SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương”Động học “- Vật lý 10
- Mã tài liệu: MP0523 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 357 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương”Động học “- Vật lý 10” triển khai các biện pháp như sau:
Bước 1. Xác định nội dung, mục tiêu kiến thức cần dạy theo đúng quy định của chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình.
Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học là sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh.
Bước 3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều tra thực tiễn NLGQVĐ của học sinh và khả năng sử dụng bài tập có nội dung thực tiễn trong quá trình học tập.
Bước 4. Xây dựng và biên tập hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn theo mục tiêu dạy học.
Bước 5. Lập kế hoạch sử dụng các bài tập có nội dung thực tiễn đã soạn thảo trong dạy học vật lí.
Bước 6. Thiết kế các tiến trình dạy học có sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn đã soạn thảo nhằm bồi dưỡng NLGQVĐ của học sinh.
Bước 7. Triển khai dạy học theo các tiến trình dạy học đã thiết kế.
Bước 8. Đánh giá kết quả hoạt động dạy học, điều chỉnh, cải thiện lại hệ thống bài tập có nội dung thực tiễn nếu cần thiết. Đề xuất các phương án nhằm nâng cao và phát triển NLGQVĐ của học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại 4.0, trong thời đại đòi hỏi cao về trí thức và năng lực con người. Mục tiêu giáo dục luôn gắn liền với mục tiêu phát triển xã hội. Xã hội càng phát triển người ta càng trông đợi và đòi hỏi giáo dục phải làm thế nào để phát triển con người toàn diện. Người học có năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo,tính tự chủ và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề… Chuẩn bị cho người học có tiềm năng tốt nhất để đương đầu, thích ứng và phát triển không ngừng trước thực tiễn luôn biến động.
Để đáp ứng yêu cầu về người học thì việc dạy học phải gắn lí luận với thực tiễn. Thực tiễn không những là cơ sở đề khẳng định nhận thức chân lí, mà còn là động lực và mục đích của nhận thức vì nhận thức xuất phát từ thực tiễn rồi cuối cùng trả về thực tiễn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của triết học Mác – Lênin. Việc hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh phải gắn các hoạt động trí tuệ với khả năng giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Trong nhà trường phổ thông, môn vật lí là một môn khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất và đời sống; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục đòi hỏi một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học vật lí là phải làm cho học sinh có ý thức biết vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống, từ đó hình thành năng lực giải quyết vấn đề(NLGQVĐ). Học sinh tìm tòi và phát hiện các tình huống có thể vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao chất lượng sống.
Trong chương trình các sách giáo khoa,sách bài tập vật lý 10 hiện nay chú trọng rất nhiều đến tính ứng dụng,gắn kết vật lý với thực tiễn và hầu hết các giáo viên dạy học chủ yếu dựa vào sách giáo khoa,sách bài tập,sách tham khảo này để dạy học.Điều này làm giảm tính sáng tạo của giáo viên đồng thời các bài tập này không gắn liền với địa phương,không thân thuộc với học sinh,làm học sinh khó hình dung và không hứng thú,học sinh lúng túng khi phải vận dụng hoặc lựa chọn những kiến thức vật lí vào giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn đời sống của chính mỗi người.
Chương “Động học” có một vai trò quan trọngtrong chương trình vật lí trung học phổ thông. Nội dung của chương hầu hết xuất phát từ nhu cầu nhận thức trong thực tiễn. Kiến thức của chương giải quyết được khá nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày. Đó là điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao NLGQVĐ cho học sinh.
Vì những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương”Động học “- Vật lý 10” với mong muốn góp thêm một ý tưởng mới để góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích trên cơ sở phân loại, làm rõ ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng bài tập thực tiễn vào từng nội dung, từng bài học cụ thể, đề xuất phương hướng, biện pháp thiết kế, sử dụng bài tập thực tiễn quen thuộc với học sinh nhằm phát triển NL GQVĐ cho học sinh ở chương “Động học”- Vật lý 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về những biện pháp sư phạm nhằm phát triển cho học sinh NLGQVĐ. Nghiên cứu các quan điểm dạy học phát triển năng lực.
