SKKN Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn hóa học lớp 12
- Mã tài liệu: MP0677 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 478 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 51 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2021-2022 |
Đề tài xây dựng được, sắp xếp thiết kế rất đa dạng phong phú với nhiều kênh hình, chữ, của bài giảng thông qua phần mềm iSpring Suite kết hợp chuyển văn bản thành giọng nói của Viettel AI để thiết kế E-Learning ôn tập trọn ven một chương, một chuyên đề. Từ đó thiết kế một bài giảng E-Learning để ôn tập chương “Đại cương về kim loại” của chương trình hóa học lớp 12 góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học và năng lực số cho học sinh THPT – một trong những năng lực cốt lõi và tất yếu cần được bồi dưỡng và phát triển cho học sinh trong công nghệ dạy học 4.0.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
– Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động hóa người học.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa Học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS nhằm khơi dậy và phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, hình thành cho HS năng lực tự học, tư duy tích cực độc lập sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
– Xuất phát từ mục tiêu của dạy học trực tuyến tại Thông tư 09/2021/TT- BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các công văn chỉ đạo về xây dựng nội dung, hình thức dạy học trong điều kiện dạy và học trực tuyến nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.
Tại điều 3 của thông tư 09/2021/TT-BGDĐT nêu rõ mục tiêu như sau:
1. Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
2. Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
3. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc chuyển đổi số và dạy học trực tuyến là một trong những hình thức tổ chức dạy học tuy mới nhưng là tất yếu trong giai đoạn phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay.
– Xuất phát từ thực trạng xây dựng và sử dụng học liệu dạy học trực tuyến trên nền tảng lms.vnEdu.vn tại các trường Phổ thông trên địa Thành thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung.
Thông qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi xác định được là hầu hết học liệu của giáo viên các trường đưa lên hệ thống quản lí dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn hiện nay đều chỉ là những học liệu thô như: video (đường link), bài giảng PowerPoint hay hệ thống bài tập giao nhiệm vụ rời rạc. Với các dạng học liệu như vậy đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho người học, đồng thời hệ thống LMS rất khó quản lí tiến trình học tập nghiêm túc của học sinh được.
– Xuất phát từ vai trò của bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến và phong trào thiết kế, sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến của bộ môn Hóa Học nói riêng, của giáo viên THPT nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An và phong trào tham gia cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning do Bộ GD&ĐT tổ chức của giáo viên phổ thông tỉnh Nghệ An.
Hệ thống giáo dục trực tuyến E-Learning là phương pháp học với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Hình thức này hấp dẫn người học bởi các tài liệu được thiết kế sinh động hơn thông qua hệ thống hình ảnh và video và bài tập tương tác để người học có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua quá trình tự học tập. Người dạy và người học có thể tương tác, trao đổi, tham khảo tài liệu học mà không cần đến gặp trực tiếp. Lượng kiến thức cũng được dễ dàng truyền tải và tiếp thu một cách nhanh chóng.
Cũng ngay chính trên hệ thống bài giảng E-Learning luôn có các điều kiện yêu cầu học tập để ràng buộc người học phải hoàn thành đủ yêu cầu của bài giảng mới được ghi nhận kết quả học tập. Thông qua điều kiện hoàn thành đó sẽ tạo ra động lực vô cùng to lớn và kích thích người học luôn có nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức, tự kiểm tra đánh giá để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách chủ động.
Xuất phát từ những lí do trên, thông qua quá trình nghiên cứu ưu điểm của các phần mềm hỗ trợ, thông qua thực nghiệm thực tiễn tôi quyết định chọn đề tài: “Thiết kế bài giảng E-learning chương Đại cương về kim loại giúp học sinh tự ôn tập có hiệu quả trong dạy học môn hóa học lớp 12”
2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài
– Mục tiêu của đề tài: đề tài
+ Lựa chọn một số nội dung của chương để thiết kế bài giảng E-Learning trên nền tảng tích hợp giữa phần mềm iSpring Suite trong Office PowerPoint và các phần mềm bổ trợ khác.
+ Xây dựng quy trình xây dựng một bài giảng E-Learning dựa trên nền tảng chính là bài giảng PowerPoint có sẵn được tích hợp với phần mềm iSpring Suite và Viettel AI hiệu quả nhất.
+ Thiết kế một số bài giảng E-Learning thuộc môn Hóa Học 12 để áp dụng dạy học trực tuyến trong các thời điểm dạy học ứng phó với đại dịch Covid-19 nhằm bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học cho học sinh.
– Phương pháp nghiên cứu của đê tài: đề tài vận dụng 4 phương pháp nghiên cứu thường quy là:
+ Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận về phát triển năng lực tự học và năng lực số cho học sinh trong dạy học trực tuyến bằng bài giảng E-Learning.
+ Phương pháp điều tra về thực trạng sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến và sử dụng các phần mềm để biên soạn bài giảng E-learning của giáo viên trên địa bàn Thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung.
+ Phương pháp chuyên gia thông qua việc tham vấn đồng nghiệp có kinh nghiệm, các giảng viên phương pháp dạy học bộ môn nhằm tranh thủ tiếp thu kiến thức lí luận, kĩ thuật biên soạn bài giảng E-Learning hiệu quả.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá một cách khách quan các nội dung, giải pháp của đề tài đưa ra, thống kê và xử lí số liệu để rút ra kết luận về mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học và năng lực số cho học sinh thông qua các bài bài giảng E-Learning.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đề tài xây dựng được, sắp xếp thiết kế rất đa dạng phong phú với nhiều kênh hình, chữ, của bài giảng thông qua phần mềm iSpring Suite kết hợp chuyển văn bản thành giọng nói của Viettel AI để thiết kế E-Learning ôn tập trọn ven một chương, một chuyên đề. Từ đó thiết kế một bài giảng E-Learning để ôn tập chương “Đại cương về kim loại” của chương trình hóa học lớp 12 góp phần bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học và năng lực số cho học sinh THPT – một trong những năng lực cốt lõi và tất yếu cần được bồi dưỡng và phát triển cho học sinh trong công nghệ dạy học 4.0.
4. Kế hoạch thực hiện đề tài
TT Hoạt động Sản phẩm Thời gian
1 Nghiên cứu cơ sở lý luận Cơ sở lý luận 7/2020 đến 3/2021
2 Điều tra thực trạng nhu cầu sư dụng bài giảng E-Learning trong dạy học trực tuyến ở trường trung học phổ thông Cơ sở thực tiễn 8/2020 đến 10/2021
3 Xây dựng, sắp xếp các nội dung để đưa lên bài giảng E-Learning trên nền tảng PowerPoint tích hợp iSpring Suite và Viettel AI. Bài giảng E- Learning ôn tập để đưa lên hệ thống dạy học trực tuyến lms.vnEdu.vn. 9/2020 đến 12/2021
4 Thực nghiệm sư phạm Kết quả thực nghiệm 11/2020 đến 12/2021
5 Viết đề tài và tham vấn đồng nghiệp, chuyên gia Đề tài SKKK 01/2022 đến 2/2022
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược vấn đề nghiên cứu
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích tụ” dần dần các yếu tố của phẩm chất, năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung.
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định các phẩm chất chủ yếu cần hình thành và phát triển cho HS phổ thông bao gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc, mĩ thuật, thể thao, …
Để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động dạy học cần quan tâm đến cá nhân mỗi HS, bao gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi HS, … để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi HS. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học cần đảm bảo 6 nguyên tắc sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]