SKKN Thiết kế và vận dụng hệ thốn bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0645 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1280 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Duy Trinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Duy Trinh |
Năm viết: | 2021-2022 |
Tìm hiểu đặc điểm của bài thi dạng PISA và vì sao nên áp dụng Pisa đểxây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực người học theo định hướng CTPT mới 2018?
Tìm hiểu quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA.
Thiết kế các dạng bài tập theo các chủ đề thuộc phần hóa học hữu cơ 12 theo định hướng CTPT mới 2018 tiếp cận pisa để kiểm tra đánh giá năng lực học sinh.
Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA trong dạy học hóa học hữu cơ 12 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, giúp HS ôn thi vào các trường đại học xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, giúp HS có hứng thú, say mê học tập…, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment-PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OCED (Organisation for Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh.
Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua nghị quyết số: 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Giáo dục Việt Nam đang xích gần với thế giới thông qua công nghệ số cũng như các cuộc thi, các hoạt động cùng nhau giữa các quốc gia. Cách đánh giá PISA vì thế được lựa chọn cùng với các hoạt động kiểm tra, đánh giá đang tiến hành để phát triển năng lực người học vừa để đánh giá học sinh theo chuẩn quốc tế.
Hiện nay gần 50 cơ sở đại học sẽ sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để tuyển sinh năm 2022. Trong đó 60-70% chỉ tiêu các trường “ TOP ” đầu dựa vào điểm thi này như Đại học ngoại thương, Đại học kinh tế quốc dân…vì vậy khi được làm các bài tập câu hỏi dạng PISA theo định hướng phát triển năng lực giúp HS làm quen với dạng bài thi, bố cục từng phần, cách thức trả lời câu hỏi để không bị bỡ ngỡ khi làm bài thi chính thức.
Qua nghiên cứu về PISA, tôi nhận thấy rằng cần thiết mở rộng các bài tập dạng này cho học sinh THPT, đặc biệt phù hợp khi Việt Nam đang chuyển từ bối cảnh dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học. Những ưu điểm của bài tập PISA đáp ứng được yêu cầu của cách đánh giá mới này.
Với mục đính nhằm thiết kế theo chủ đề các bài tập câu hỏi dạng PISA để sử dụng trong quá trình xây dựng kiến thức mới trên lớp, hoặc để ôn bài và có thể sử dụng để thiết kế đề kiểm tra kết quả học tập các bài trong hóa học hữu cơ 12 theo hướng tiếp cận CTPT 2018. Đây là một chương mà kiến thức các em được học gắn liền với các tình huống hay gặp ở thực tiễn cũng như ứng dụng nhiều đời sống và khoa học kĩ thuật. Do vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Thiết kế và vận dụng hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA nhằm phát triển năng lực cho học sinh”
Đề tài cũng sẽ nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra, giảm tải áp lực cho người dạy. Với mong muốn những học sinh tiếp cận, làm quen được với cách thức ra đề không chỉ trong các tiết kiểm tra, mà ngay cả ôn tập hằng ngày, kể cả khi không đến lớp. Tôi mạnh dạn xây dựng các bài tập dạng Pisa nhưng có ứng dụng công nghệ thông tin để học sinh có thể học tập trực tuyến, mọi lúc mọi nơi.
1
II. Mụ ủ ề t
+ Thiết kế các dạng bài tập thuộc hóa học hữu cơ 12 theo định hướng chương trình phổ thông mới 2018 tiếp cận PISA dùng cho nghiên cứu kiến thức mới, ôn tập , ngoại khóa và dùng cho đánh giá kiểm tra.
+ Nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kiểm tra đánh giá học sinh
III N ệm vụ ủ ề t
+ Tìm hiểu đặc điểm của bài thi dạng PISA và vì sao nên áp dụng Pisa để xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực người học theo định hướng CTPT mới 2018 ?
+ Tìm hiểu quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA.
+ Thiết kế các dạng bài tập theo các chủ đề thuộc phần hóa học hữu cơ 12 theo định hướng CTPT mới 2018 tiếp cận pisa để kiểm tra đánh giá năng lực học sinh .
+ Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA trong dạy học hóa học hữu cơ 12 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, giúp HS ôn thi vào các trường đại học xét tuyển bằng kết quả bài thi đánh giá năng lực, giúp HS có hứng thú, say mê học tập…, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường THPT.
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hướng đứng đắn của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG I. CỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cở sở lí luận
I.1.1. Vài nét khái quát về PISA – Chương trình “ Đánh giá học sinh quốc tế”?
Vào năm 1997, các nước công nghiệp phát triển nhất trí tham gia vào một dự án xây dựng các tiêu chí, phương pháp, cách thức kiểm tra và so sánh học sinh giữa các nước trong OCED và nước khác trên thế giới, được biết đến với tên gọi Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programe for International Student Assessment – PISA)
Tham gia vào dự án này là các chuyên gia giáo dục hàng đầu, phối hợp với chính phủ các nước OECD. Hội đồng nghiên cứu giáo dục của Australia đã hộ trợ quá trình này thông qua việc xây dựng phương pháp, quy trình điều tra thiết kế phiếu điều tra theo tiêu chuẩn thống nhất, xây dựng chương trình kiểm tra trên máy tính, xây dựng và phát triển những phần mềm lưu giữ và phân tích số liệu.
PISSA được tổ chức 3 năm một lần. Lần đầu tiên PISSA được triển khai vào năm 2000 với 43 nước tham gia trong đó có 14 nước không thuộc khối OECD. PiSA cung cấp cho chính phủ các nước tham gia dự án những kết quả mang tính thực nghiêm giúp cho chính phủ các nước điều chỉnh hệ thống giáo dục trên cơ sở dữ liệu mang quy mô lớn và đáng tin cậy. PISA kiểm tra, đánh giá khả năng thích nghi của học sinh đối với những thách thức của xã hội tri thức. PISA kiểm tra, đánh giá tập trung vào ba mảng kỹ năng đó là: Khoa học, đọc hiểu và toán học( năm 2003 PISA bổ sung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề, năm 2012 bổ sung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và năng lực tài chính, năm 2015 bổ sung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề theo nhóm)
I.1.2. Đặc điểm của bài thi dạng PISA.
Các câu hỏi của PISA đều xuất phát từ bối cảnh, tình huống và những vấn đề thực tiễn gắn với cuộc sống cá nhân, cộng đồng hay toàn cầu và có thể xảy ra hàng ngày. Các câu hỏi của PISA đề cập nhiều phương diện, nhiều chủ đề. Vì thế, đề thi PISA rất phong phú về chủng loại, bao phủ toàn bộ nội dung trong chương trình ở trường phổ thông. Hơn nữa, chúng được thiết kế dưới dạng các bài tập, đa dạng, sinh động, có minh hoạ bằng hình ảnh, bảng biểu, đồ thị và thách thức người giải bởi lời dẫn hay cách đặt các câu hỏi, từ dễ đến khó.
Một vài đặc điểm nổi trội tạo nên tính đặc thù của các câu hỏi dạng PISA, đó là:
+ Tất cả các bước của quy trình cần tập trung vào đánh giá năng lực của học sinh như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học….
+ Tích hợp nội dung hóa học trong một tình huống gắn với một bối cảnh thực tế nào đó.
+ Việc xác định nội dung cần dạy hay bài toán thực tiễn tương ứng cần đảm bảo hết sức chặt chẽ, sao cho lời giải tối ưu (hay kết quả gần đúng nhất, sát hợp nhất)
của bài toán thực tiễn phải tương thích nội dung dạy học.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi dạng Pisa:
– Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice)
– Câu hỏi Có – Không, Đúng – Sai phức hợp(Yes – No, True – False)
– Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (short response question).
– Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho điểm) (open – constructed response question).
– Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (close – constructed response question).
