SKKN Ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hóa Học lớp 11 THPT
- Mã tài liệu: MP0631 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 578 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 85 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 85 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hóa Học lớp 11 THPT” triển khai các biện pháp như sau:
Ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hoá học lớp 11 THPT
1. Ứng dụng Canva tạo phiếu học tập đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn
2. Ứng dụng Canva thiết kế truyện tranh khởi động bài học hoặc khi hình thành kiến thức mới
3. Ứng dụng Canva xây dựng sơ đồ tư duy
4. Ứng dụng Canva trong xây dựng một số trò chơi nhằm củng cố kiến thức bài học
5. Ứng dụng Canva xây dựng các video thuyết trình
6. Ứng dụng Canva trong hoạt động dự án học tập của học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay – thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức – đã tạo ra những biến đổi to lớn trong mọi mặt hoạt động của con người và xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã cho thấy vai trò to lớn và những tác dụng kỳ diệu của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục ở các nước có nền giáo dục phát triển.
Dịch bệnh COVID-19 khiến cho nhiều hoạt động bị ngừng trệ, trong đó có ngành Giáo dục. Để khắc phục khó khăn trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì chủ trương học trực tuyến đã được triển khai trên mọi vùng miền.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học” hay chương trình: “Sóng và máy tính cho em”, nhiều trường học đẩy mạnh triển khai áp dụng phương pháp dạy và học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp để đảm bảo tiến độ học tập của học sinh, sinh viên.
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học không còn xa lạ với tất cả các giáo viên, ở tất cả các môn học, trong đó có môn Hoá học. Hoá học là một môn khoa học mang tính trừu tượng cao. Nó nghiên cứu về các đặc tính, cấu tạo và các biến đổi của chất, các phản ứng hoá học xảy ra trong thực tiễn.
Do đó, trong dạy học môn Hóa học cần có các phương pháp thực nghiệm, trực quan phù hợp để giúp học sinh thấy được ứng dụng của hóa học trong đời sống hàng ngày, thấy được vai trò của hóa học trong thực tiễn thông qua các tiết dạy và bài dạy, giúp học sinh hình dung được cấu tạo chất, tính chất của các chất thông qua các hình ảnh minh họa. Ngoài ra, các đoạn phim, tư liệu, những hình ảnh thực tế, những câu đố, trò chơi ô chữ sẽ tăng tính sinh động, hấp dẫn cho bài học, kết hợp được cả lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời học sinh có thể tự xây dựng cho mình những phiếu học tập, sơ đồ tư duy hay những video về hoá học liên hệ với đời sống hàng ngày xung quanh chúng ta.
Hiện nay có rất nhiều nền tảng công nghệ phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, đa số các phần mềm chưa phát huy được hết những ưu điểm, chưa được ứng dụng rộng rãi trong dạy học Hoá học và nó còn mang tính phức tạp.
Vì vậy, để việc vận dụng các ứng dụng học tập có sẵn vào dạy học trực tuyến và trực tiếp có hiệu quả, dùng miễn phí với chất lượng hình ảnh đẹp mắt, rõ nét, âm thanh chuẩn, sinh động, hấp dẫn, tạo hứng thú cho người học với thao tác đơn giản, dễ sử dụng cho cả thầy cô và cả học sinh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hóa Học lớp 11 THPT”
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua ứng dụng phần mềm Canva giúp giáo viên xây dựng bài giảng hoá học lớp 11 với hình thức sinh động, hài hoà đưa các nội dung kiến thức bài học gắn với thực tiễn đến học sinh có hiệu quả hơn. Đồng thời học sinh có thể tự xây dựng nội dung kiến thức trọng tâm bài học dưới nhiều hình thức một cách cô đọng, dễ hiểu, dễ nhớ, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học của quá trình dạy học.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
– Tìm hiểu phần mềm Canva.
– Các giải pháp về ứng dụng phần mềm Canva trong dạy học môn Hoá học lớp 11 và tính hiệu quả của các giải pháp.
– Thực nghiệm và đánh giá kết quả.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Phần mềm Canva.
+ Chương trình Hoá học lớp11 cơ bản.
– Phạm vi nghiên cứu: Một số giải pháp ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hoá học lớp 11 THPT.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu lý thuyết, lí luận.
– Nghiên cứu thực tiễn :
+ Phương pháp điều tra thực trạng
+ Phương pháp phân tích, so sánh.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp thu thập số liệu và xử lí toán học.
