SKKN Từ hoạt động trải nghiệm định hướng cho học sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT
- Mã tài liệu: MP0512 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 133 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đông Hiếu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đông Hiếu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Từ hoạt động trải nghiệm định hướng cho học sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT“ triển khai các biện pháp như sau:
– Đã xây dựng được quy trình mẫu, các thao tác cơ bản trong hoạt động trải nghiệm và các dự án học tập.
– Từ những hoạt động trải nghiệm, dự án học tập nhỏ gắn với nội dung chương trình đến các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật. Học sinh dần được làm quen và có thể tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật dưới sự hướng dẫn của viên.
– Việc sử dụng các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật gắn với thực tiễn giúp các em hào hứng và đam mê hơn với bộ môn Vật lí, các em tích cực tìm tòi các sản phẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới đang bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ. Xã hội phồn vinh ở thế kỷ XXI phải là một xã hội “dựa vào tri thức”, vào tư duy sáng tạo, vào tài năng sáng chế của con người. Để có thể vươn lên được, đòi hỏi chúng ta phải đào tạo nguồn nhân lực không những phải có kiến thức, mà còn phải có năng lực hoạt động thực nghiệm. Ngành giáo dục hiện nay đã và đang có những bước đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học đối với môn Vật lí là điều tất yếu. Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm, học sinh vừa được trang bị kiến thức, vừa được trang bị phương pháp làm việc và năng lực hoạt động thực nghiệm. Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN)và các dự án học tập trong môn Vật lí là một trong những biện pháp giúp học sinh được quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm và tham gia vào các hoạt động thực tiễn qua đó khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tích cực nghiên cứu, khơi nguồn cho sự sáng tạo, tìm ra những giải pháp mới, các sản phẩm ứng dụng vào thực tế từ đó hình thành những phẩm chất và kĩ năng sống, phát triển các phẩm chất và năng lực. Việc thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các dự án học tập, dự án khoa học kĩ thuật giúp các em phát triển các kĩ năng, hình thành các phẩm chất năng lực, giúp các em đam mê sáng tạo và yêu thích môn Vật lí – môn khoa học thực nghiệm. Việc tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật trong trường phổ thông tạo động lực cho các em hướng tới những mục tiêu, lí tưởng cao hơn trong tương lai, là tiền đề cho các em cho các em sáng tạo và đam mê nghiên cứu.
Trong quá trình dạy học, chúng tôi đã tích luỹ kinh nghiệm và xin giới thiệu một số các hoạt động trải nghiệm, các dự án học tập, dự án khoa học kĩ thuật đã áp dụng có hiệu quả tại trường Trung học phổ thông (THPT) Đông Hiếu. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục và điều kiện thực tiễn của môn học chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Từ hoạt động trải nghiệm định hướng cho học sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu, vận dụng dạy học dự án, trải nghiệm để định hướng cho học sinh thực hiện các dự án khoa học kĩ thuật ở trường THPT nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các hoạt động trải nghiệm, các dự án học tập và dự án khoa học kĩ thuật trong dạy học Vật lí tại trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra bằng phiếu, phỏng vấn, chuyên gia, thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp thống kê toán học.
V. TÍNH MỚI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
– Đã xây dựng được quy trình mẫu, các thao tác cơ bản trong hoạt động trải nghiệm và các dự án học tập.
– Từ những hoạt động trải nghiệm, dự án học tập nhỏ gắn với nội dung chương trình đến các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật. Học sinh dần được làm quen và có thể tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật dưới sự hướng dẫn của viên.
– Việc sử dụng các hoạt động trải nghiệm và các dự án khoa học kĩ thuật gắn với thực tiễn giúp các em hào hứng và đam mê hơn với bộ môn Vật lí, các em tích cực tìm tòi các sản phẩm ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO, DẠY HỌC DỰ ÁN.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Hoạt động trải nghiệm
1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm “HĐTN là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”. Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa (Đại học Quốc gia Hà Nội).
1.2. Vai trò của hoạt động trải nghiệm – Là cầu nối nhà trường với thực tiễn.
– Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa.
– Nuôi dưỡng và phát triển đời sống tình cảm, ý chí.
1.3. Đặc điểm của HĐTN
– Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động.
– Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao.
– Được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
– Đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
– Giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác không thực hiện được.
1.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông
HĐTN được xem là một trong những điểm nhấn của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Đặc trưng cơ bản của HĐTN là đặt học sinh trong môi trường hoạt động học tập đa dạng, học đi đôi với hành, học từ chính hành động của bản thân, học trong nhà trường gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn của cộng đồng. Đó cũng chính là mục tiêu của giáo dục hiện nay hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của người học.
Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa thì đây là chương trình bắt buộc có phân hóa bao gồm các chương trình: chương trình trải nghiệm hoạt động sinh hoạt hành chính nhà trường; chương trình HĐTN định hướng cá nhân; chương trình HĐTN tổng hợp; chương trình hoạt động câu lạc bộ. HĐTN trong chương trình mới chú trọng đổi mới cả về nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động.
Từ nội dung, hình thức trải nghiệm đều mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau, đáp ứng mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động. Bằng HĐTN của bản thân mỗi học sinh vừa là người tham gia vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên mỗi hoạt động đều phù hợp với năng lực người học. Thông qua HĐTN người học hình thành các năng lực như năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; năng lực tổ chức quản lý cuộc sống; năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; năng lực định hướng nghề nghiệp và khám phá sáng tạo…
1.5. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông
1.5.1. Hoạt động câu lạc bộ
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, … dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác.
1.5.2. Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. 1.5.3. Tổ chức diễn đàn
Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực.
1.5.4. Sân khấu tương tác
Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.
1.5.5. Tham quan, dã ngoại
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy… ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
1.5.6. Hội thi
Hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTN.
1.5.7. Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, khả năng tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê.
1.5.8. Hoạt động giao lưu
Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.
1.6. Xây dựng và áp dụng các HĐ TN gắn liền với thực tiễn trong dạy học Vật lí ở trường THPT
1.6.1. Đề xuất xây dựng được kế hoạch (thiết kế) HĐ TN trong dạy học vật lí
a. Xây dựng kế hoạch
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HĐTN
I. Mục tiêu II. Kế hoạch cụ thể
Stt
Nội dung/Hoạt
động Đối tượng thực
hiện Thời gian
Người phụ trách
b. Xây dựng theo cấu trúc
Tên chủ đề
1. Mục tiêu
2. Nội dung
3. Hình thức tổ chức
4. Đối tượng tham gia và quy mô tổ chức
5. Thời gian, địa điểm tổ chức
6. Chuẩn bị
7. Gợi ý các hoạt động Hoạt động 1: a. Mục tiêu
b. Cách tiến hành Hoạt động 2…
1.6.2. Đề xuất tổ chức được hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch đã thiết kế.
Các giai đoạn tổ chức HĐTN cho học sinh phổ thông trong dạy học môn
vật lí
– Giai đoạn 1: Giáo viên đề xuất nhiệm vụ (Nhiệm vụ vừa sức với học sinh).
– Giai đoạn 2: Học sinh trải nghiệm trong thực tiễn (HS trải nghiệm cá nhân, theo nhóm nhỏ hay theo lớp, có hoặc không có người hướng dẫn).
– Giai đoạn 3: Học sinh làm báo cáo kết quả trải nghiệm (Nhóm học sinh báo cáo về sản phẩm, quá trình hoạt động, quá trình học tập của nhóm. Đồng thời cá nhân học sinh báo cáo về các kiến thức chiếm lĩnh, cảm xúc của bản thân, kinh nhiệm tích lũy).
– Giai đoạn 4: Học sinh thảo luận trình bày tập thể các báo cáo trải nghiệm (Giai đoạn này là giai đoạn thể chế hóa kiến thức, kết quả học tập và rút ra kinh nghiệm cho từng cá nhân học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo). – Giai đoạn 5: Tổng kết quá trình hoạt động, học tập, thực hiện nhiệm vụ của HS (GV thể chế hóa kiến thức theo mục tiêu đã đặt ra, đánh giá năng lực và kĩ năng của HS, cùng HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực HS thu được).
1.7. Đánh giá kết quả HĐTN sau khi áp dụng các HĐTN trong dạy học vật lí
1.7.1. Quy trình thực hiện đánh giá kết quả của HĐTN
– Lựa chọn mục tiêu (cân nhắc lựa chọn nội dung, mục đích và phẩm chất) – Lựa chọn phương tiện đánh giá (bảng hỏi, quan sát, bản viết tay, hệ thống câu hỏi và câu trả lời theo cấp độ (rating scale method)
– Xây dựng công cụ đánh giá (công cụ đánh giá có tính thích hợp và độ tin cậy)
– Tiến hành đánh giá và xử lý kết quả
– Phân tích kết quả đánh giá, ứng dụng
1.7.2. Phương pháp và công cụ đánh giá hoạt động trải nghiệm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]