I.1.3. Những năng lực cần hướng tới đối với môn Hóa học
Đối với môn Hóa học những năng lực cần hướng tới bao gồm tất cả các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm. Môn Hóa học giúp hình thành và phát triển các năng lực sau:
– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học
– Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Để phát triển được các năng lực này đòi hỏi bài tập có nhiều hình thức khác nhau: trắc nghiệm, tự luận, bài tập thí nghiệm… để phát huy được hết ưu và nhược điểm của mỗi hình thức. Bài tập đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu làm sao vừa kiểm tra được các kiến thức đã học, cũng như phát hiện những học sinh có năng lực khác nhau như có những em tính toán tốt, có những em vận dụng được kiến thức để giải quyết vấn đề, có những em có năng lực thiên về thí nghiệm, thực hành… Các thành tố quan trọng trong đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là sự phong phú của bài tập, chất lượng bài tập, liên kết bài tập, hiệu quả của bài tập mang lại.
I.1.4. Vì sao nên áp dụng PISA để xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực người học?
Chúng ta đều biết rằng đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Theo OECD đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ của người học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018: Năng lực là thuộc tính được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Trong quá trình đánh giá kết quả của học sinh cần chú trọng đến khả năng của học
sinh, đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, tôn trọng câu trả lời của học sinh trong từng câu hỏi cũng như đáp án chấm điểm. Và kết quả mà chúng ta cần hướng tới là đào tạo ra những con người năng động tự tin.
Các bài thi, câu hỏi của Pisa như đã nói ở trên không tập trung vào các kiến thức ở trong trường phổ thông mà tập trung vào việc học sinh vận dụng được chúng như thế nào vào cuộc sống. Thông qua những nhiệm vụ được giao ở thực tiễn, người học phải vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học ở trường để giải quyết nó. Pisa đề ra những tình huống gắn liền với thực tiễn, không bắt buộc người học phải học thuộc một cách máy móc mà chú trọng đến việc người học sẽ sử dụng những kiến thức đó như thế nào.
Và hơn hết đánh giá của Pisa hướng đến việc để học sinh phát huy được ý kiến cá nhân, không phải ghi nhớ một cách thụ động, các câu hỏi của Pisa không đơn thuần là câu hỏi trắc nghiệm, mà các câu trắc nghiệm này có những ý kiến của bản thân. Đáp án nhận được không bao giờ cũng là đúng hoặc sai như ta vẫn gặp, mà đáp án tôn trọng câu trả lời của người học, có trả lời đúng một cách đầy đủ, trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ hoặc không trả lời. Câu hỏi của Pisa đã phát huy ưu điểm của hai hình thức thi cử hay gặp là trắc nghiệm và tự luận. Các câu hỏi trả lời ngắn hay trả lời dài của Pisa đã hạn chế được nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm chúng ta vẫn dùng là không thể hiện được tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng biểu cảm trước các vẫn đề hay gặp.
Tóm lại, bài thi của Pisa chú trọng phát triển năng lực người học, phù hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang tích cực hướng đến. Về lâu về dài việc học tập cần thiết gắn liền với cuộc sống, quay lại phục vụ cuộc sống thì việc học mới thiết thực, việc đổi mới mới có ý nghĩa. Hình thức kiểm tra Pisa cũng phù hợp với sự thay đổi những năm tiếp theo mà giáo dục đang hướng tới.
I.1.5. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA. Bước 1:Xác định chủ đề PISA
– Với kì thi khảo sát của Pisa trong mỗi bộ đề thi sẽ có nhiều đề, trong mỗi một đề sẽ có các bài, trong mỗi bài lại có những câu hỏi liên quan đến bài đó. Bài ở đây không nhất thiết phải là bài học trên lớp mà có thể là một nội dung cụ thể nào đó.
– Như vậy đầu tiên chúng ta cần xác định mục tiêu giáo dục đó là với chủ đề này chúng ta sẽ hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực nào, lựa chọn các đơn vị kiến thức gồm chương nào, bài nào, chủ đề nào từ đó cần xác định nội dung kiến thức mà học sinh phải đạt được sau khi làm bài tập.
