SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí” Tại trường THPT – GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP0563 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 538 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 82 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Cảnh Chân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 82 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Cảnh Chân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí” Tại trường THPT – GDPT 2018″ triển khai các biện pháp như sau:
2.2. Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” để bồi dưỡng năng lực tìm hiểu
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường” theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm bồi
2.3.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hình thức chế tạo mô hình “Nhà máy thủy điện”
2.3.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo hình thức tổ chức hoạt động tình nguyện “ Trồng và chăm sóc cây xanh”
2.3.3. Tổ chức hội thi “ tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong trường học”.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, cách mạng công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam – một quốc gia đang có sự cải tiến và ứng dụng công nghệ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nước ta cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện. Điều này, đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ là phải đào tạo con người có đủ phẩm chất và năng lực, năng động, sáng tạo đáp ứng được trình độ phát triển của xã hội.
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn được ngành giáo dục đào tạo đặt ra trong giai đoạn hiện nay và là mục tiêu chính về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế mà Nghị quyết TW8 khóa 11 cũng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
phá p dạy và học theo hướng hiện đại; phá t huy tính tích cực, chủ động, sá ng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ á p đặt một chiều, ghi nhớ má y móc. Tập trung dạy cá ch học, cá ch nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phá t triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
cá c hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII nêu rõ định hướng: “Xây dựng chiến lược, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, trọng tâm là đất, nước và khoá ng sản. Xây dựng hệ thống luật phá p, chính sá ch và cơ chế giá m sá t tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự bá o, cảnh bá o thiên tai, ô nhiễm và thảm hoạ môi trường, dịch bệnh. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm phá p luật về tài nguyên và môi trường…”. Nền công nghiệp càng phát triển
mạnh mẽ thì càng tác động vào môi trường sống tự nhiên, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, do đó chúng ta cần tìm ra những giải pháp cụ thể, khoa học và hiệu quả để cải thiện môi trường, nâng cao ý thức của cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng trong kĩ thuật và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Có thể áp dụng các kiến thức Vật lí để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Việc học tập môn vật lí giúp con người nắm rõ các quy luật tự nhiên và có cách ứng xử phù hợp hơn với môi trường xung quanh.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí” Tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân huyện Thanh Chương.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Việt Nam năm 2018 cũng đề cập đến tám lĩnh vực học tập chủ chốt và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Theo chương trình, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ được thiết kế, tổ chức ở cả ba cấp học, được phát triển từ các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và được thiết kế theo các chuyên đề từ chọn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể được tổ chức bằng các hình thức như: tham quan thực tế, diễn đàn, giao lưu, trò chơi, câu lạc bộ,
… Từ đó, học sinh được phát triển các kĩ năng, năng lực cũng như cảm xúc, phẩm chất đạo đức… nhờ việc vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. Như vậy, có thể thấy hoạt động trải nghiệm chính là một nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng được qui trình và biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo định hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua việc dạy học chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân cũng như các đơn vị khác…
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh nội dungkiến thức Vật lí lớp 10.
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường”, Vật lí lớp 10 theo hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh. Xây dựng các biện pháp và qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực nói trên và tổ chức bồi dưỡng cho HS trong dạy học chủ để “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường”.
Thời gian: Khoảng thời gian dạy học các kiến thức có liên quan, trọng tâm là chyên đề 3 “ Vật lý với giáo dục bảo vệ môi trường
Không gian: Tổ chức thực nghiêm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân – Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghê An .
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề xuất được qui trình, biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và vận dụng vào dạy học các kiến thức thuộc chủ để “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” thì sẽ bồi dưỡng được năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lí ở trường THPT.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và hoạt động trải nghiệm.
Nghiên cứu cấu trúc chương trình, xây dựng chuyên đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” sách chuyên đề học tập Vật lý 10 và tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề này.
Nghiên cứu thực tiễn
+ Nghiên cứu về thực tiễn năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và hoạt động trải nghiệm ở trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và các trường khác trong huyện Thanh Chương
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương phá p nghiên cứu lí luận:
+ Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học và tâm lí học, chương trình, nội dung sách
giáo khoa, sách bài tập Vật lí…
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của năng lực chung; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Phương phá p điều tra, quan sá t thực tiễn:
+ Nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí; dạy học theo hướng trải nghiệm.
+ Tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với HS và GV ở các trường trung học phổ thông.
Phương phá p thực nghiệm sư phạm
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của chuyên đề bồi dưỡng năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề “Vật lí với giáo dục bảo vệ môi trường” Vật lí 10. Chương trình giáo dục phổ thông 2018
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN DƯỚI GÓC ĐỘ VẬT LÍ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
1.1.1. Khá i niệm năng lực
Ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì khái niệm năng lực cũng khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” .
Phạm trù năng lực thường được hiểu theo những cách khác nhau và mỗi cách hiểu có những thuật ngữ tương ứng:
Thứ nhất, năng lực hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, khả năng giải toán, khả năng nói tiếng Anh, … có thể gọi là năng lực giải toán, năng lực nói tiếng Anh… và các năng lực đó thường được đánh giá bằng các câu hỏi trắc
nghiệm trí tuệ.
Thứ hai, năng lực là khả năng thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hay hành động cụ thể, liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động.
Người học có năng lực hành động về một loại hay một lĩnh vực hoạt động nào đó cần hội tụ đủ các dấu hiệu cơ bản sau:
– Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống hay chuyên sâu về loại hay lĩnh vực hoạt động;
– Biết cách tiến hành hoạt động hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm xác định mục tiêu cụ thể, cách thức, phương pháp thực hiện hành động, lựa chọn được các giải pháp phù hợp… và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích).
– Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc.
