SKKN Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0608 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 873 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT HUỲNH THÚC KHÁNG |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT HUỲNH THÚC KHÁNG |
Năm viết: | 2021-2022 |
Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kiến thức hiểu biết thực tiễn gắn bó với đời sống con người và khơi dậy lòng trắc ẩn của HS với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước; ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường của bản thân và cộng đồng,.. đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của
HS. Chú trọng khả năng HS vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống trong thực tiễn.
– Giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay
Mô tả sản phẩm
. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại và hướng phát triển chung của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc – United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) về giáo dục.
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (HS) trên tinh thần Nghị quyết 29 – NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó việc định hướng tiếp cận PISA (Programme for International Student Assessment) trong dạy học hóa học sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho HS ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay.
Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầu tiên nước ta có khoảng 5.100 học sinh (HS) ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát chính thức của PISA 2012 – được dịch là “Chương trình đánh giá HS quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế Organization for Economic Co
operation and Development (OECD) khởi xướng và triển khai từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 4 năm 2012. Cho tới nay, Việt Nam đã tham gia 3 kỳ PISA. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia PISA 2012 đã được vào top 20, đến chu kỳ lần thứ 2 tham gia năm 2015, Việt Nam tiếp tục giữ thứ hạng cao, được vào top 10 trên tổng số 72 nước tham gia; và chu kỳ gần đây nhất là vào tháng 4 năm 2018 Việt Nam cao thứ
13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA được đánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về năng lực của HS. Việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn hóa học ở trường THPT là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”. Tuy nhiên, đề tài này không tránh được các thiếu sót, chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp cùng các em học sinh.
2. Điểm mới của đề tài
– Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kiến thức hiểu biết thực tiễn gắn bó với đời sống con người và khơi dậy lòng trắc ẩn của HS với tình yêu thương con người, yêu quê hương đất nước; ý thức bảo vệ sức khỏe, môi trường của bản thân và cộng đồng,.. đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của
HS. Chú trọng khả năng HS vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều tình huống trong thực tiễn.
– Giúp học sinh phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng. Đồng thời, chúng còn góp phần bổ sung và điều chỉnh về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay.
– Hình thức tổ chức: Đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng. Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm với các mức độ khác nhau (giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt động xã hội, chính quyền, doanh nghiệp,…)
– Kiểm tra, đánh giá: Nhấn mạnh đến năng lực tìm tòi học hỏi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu quả, năng lực tự nghiên cứu và làm việc nhóm; năng lực thực hiện sản phẩm; năng lực thuyết trình giúp học sinh tự tin giao tiếp trước đám đông.
3. Phạm vi áp dụng
Sáng kiến kinh nghiệm: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy hóa học 10 nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” đã được tổ chuyên môn trao đổi, thảo luận, thống nhất áp dụng vào thực tế tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, và các trường THPT trong thành phố
Vinh, Nghệ An phù hợp với mỗi tình huống gắn liền với thực tiễn của mỗi chủ đề trong SGK hóa học 10 – chương trình chuẩn” và đã mang lại hiệu quả cao.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CỞ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận:
PISA là chương trình đánh giá chất lượng giáo dục của HS độ tuổi 15 – độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA) có quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam đã đăng ký PISA chu kỳ 2012, chính thức trở thành thành viên của PISA OECD từ tháng 11 năm 2009, bắt đầu triển khai các hoạt động PISA tại Việt Nam từ tháng 3 năm 2010. Từ đó đến nay, Việt Nam đã hoàn thành tốt 3 chu kỳ PISA:
Năm 2012 (2010-2012): Kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực toán, đọc hiểu, khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Về lĩnh vực khoa học, Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng kinh tế theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc. Kết quả HS nam của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 529 điểm/502 điểm trung bình của OECD; Kết quả HS nữ của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 528 điểm/500 điểm trung bình của OECD.
Năm 2015 (2013-2015): Việt Nam xếp thứ 8 về lĩnh vực khoa học trên tổng số 72 quốc gia tham gia đánh giá. Ở lĩnh vực Khoa học: kết quả trung bình của các quốc gia OECD là 493 điểm, của học sinh Việt Nam là 525 điểm. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn trung bình các nước OECD 31,4 điểm một cách có ý nghĩa thống kê.
