhà trường THPT hiện nay.
2.1. Thực trạng về chuyển đổi số trong dạy học ở giáo viên THPT
Để có số liệu cụ thể về việc chuyển đổi số trong giáo viên ở trường tôi đang công tác, tôi đã làm một thống kê về việc có sử dụng hay không các thiết bị số, và các phần
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]