Trong khoa học tâm lí, người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm lí riêng của cá nhân; nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹp một loạt hoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao.
Tuy nhiên vấn đề phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng lực cho HS là một trong những vấn đề cơ bản của chiến lược nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực của Đảng ta. Trong đó, năng lực được hiểu là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động
đạt được những kết quả cao. Năng lực cũng là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của
khả năng con người phù hợp với một hoạt động nhất định, đảm bảo cho những hoạt động đó có những kết quả.
Từ đó, có thể đưa ra một khái niệm về năng lực hành động, đó là:
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định.
Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Có thể xem xét riêng một cách tương đối phẩm chất và năng lực, nhưng năng lực hiểu theo nghĩa rộng (năng lực người) bao gồm cả phẩm chất và cá năng lực hiểu theo nghĩa hẹp.
Mục tiêu của Chương trình giáo dục hiện nay theo hướng phát triển năng lực,
định hướng của chương trình giáo dục nói chung và Vật lí nói riêng nhằm giúp HS phát triển năng lực thông qua việc thực hành và có tính hướng nghiệp với sự điều chỉnh, tính toán đến yếu tố các đối tượng và khu vực khác nhau. Thông qua việc học tập môn Vật lí ở trường THPT, HS có thể phát triển nhận thức, tham gia vào tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải
1.1.2. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
1.1.2.1. Khái niệm năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí 2018 của Bộ giáo dục và đào tạo, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là năng lực đặc thù môn học được hình thành và phát triển cho học sinh trong quá trình học môn Vật lí. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được hiểu là tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình Vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận.
Vậy năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là việc HS có khả năng nhận thức được vấn đề, đặt ra các giả thuyết và có khả năng giải quyết được các vấn đề, hiện tượng Vật lí gần gũi trong thế giới tự nhiên khi gặp phải.
1.1.2.2. Vai trò của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
Việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, hiểu, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Trong quá trình phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí, học sinh sẽ biết trân trọng, sử dụng các kiến thức Vật lí đã hình thành để giữ gìn và bảo vệ tự nhiên; có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước.
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là một trong 3 thành tố của năng lực Vật lí. Việc nhận thức các kiến thức Vật lí, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, kết hợp với vận dụng kiến thức Vật lí vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực Vật lí ở học sinh. Từ đó tiến đến mục tiêu đào tạo con người năng động sáng tạo trong nhà trường.
Cấu trúc của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí Thành tố năng lực và chỉ số hành vi tương ứng của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1: Thành tố năng lực và chỉ số hành vi của năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí
THÀNH TỐ NĂNG LỰC CHỈ SỐ HÀNH VI
1. Đề xuất vấn đề liên quan đến các kiến thức tự nhiên về Vật lí 1.1. Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn
đề
1.2. Phân tích bối cảnh để đề xuất vấn đề
1.3. Kết nối kiến thức cũ, kinh nghiệm với vấn đề mới
1.4. Diễn đạt bằng lời nói, văn bản về vấn đề đã đề xuất
2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết 2.1. Phân tích vấn đề đã đề xuất
2.2. Đưa ra các dự đoán về nguyên nhân, hệ quả của vấn đề
2.3. Xây dựng các dự đoán
2.4. Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu
3. Lập kế hoạch thực hiện 3.1. Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu
3.2. Xác định các công việc cần thực hiện
3.3. Lựa chọn phương pháp thích hợp.
3.4. Lập kế hoạch triển khai tìm hiểu
4. Thực hiện kế hoạch 4.1. Thu thập, lưu giữ dữ liệu
4.2. Phân tích, xử lí dữ liệu
4.3. Đánh giá và so sánh kết quả với giả thuyết
4.4. Giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh khi cần
thiết
5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận 5.1. Biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu
5.2. Viết báo cáo sau quá trình tìm hiểu
5.3. Trình bày báo cáo trước tập thể
5.4. Thảo luận để bảo vệ kết quả tìm hiểu
6. Ra quyết định và đề
xuất ý kiến để giải quyết 6.1. Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm
hiểu
6.2. Đưa ra khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu
1.2. Hoạt động trải nghiệm
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Trải nghiệm
Theo từ điển tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua”; như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể trực tiếp được tham gia vào các hoạt động và từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình .
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “trải nghiệm” được diễn giải theo hai nghĩa. “Trải nghiệm” theo nghĩa chung nhất “là bất kì một trạng thái có màu sắc, cảm xúc nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm lí của từng người”. Hiểu theo nghĩa hẹp, “trải nghiệm là những tín hiệu bên trong, nhờ đó cá c sự kiện diễn ra đối với cá nhân được ý thức chuyển thành ý kiến cá nhân, góp phần lựa chọn tự giá c cá c động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” .
Như vậy, trải nghiệm chính là việc cá nhân trực tiếp trải qua một hoạt động nào đó rồi rút ra cho mình những kinh nghiệm thực tiễn và từ đó có được những kiến thức, hiểu biết, kĩ năng cần thiết về vấn đề đó. Trải nghiệm vừa là nguồn gốc của kiến thức, vừa là môi trường để kiểm chứng kiến thức đã có. Trong quá trình trải nghiệm, người học tác động vào môi trường, thể hiện được giá trị của mình đối với môi trường mà từ đó hình thành ý tưởng, nhận thức được ý nghĩa của sự học thông qua trải nghiệm.
1.2.1.2. Hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm Hoạt động giáo dục theo nghĩa tổng quan nhất là “những hoạt động có chủ
đích có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục, được thực hiện thông qua cách thức phù hợp nhằm để chuyển tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục”. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp.
Hoạt động dạy học là quá trình người dạy tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học nhằm giúp họ lĩnh hội tri thức khoa học, kinh nghiệm của loài người để phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]