Năm 2018 (2016-2018): Việt Nam đạt 505 điểm, điểm số cao thứ 13/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Lĩnh vực khoa học, Việt Nam đạt 543 điểm, điểm số cao thứ 4/79 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Bộ GD&ĐT cho biết, tham gia PISA là cơ hội hội nhập quốc tế về giáo dục; để biết nền giáo dục Việt Nam đang ở đâu trên thế giới, có được bức tranh tổng thể về giáo dục quốc gia so với giáo dục quốc tế, làm cơ sở cho đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia. Việt Nam sẽ xem xét để chuẩn bị dần các điều kiện để có thể tham gia các kỳ thi PISA sắp tới qua máy tính. Việt Nam tham gia PISA ngoài các mục đích chung giống như các quốc gia khác, Việt Nam còn có các mục đích cụ thể sau:
Tham gia PISA là một bước tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục; Góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trên lớp học và đánh giá trên diện rộng theo hướng đánh giá năng lực của học sinh; phát triển tư duy độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh và khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
4
Tham gia PISA là bước chuẩn bị tích cực cho lộ trình đổi mới giáo dục sau 2015, thay đổi chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Đối với môn Hóa học là một trong ba môn thuộc khối khoa học tự nhiên (KHTN), việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, đặc biệt chú trọng định hướng phát triển năng lực thông qua thiết kế hoạt động dạy học cho mỗi nội dung, mỗi chủ đề học tập là trọng tâm của chương trình mới. Một trong các phương pháp giáo dục được lựa chọn là kết hợp giáo dục định hướng tiếp cận PISA nhằm phát triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực; rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở các mặt: lí thuyết, thực hành, ứng dụng.
2. Cở sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi:
– Trong những năm gần đây, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng luôn tổ chức tuyên truyền, tập huấn hoạt động nghiên cứu khoa học, chia sẽ kinh nghiệm, hoạt động trải nghiệm sáng tạo,…Nhà trường luôn đề xuất các chính sách để đổi mới phương pháp giáo dục, quan tâm tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự phát triển khoa học, công nghệ,…theo cách quan tâm tới nâng cao vai trò, vị trí, sự phối hợp giữa các môn học có liên quan trong chương trình… nhằm hướng tới việc vận dụng kiến thức, kĩ năng (KT, KN) để giải quyết các vấn đề thực tiễn, HS được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của; đồng thời hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, chủ động, sáng tạo…cho HS.
2.2. Khó khăn:
– Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa dám mạnh dạn thay đổi phương pháp dạy học, còn ngại khó khăn, tìm tòi học hỏi vận dụng kiến thức để thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo định hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học . Là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm, bài tập thực tiễn sẽ
mang lại nhiều lợi ích trong việc định hướng phát triển năng lực phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh, năng lực giải quyết các vấn đề liên quan thực tiễn. Mặt khác, các tài liệu tích hợp, tài liệu liên quan thực tế của môn học chưa nhiều trong khi sách giáo khoa chưa cung cấp đủ tài liệu cần thiết. Điều này đòi hỏi giáo viên phải tích cực, chủ động tìm hiểu thêm kiến thức, làm phong phú thêm bài học, biết đặt những câu hỏi định hướng cho học sinh, giúp học sinh phát triển những năng lực cần thiết.
– Về phía học sinh, đa phần học sinh còn học lý thuyết hàn lâm, còn dựa dẫm thầy cô, ngại va chạm tìm tòi học hỏi và tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế. – Về phía phụ huynh còn ngại cho con mình tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, mở rộng mối quan hệ xung quanh, đặt nặng việc học để thi điểm số.
5
II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ PISA
1. Khái niệm
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA được xây dựng và điều phối bởi OECD vào cuối thập niên 90 và hiện vẫn diễn ra đều đặn. Khảo sát PISA được thiết kế nhằm đưa ra đánh giá có chất lượng và đáng tin cậy về hiệu quả của hệ thống giáo dục. PISA cũng hướng đến thu thập thông tin cơ bản về ngữ cảnh dẫn đến những hệ quả giáo dục trên. Càng ngày PISA càng thu hút được sự quan tâm và tham gia của nhiều nước trên thế giới. Do đó, PISA không chỉ đơn thuần là một chương trình nghiên cứu đánh giá chất lượng giáo dục của OECD mà trở thành xu hướng đánh giá quốc tế, tư tưởng đánh giá của PISA trở thành tư tưởng đánh giá học sinh trên toàn thế giới. Các nước muốn biết chất lượng giáo dục của quốc gia mình như thế nào, đứng ở đâu trên thế giới này đều đăng ký tham gia PISA.
Khảo sát PISA đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng), thấp nhất từ lớp 7 trở lên, độ tuổi được xem là kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Đây là một cuộc khảo sát theo độ tuổi chứ không theo cấp bậc hoặc lớp học. Mục đích của cuộc khảo sát là nhằm đánh giá xem học sinh đã được chuẩn bị để đối mặt với những thách thức của cuộc sống xã hội hiện đại ở mức độ nào trước khi bước vào cuộc sống. Khảo sát PISA được tổ chức 3 năm một lần ở ba lĩnh vực chính là đọc hiểu, toán học và khoa học.
PISA không kiểm tra kiến thức học sinh được dạy tại trường học mà đưa ra cái nhìn tổng quan về khả năng thực tế phổ thông của học sinh. PISA chú trọng khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng của mình khi đối mặt với nhiều
6
tình huống và những thử thách liên quan đến các kiến thức kĩ năng đó. Nói cách khác, PISA đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau mà họ có khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày; khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào các tình huống liên quan đến toán học; khả năng vận dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải quyết các tình huống khoa học.
2. Đặc điểm của PISA
– Quy mô của PISA rất lớn và có tính toàn cầu.
– PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm 1 lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.
– Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
– PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:
+ Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,…
+ Năng lực phổ thông (literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.
+ Học tập suốt đời (lifelong learning): Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực đọc hiểu, toán học và khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh.
Dữ liệu PISA được định mức theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi (item response theory – IRT, cụ thể là theo mô hình Rasch). Chính điều này đã cho phép nhiều dạng câu hỏi được áp dụng trong bài khảo sát PISA.
3. Mục đích tham gia PISA của Việt Nam tham gia PISA
– Tích cực hội nhập quốc tế về giáo dục; so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế;
7
– Được OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia;
– Góp phần đổi mới căn bẳn, toàn diện giáo dục và đào tạo; học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục, nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, kiểm tra, thi và đánh giá.
– Sau 2018, Việt Nam sử dụng chương trình và sách giáo khoa mới dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, điều này càng cần thiết khi tham gia PISA chu kỳ 2018 và các chu kỳ tiếp theo để đánh giá năng lực người học một cách bài bản, khoa học, sử dụng PISA để soi lại cách dạy và học của VN xem đã thực sự đáp ứng được yêu cầu đồi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục.
4. Độ khó của các câu hỏi PISA
Một bài tập là một chuổi nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi là một nhiệm vụ, cần đảm bảo độc lập tối đa giữa các câu hỏi. Các câu hỏi thử thách những học sinh có khả năng nhất và cả những câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh có khả năng kém nhất.
Các dạng câu hỏi:
– Câu hỏi nhiều lựa chọn
– Câu hỏi đúng/sai, có/không phức hợp
– Câu hỏi mở trả lời ngắn
– Câu hỏi mở trả lời dài
5 . Nguyên tắc và quy trình thiết kế hệ thống hệ thống bài tập theo hướng bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học lớp 10
5.1. Nguyên tắc
– Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học.
– Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và hiện đại. – Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống.
– Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn.
– Các loại hình câu hỏi cần được đa dạng hóa.
– Nội dung bài tập phải nhằm hình thành và phát triển các năng lực đọc hiểu, khoa học, toán học cho học sinh.
5.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA Bước 1: Lựa chọn đơn vị kiến thức.
Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn hóa học ở trường THPT, khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học THPT hướng gắn với đời sống thực tiễn, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí…), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề … của học sinh nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chất hóa học…
8
Bước 2: Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức.
Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng gắn với đời sống thực tiễn cần thực hiện được mục tiêu giáo dục là định hướng phát triển năng lực bao gồm (kiến thức, kĩ năng, thái độ – tình cảm) của môn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung.
Bước 3: Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu.
∙Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có
Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với học sinh, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như:
– Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất – Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng.
– Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản.
– Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ …
– Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát
– Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới. ∙ Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là:
– Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới
– Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu ….để phối hợp lại thành bài mới
Bước 4: Kiểm tra thử.
Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học, độ khó, độ phân biệt, tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập…
Bước 5: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống bài tập.
a. Chỉnh sửa
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống … trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng học sinh, với mục tiêu kiểm tra – đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THPT 2018 .
b. Hoàn thiện hệ thống bài tập
Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học.
9
III. THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HÓA HỌC 10.
3.1. Chương phản ứng oxi hóa – khử
Bài tập : Kim loại bị oxi hóa ( Kim loại bị ăn mòn)
Trong thực tế, kim loại được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, các ngành công nghiệp,…chính vì thế sự ăn mòn kim loại đã gây ra tổn thất to lớn cho các ngành kinh tế quốc dân. Mỗi năm, lượng sắt, thép bị gỉ chiếm gần đến ¼ lượng được sản xuất ra; chúng ta phải sửa chữa, thay thế nhiều chi tiết máy móc, thiết bị dùng trong các nhà máy và công trường, các phương tiện giao thông vận tải,…Vì vậy, chống ăn mòn kim loại là công việc quan trọng cần phải làm thường xuyên để kéo dài thời gian sử dụng của máy móc và các vật làm bằng kim loại .
Kim loại bị ăn mòn
* Câu hỏi tự luận:
Câu hỏi 1: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ, nếu không biết cách bảo quản thì dần dần đồ vật không dùng được nữa?
Câu hỏi 2: Sắt tráng thiếc gọi là sắt tây, sắt tráng kẽm gọi là tôn. Vì sao khi lợp nhà người ta dùng tôn mà không dùng sắt tây?
Câu hỏi 3: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường làm gì? Ngoài ra vì sao người ta còn gắn thêm các tấm kẽm ở phía đuôi tàu phần chìm dưới nước biển?
Câu hỏi 4: Vì sao có thể đánh cảm bằng miếng bạc và khi đó miếng bạc bị hóa đen? Để miếng bạc trắng sáng trở lại vì sao người dân thường truyền tai nhau kinh nghiệm ngâm miếng bạc đó trong nước tiểu?
Câu hỏi 5 : Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi thiu hơn đựng trong đồ dùng bằng nhựa, thủy tinh hay đồ dùng khác?
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]