SKKN Tổ chức dạy học dự án dưới hình thức trực tuyến chủ đề: Cân bằng của một vật có mặt chân đế – vật lí 10, nhằm giúp HS phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo trong thực tiễn và từng bước chuyển đổi số.
- Mã tài liệu: MP0452 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 690 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 3 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Trong đề tài này tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:
- Nêu được cơ sở lí thuyết và thực tiễn về dạy học dự án, DH trực tuyến.
- Thiết kế và tổ chức dạy học bộ giáo án: DHDA dưới hình thức trực tuyến chủ đề “Cân bằng của vật có mặt chân đế”.
- Phát huy tính tương tác trong dạy học trực tuyến.
- Chứng minh tính khả thi của việc DHDA dưới hình thức trực tuyến trong chủ đề nhằm nâng cao được chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tự tìm tòi của các em, bồi dưỡng năng lực giải quyết vẫn đề, tính thực tiễn cho HS và đặc biệt là việc ứng dụng CNTT…, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực và đáp ứng cho nhu cầu học tập trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay cũng như xã hội đang từng bước thực hiện chuyển đổi số.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng và theo kịp xu hướng phát triển toàn cầu, nghành giáo dục đang từng bước thay đổi hình thức tổ chức dạy học tích cực nhằm phát huy các phẩm chất và năng lực học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 với chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, giáo viên cần phải nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học, phương pháp dạy học vừa có tính phân hóa, tích hợp, dạy học trải nghiệm và vận dụng từ thực tiễn. GV cần phải chuyển từ việc truyền thụ kiến thức sang việc tìm cách tổ chức hoạt động cho HS tự chiếm lĩnh tri thức. Trách nhiệm GV trang bị cho HS từ kĩ năng, trí tuệ, có thế giới quan khoa học đồng thời tạo hoạt động giao lưu trong đời sống, lớp học và tin tưởng vào khả năng thay đổi từ mỗi HS của GV.
Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang từng bước chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực nói chung và nghành giáo dục nói riêng. Trong năm 2020, 2021 chúng ta đang học tập và làm việc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nên gặp nhiều khó khăn, nhưng đó cũng là một bước khởi đầu thành công cho tất cả các nghành từng bước thực hiện việc chuyển đổi số. Đặc biệt là các em đang ngồi trên ghế nhà trường có cơ hội tiếp cận sớm hơn thông qua việc dạy học và các hoạt động trực tuyến với chủ trương “học sinh dừng đến trường chứ không dừng học”. Chúng ta nghe nói nhiều nhưng không có cơ hội cũng như động lực tiếp cận, trải nghiệm thì chắc chắn rằng rất khó thành hiện thực. Do đó, chúng ta cũng nên từng bước tạo cơ hội cho các em làm quen với việc tự tìm cho mình một phương pháp học tập, để các em tự tin hơn trong việc tự học cũng như trong việc sử dụng CNTT trong bối cảnh và xu thế hiện nay.
Hơn nữa, môn Vật lí luôn gắn liền thực hành, thực tiễn và đồng thời nó liên quan đến nhiều hoạt động, ứng dụng trong đời sống chúng ta, nhưng thực trạng hiện nay các em theo học vật lí để lựa chọn nghề nghiệp là rất ít do đó trong giờ vật lí các em tỏ ra không hứng thú và làm cho giờ học trở thành vô nghĩa.
Vậy, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực làm sao để giúp các em vừa nắm vững kiến thức, vừa hiểu được ý nghĩa trong thực tiễn đồng thời giúp làm quen với CNTT và từng bước làm quen với việc chuyển đổi số để phát huy các năng lực từ bản thân học sinh. Và mỗi GV chúng ta cũng phần nào cố gắng tìm phương pháp dạy học để phát huy đặc thù, thế mạnh của bộ môn vật lí để tạo niềm đam mê cho các em.
Vậy, ở chủ đề “các dạng cân bằng của vật có mặt chân đế” vật lí 10 nói riêng và nhiều phần khác trong chương trình vật lí nói chung, tôi nhận thấy lượng kiến thức của chủ đề không nhiều nhưng lại cần hiểu để vận dụng vào thực tiễn không ít. Song, theo theo công văn 4040/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19, năm học 2021-2022 Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện hình thức tự học có hướng dẫn. Do đó, để HS tự tìm hiểu, vận dụng kiến thức và sáng tạo vào thực tiễn đồng thời giúp các em sẽ thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của bộ môn vật lí đối với đời sống quanh ta và tạo được những giờ học thú vị và ý nghĩa hơn, và phần nào đáp ứng được các vấn đề nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp DHDA dưới hình thức dạy học trực tuyến.
