SKKN Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- Mã tài liệu: MP0534 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức với cuộc sống |
Lượt xem: | 903 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 71 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 71 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018″ triển khai các biện pháp như sau:
3.2.Thiết kế một số dự án chương Động lực học
3.2.1.Dự án 1: Thế giới đồ chơi thông minh
3.2.2.Dự án 2: Xác định lái xe gây tai nạn giao thông
3.2.3.Kế hoạch triển khai dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa
3.2.4.Các tài liệu hỗ trợ thực hiện dự án
3.3.Tiến trình tổ chức hội thi vật lý trong HĐNK chủ đề “Động lực học”
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Nước ta đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước luôn xác định con người là nhân tố quyết định cho quá trình này. Chính vì vậy chiến lược cho giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng; đó là phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực.
Để tạo ra nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục phổ thông giữ vai trò quan trọng; mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông đã đề ra, cần có phương pháp đào tạo phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học dự án được nghiên cứu và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt nam cũng đang từng bước triển khai áp dụng. Dạy học dự án là phương pháp học tập quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, dạy học định hướng hoạt động và quan điểm dạy học tích cực. Dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực việc làm, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
Nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng làm việc, kỹ năng sống, chúng ta không chỉ tổ chức các hoạt động học tập trên lớp mà còn phải tổ chức học tập ngoại khóa cho học sinh. Tổ chức học tập trên lớp và tổ chức học tập ngoại khóa là hai bộ phận hữu cơ hợp thành thể thống nhất trong quá trình giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục tiêu dạy học. Mặt khác, dạy học dự án thông qua các hoạt động ngoại khóa vật lý được tổ chức tốt còn làm tăng niềm yêu thích, hứng thú học tập môn vật lý, phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt đội nhóm cũng là những hoạt động giáo dục cần thiết trong nhà trường phổ thông và rất cần được nghiên cứu tìm hiểu thêm về lý luận để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tế.
Chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề Động lực học, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học dự án qua các hoạt động ngoại khóa trong thời đại công nghệ 4.0.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh khi dạy nội dung kiến thức chủ đề “Động lực học”, Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, rèn cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu quan điểm lí luận dạy học hiện đại về dạy học dự án.
– Hoạt động ngoại khóa và vai trò trong dạy học vật lý ở trường THPT.
– Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chủ đề “Động lực học”.
– Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa chủ đề “Động lực học”, vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông mới.
– Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề tài.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài, rút kinh nghiệm và hoàn thiện để thực hiện đồng loạt trên các khối lớp trong trường.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng cơ sở lí luận của dạy học dự án cùng với việc phân tích nội dung kiến thức cần để tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa chủ đề “Động lực học” Vật lý 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề của cuộc sống.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Học sinh THPT thuộc khối 10 và GV giảng dạy vật lý ở THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7. Kế hoạch nghiên cứu
TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm
Tháng 5/2022 – Tìm hiểu tài liệu, thực trạng và chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu – Bản đề cương chi tiết của đề tài
Tháng 6,7,8/2022 – Nghiên cứu lí luận dạy học, PPDh tích cực của bộ môn.
– Khảo sát thực trạng, tổng hợp số liệu của năm trước.
– Trao đổi với đồng nghiệp và đề xuất sáng kiến kinh nghiệm. – Tập hợp lí thuyết của đề tài.
– Xử lý số liệu khảo sát được.
– Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp.
Tháng 9,10/2022 – Kiểm tra trước thực nghiệm
– Áp dụng thực nghiệm trên các lớp 10A01, 10A1. – Xử lý kết quả trước khi thử nghiệm đề tài.
– Tổng hợp và xử lý kết quả thử nghiệm đề tàiTháng 11,12/2022 – Viết sơ lược sáng kiến
– Xin ý kiến của đồng nghiệp.
– Tiếp tục xin thử nghiệm trên các lớp 10A01, 10A2 – Bản thảo sáng kiến.
– Tập hợp đóng góp của đồng nghiệp
5 Tháng 1,2/2023 Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm chính thức chấm cấp trường.
Tháng 3,4/2023 Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường. Hoàn thành sáng kiến nộp Sở
8. Những đóng góp mới của đề tài
– Về mặt lý luận:
+ Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học dự án, về tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lý.