– Nghiên cứu lí luận về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
– Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa vật lý 10, đặc biệt chương “Động học” – vật lý 10 để thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn gần gũi, quen thuộc với học sinh.
– Nghiên cứu học sinh THPT, Giáo viên giảng dạy sinh học ở THPT
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học.
5. Những đóng góp mới của đề tài
5.1. Về mặt lý luận
– Góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học Vật lí ở lớp 10 nói riêng và ở trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục THPT mới.
– Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về sử dụng các bài tập thực tiễn trong dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn cho học sinh.
– Đề xuất phương án xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn quen thuộc với học sinh mỗi địa phương, mỗi trường học khác nhau.
5.2. Về mặt thực tiễn
– Xây dựng được hệ thống bài tập thực tiễn ở chương “Động học”- Vật lý 10.
– Thiết kế phương án sử dụng các bài tập đã biên soạn vào dạy học nhằm phát triển NLGQVĐ cho học sinh.
PHẦN 2: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. NLGQVĐ và phát triển NLGQVĐ của học sinh trong dạy học vật lý
1.1.1. Khái niệm NLGQVĐ
“Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh được hiểu là sự huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thái độ, xúc cảm, động cơ của học sinh đó để giải quyết các tình huống thực tiễn trong bối cảnh cụ thể mà các giải pháp không có sẵn ngay lập
tức.”
Người có NL GQVĐ là người có khả năng giải quyết các công việc, bài toán, tình huống có vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không tốn nhiều sức lực. NL GQVĐ không phải là yếu tố có sẵn trong mỗi cá nhân mà nó phải thông qua rèn luyện, kinh nghiệm và luyện tập để hình thành và phát triển toàn diện.
NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng. Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó – thể hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012).
1.2.2. NLGQVĐ trong dạy học vật lý.
NL GQVĐ trong học tập vật lí là khả năng tổng hợp các kĩ năng, kĩ xảo của bản thân học sinh để có thể giải quyết các vấn đề vật lí đặt ra một cách nhanh chóng, hiệu quả. Học sinh có NL GQVĐ trong học tập vật lí không chỉ dễ dàng tiếp cận, lĩnh hội được với kiến thức vật lí mới mà còn nắm rõ được bản chất, quy luật vật lí, từ đó vận dụng giải thích và lí giải được các hiện tượng vật lí trong thực tế đời sống.
1.2.3. Các mức độ NLGQVĐ của học sinh trong dạy học vật lý
Có nhiều cách để phân chia mức độ NL GQVĐ của học sinh trong học tập vật lí, ở đây tôi dựa vào mức độ học sinh tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề để xây dựng các mức độ GQVĐ.
– Mức độ thứ nhất: Giáo viên đưa ra tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn đề, đề xuất các phương pháp giải quyết vấn đề và thực hiện giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Học sinh theo dõi quá trình, rút ra nhận xét, kết luận về vấn đề vật lí đó dưới sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên.
-Mức độ thứ hai: Giáo viên đưa ra tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn đề và đề xuất các phương án giải quyết. Học sinh tham gia vào quá trình lựa chọn phương pháp để giải quyết vấn đề đó. Sau đó học sinh rút ra nhận xét, kết luận về vấn đề đã giải quyết.
– Mức độ thứ ba: Học sinh chủ động tìm ra được tình huống hoặc bài toán vật lí có vấn đề. Học sinh đề xuất các phương án giải quyết vấn đề và thực hiện các phương án đề giải quyết vấn đề đã đặt ra. Sau đó học sinh nhận xét, kết luận và điều chỉnh lại phương pháp, cách thức tiếp cận một cách hợp lí và nhanh chóng nhất.
1.2.4. Cấu trúc của NLGQVĐ
Cấu trúc NL GQVĐ phát triển ở học sinh gồm 4 thành tố, mỗi thành tố bao gồm một số hành vi cá nhân được thực hiện trong quá trình GQVĐ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]