Từ các lí do trên tôi chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án dưới hình thức trực tuyến chủ đề: Cân bằng của một vật có mặt chân đế – vật lí 10, nhằm giúp HS phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo trong thực tiễn và từng bước chuyển đổi số”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng giáo án và tổ chức dạy học dự án dưới hình thức trực tuyến chủ đề “Cân bằng của vật có mặt chân đế”, góp phần phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo trong thực tiễn cho học sinh, đồng thời tạo cho các em làm quen với việc ứng dụng CNTT phục vụ cho dạy, học và làm việc trong bối cảnh dịch bệnh, và từng bước tiếp cận chuyển đổi số để đáp ứng với xu thế học tập và làm việc trên toàn cầu cho GV và HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu.
Lí luận về dạy học trực tuyến.
Lý luận về dạy học dự án.
Quá trình dạy học Vật lí.
* Phạm vi nghiên cứu.
Chủ đề “Cân bằng của vật có mặt chân đế “, Vật lí 10.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Hệ thống hóa cơ sở lí luận phương pháp DHDA.
Đặc điểm của dạy – học trực tuyến.
Phân tích mục tiêu giáo dục trong dạy học chủ đề “cân bằng của vật có mặt chân đế”, Vật lí 10.
Xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức dạy học chủ đề “cân bằng của vật có mặt chân đế”, Vật lí 10 bằng DHDA dưới hình thức trực tuyến.
Thực nghiệm sư phạm, chụp hình, quay video một số hoạt động giờ thực nghiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu lí luận.
Nghiên cứu chương trình SGK, sách giáo viên, sách tham khảo và một số tài liệu, trang web có liên quan đến phần các dạng “cân bằng của vật có mặt chân đế”.
* Phương pháp điều tra:
Dự giờ, rút kinh nghiệm việc dạy học chủ đề các dạng cân bằng của vật có mặt chân đế”.
Điều tra GV, HS về thực trạng dạy học chủ đề này ở trường phổ thông: Nhận thức về phương pháp dạy học, giải quyết vấn đề tồn tại, kĩ năng vận dụng phương pháp DHDA dưới hình thức trực tuyến.
Thực nghiệm sư phạm.
6. Kết quả nghiên cứu. Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học việc học ở nhà, ở thực tiễn thông qua DHDA.
Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề bằng DHDA dưới hình thức trực tuyến.
Đặc biệt nâng cao được chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập, bồi dưỡng năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề thực tiễn và tạo cơ hội phát huy tính sáng tạo cho HS trong học tập, góp phần đổi mới giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. Đồng thời giúp GV và HS phát triển thêm năng lực vận dụng CNTT để đáp ứng với bối cảnh chống dịch hiện nay và xu thế thời đại chuyển đổi số.
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Dạy học trực tuyến.
Khái niệm dạy học trực tuyến.
Dạy học trực tuyến là hình thức dạy – học ở trên Internet. Sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh để thực hiện. Đây là một hình thức học tập từ xa nhằm giúp người học tự lựa chọn khóa học phù hợp với khả năng và công việc của mình. Ngoài ra, còn dùng các phần mềm khác như Zoom, TranS, Skype, Microsoft Teams… để tạo một lớp học nhằm tương tác với nhau qua màn hình nhỏ.
Đặc điểm của phương pháp dạy học trực tuyến.
Ưu điểm:
Giúp người dạy phải trau dồi năng lực, tìm tòi các các hình thức giảng dạy mới nhằm thu hút người học. Từ đó, chất lượng giảng dạy sẽ nâng cao.
Giúp người học cũng phải tìm tòi học hỏi các ứng dụng qua CNTT để đáp ứng với yêu cầu của GV. Từ đó giúp người học tiến bộ trong việc ứng dụng CNTT và cũng như rèn luyện tính tự học.
Giúp người dạy và người học chủ động về thời gian cũng như không gian dạy và học chứ không cần phải đến trường.
Nhược điểm:
Hệ thống kết nối mạng có thể gây gián đoạn làm ảnh hưởng tới buổi học.
Quá trình quản lí người học khó hơn so với trực tiếp.
Sự tương tác của người học với người dạy còn hạn chế vì không đủ thiết bị để trình bày những vấn đề cần phải viết đặc biệt là HS – GV nên sự hứng thú học tập cũng giảm.
Do đó, muốn học tập trực tuyến hiệu quả phải thỏa mãn: Thiết bị phục vụ học tập đáp ứng đầy đủ, ý thức HS phải tự giác cao.
1.3. Xu thế dạy học trực tuyến đang được quan tâm vì:
Tăng tính chủ động về thời gian, không gian cho người học.
Đa dạng các hình thức học tập.
Tăng tính kết nối rộng bạn bè trên toàn cầu để học hỏi
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]