+ Xây dựng tiến trình dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa bao gồm lựa chọn dự án, lên kế hoạch, tiến hành dự án và báo cáo, rút kinh nghiệm, khen thưởng cho học sinh trong khi dạy chủ đề “Động lực học”.
– Về mặt thực tiễn:
+ Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa vào thực tiễn giảng dạy vật lý THPT.
+ Có thể làm tài liệu tham khảo cho dạy học dự án theo hoạt động ngoại khóa ở trường THPT
+ Góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, phối hợp đa phương tiện trong dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng.
+ Chế tạo được một số sản phẩm thực tế có ứng dụng về ba định luật Newton và các lực đã được học trong chủ đề “Động lực học”, Vật lý 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018
+ Sử dụng kiến thức của chủ đề “Động lực học” thiết kế được 2 dự án “Thế giới đồ chơi thông minh” và “Xác định lái xe gây tai nạn giao thông”.
+ Vận dụng dạy học 2 dự án “Thế giới đồ chơi thông minh” và “Xác định lái xe gây tai nạn giao thông” trong hoạt động ngoại khóa bằng hình thức hội thi vật lý và sử dụng một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động nhóm.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Dạy học dự án
1.1.1. Khái niệm dạy học dự án
DHDA là một hình thức, phương pháp học lấy người học làm trung tâm.
Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, tham vấn, tạo môi trường, tạo tình huống có vấn đề, còn người học tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thông qua các dự án gắn nội dung học tập với các vấn đề có thật trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó tạo ra sản phẩm để báo cáo, trình bày.
1.1.2. Mục tiêu của dạy học dự án
– Mục tiêu chính của dạy học dự án là quá trình, hiệu quả học tập chứ không phải là bản thân sản phẩm
– Giải quyết các vấn đề có thật trong thực tiễn gắn với nội dung học tập, tránh hàn lâm, kinh viện.
– Phát triển và rèn luyện cho người học kỹ năng thế kỉ 21 như kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm…
– Khuyến khích tinh thần tự chủ, tự học của người học chủ động chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng và tạo ra sản phẩm có ích cho cộng đồng, xã hội.
– Khích lệ sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập.
1.1.3. Đặc điểm của dạy học dự án
– Tính thực tiễn: Trong dạy học dự án các nhiệm vụ thường mang tính chất phức hợp, được gắn nội dung học tập với các vấn đề có thực trong đời sống thực tiễn (nghề nghiệp, xã hội, đời sống).
– Học qua hành: Thay vì cách học khô khan, giáo điều. Người học được trực tiếp thực hành, sáng tạo sản phẩm.
– Kích thích động cơ, hứng thú người học: Người học được trực tiếp tham gia và lựa chọn đề tài phù hợp với năng lực, sở thích và hứng thú cá nhân.
– Tính phức hợp, liên môn, liên ngành: Nhiệm vụ dự án thường mang tính chất phức hợp, vì thế người học cần vận dụng, kết hợp tri thức của nhiều lĩn vực khác nhau của từng môn hoặc nhiều môn học để giải quyết vấn đề.
– Người học là chủ thể tích cực: Tính tích cực thể hiện ở tính trách nhiệm, tự lực, khả năng sáng tạo trong quá trình thực hiện dự án.
– Làm việc nhóm: Dạy học dự án thường được thực hiện theo nhóm. Vì thế, việc phối hợp làm việc nhóm, phân công công việc giữa các thành viên mang tính quyết định đến hiệu quả của dự án.
Định hướng sản phẩm: Các sản phẩm được tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, ,mà trong đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra sản những phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
1.1.4. Phân loại dự án
Dạy học dự án có thể được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau, tùy vào cách tiếp cận và quá trình thưc hiện dự án:
* Theo chuyên môn:
– Dự án trong một môn học: Phạm vi trong một môn học
– Dự án liên môn: Có sự kết nối của nhiều môn học
– Dự án ngoài chuyên môn: Không nằm trong phạm vi môn học, là các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp…
* Theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sự hướng dẫn của một giáo viên, dự án với sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên.
* Theo sự tham gia của người học: Dự án cá nhân, dự án nhóm, dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học.
* Theo quỹ thời gian:
– Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học
– Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giới hạn là một tuần học hoặc 40 giờ học.
– Dự án lớn: Dự án thực hiện với thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờ học), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]