– Lựa chọn và xây dựng chủ đề có ý nghĩa về mặt khoa học, gắn liền với thực tiễn và đời sống, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Xây dựng hoặc trích dẫn thông tin để tạo ngữ cảnh của bài tập, đồng thời lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu của PISA sao cho phù hợp với nội dung kiến thức và sự phát triển năng lực của học sinh.
Bước 2: Thiết kế các câu hỏi theo các mức độ, xây dựng hướng dẫn chấm và mã hóa cho từng câu trong bài.
Mỗi bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA thường rất mở, sát thực tiễn và có nhiều cách giải nên đáp án trả lời của bài tập này được xây dựng rất công phu theo các mức độ khác nhau đã được mã hóa:mức tối đa, mức chưa tối đa và không
đạt.Các mức độ trả lời của học sinh sẽ giúp giáo viên định lượng cụ thể hơn về kiến thức, năng lực và thái độ của từng em đối với bộ môn Hóa học.
Các mức độ trả lời của học sinh được mã hóa theo các bộ mã hóa khác nhau, có thểlàbộmãcó1chữsốnhưbộmã(0;1;9)hoặcbộmã(0;1;2;9),có thể là bộ mã có 2 chữ số như (00; 11; 99) .
– Đối với bộ mã ( 0; 1; 9) thì :
• Mức tối đa – Mã 1 : Học sinh trả lời đầy đủ theo yêu cầu của bài tập.
• Không đạt – Mã 0 hoặc mã 9
+ Mã 0 : Học sinh có trả lời nhưng trả lời sai.
+ Mã 9 : Học sinh không có dấu hiệu thực hiện bất cứ một hành động nào để giải quyết yêu cầu của bài tập.
– Đối với bộ mã ( 0; 1; 2; 9) thì :
• Mức tối đa – Mã 2: Học sinh trả lời đầy đủ theo yêu cầu của bài tập.
• Mứcchưatốiđa–Mã1:Họcsinhtrảlờichưađủtheoyêucầucủabài tập.
• Không đạt – Mã 0 hoặc mã 9
+ Mã 0 : Học sinh có trả lời nhưng trả lời sai.
+ Mã 9 : Học sinh không có dấu hiệu thực hiện bất cứ một hành động nào để giải quyết yêu cầu của bài tập.
Mức đầy đủ: Trả lời đúng câu hỏi. Đối với các câu hỏi trả lời mở, mức đầy đủ là mức trả lời trọn vẹn về các vấn đề nêu trong đề bài, thể hiện được hiểu biết của người học về các khía cạnh khác nhau của vấn đề, góp phần vào phần kết luận, diễn giải hoặc đánh giá, giải thích của người học. Người chấm cho điểm tối đa đối vớicâutrảlờinày. Nếuđápánđúngchỉgồmmộtvấnđềnàođócóthểmãhóa mức đầy đủ là mức 1 điểm. Nếu các câu trả lời dài, nhiều ý, cần có các diễn dải lập luận mức đầy đủ là mức 2 điểm hoặc 3 điểm dành cho câu trả lời có sự hiểu biết sâu rộng.
Mức không đầy đủ: trả lời đúng một phần của câu hỏi.
Nếu mức đầy đủ là 1 điểm thì mức không đầy đủ sẽ là 0 điểm thể hiện câu trả lời không được chấp nhận, những câu trả lời mơ hồ, không liên quan, hoặc câu trả lời tẩy xóa tới mức không đọc được.
Nếu mức đầy đủ là 2 điểm thì mức không đầy đủ là 1 điểm nếu trả lời đúng một phần về các khía cạnh nêu ra, hoặc chỉ trả lời được các ý theo nghĩa đen mà chưa thể hiện được hiểu biết khi câu hỏi yêu cầu diễn giải hoặc suy luận.
Với câu hỏi có thang 3 điểm thì mức không đầy đủ của câu trả lời là mức 2 điểm với câu trả lời có độ đúng vừa phải, mức 1 điểm nếu câu trả lời đúng tối thiểu, và mức 0 điểm nếu câu trả lời sai.
Mức không đạt: câu trả lời hoàn toàn bỏ trống, mã hóa cho mức này là mã 9.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]