– Tham khảo, trò chuyện, trao đổi, tiếp thu ý kiến của giáo viên và học sinh, học hỏi kinh nghiệm những người đi trước.
1.6. Tính mới và đóng góp mới của đề tài
– Chưa có một tác giả nào đề cập và cụ thể hoá chi tiết về ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hoá học.
– Góp phần tích cực trong việc tạo động cơ, sự hứng thú học tập môn Hoá học cho học sinh, đổi mới đa dạng hóa PPDH môn Hoá học của giáo viên tại trường THPT.
– Khẳng định được vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc vận dụng phần
mềm dạy học trong dạy học môn Hoá học ở trường THPT.
– Đánh giá được thực trạng của việc ứng dụng phần mềm dạy học trong dạy học môn Hoá học ở trường THPT.
– Làm phong phú thêm lí luận phương pháp dạy học, vận dụng phần mềm dạy học vào môn Hoá học.
– Đề xuất và xây dựng được một số giải pháp về ứng dụng phần mềm Canva trong dạy và học môn Hoá học lớp 11 THPT.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CANVA TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 THPT
1.1. Cơ sở lí luận
Đổi mới giáo dục đang được toàn xã hội quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Xu hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4
khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12-1996), được thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999), chỉ thị 55 (2008), được thống nhất trong Nghị quyết 29-NQ/TW tại Hội nghị TW 8 khóa XI.
Về PPDH, luật giáo dục quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, điều 5) [6]. Luật giáo dục cũng đưa ra những quy định về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông cho từng cấp học. Về nội dung dạy học, điều 28 Luật giáo dục (2005) quy định: “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học”. Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 Luật giáo dục (2005) quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [6].
Ngày 4 tháng 11 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [4]. Nghị quyết đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện PPDH như sau: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Trong “Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và Phương hướng phát triển giáo dục 2002- 2010”, tại hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành
Trung ương khoá IX đã nêu rõ: “Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế, gắn bó hơn với cuộc sống xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và địa phương”.
Ngày 26/8/2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 – 2017 của ngành Giáo dục. Trong đó có nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [3].
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đó có các phần mềm vào dạy học là một xu hướng hiện đại hóa quá trình dạy và học nhằm phát triển các năng lực, kĩ năng của người học, hướng người học đến sự phát triển toàn diện.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vai trò phần mềm dạy học trong dạy và học môn Hoá học lớp 11 THPT
Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ chỉ ra rằng: Học sinh chỉ có thể nhớ được 10% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ được 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ được tới 20% kiến thức. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ được 30%. Thông qua thảo luận nhóm với nhau, học sinh có thể nhớ được 50% kiến thức. Nhưng nếu học sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm thì có khả năng nhớ tới 75% kiến thức. Còn nếu giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới được 90%, điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
Trong giáo dục, việc ứng dụng các phần mềm dạy học trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về phương pháp giảng dạy. Với hiệu ứng linh hoạt của các phần mềm giúp giáo viên thuận tiện trong việc thiết kế, soạn bài giảng, xây dựng các tiết học sinh động, hấp dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng. Phần mềm dạy học còn tạo môi trường đa phương tiện với những video, biểu đồ, hình ảnh trực quan giúp giáo viên truyền đạt kiến thức đến học sinh dễ dàng và hiệu quả, đồng thời kích thích sự hứng thú tìm tòi và sáng tạo của các em. Học sinh được quyền chủ động khám phá kiến thức bằng công nghệ số, đây cũng là tiện ích mà công nghệ số đem lại, tăng tính tương tác giữa thầy và trò trong các tiết học.
1.2.2. Thực trạng ứng dụng phần mềm dạy học nói chung và phần mềm
Canva nói riêng trong dạy và học môn Hóa học lớp 11 trong trường THPT
Để tìm hiểu về việc sử dụng phần mềm dạy học trong đó có phần mềm Canva trong dạy học Hóa học ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã thực hiện cuộc điều tra tham khảo ý kiến của GV và HS trường THPT Diễn Châu 5.
* Mục đích điều tra
– Khảo sát giáo viên:
+ Khảo sát thực trạng sử dụng PMDH trong đó có phần mềm Canva trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT: mức độ sử dụng, những khó khăn gặp phải. + Tìm hiểu về phương pháp sử dụng PMDH nói chung và phần mềm Canva nói riêng để tố chức hoạt động học tập nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, hứng thú cho học sinh.
– Khảo sát học sinh:
+ Tìm hiểu mức độ sử dụng PMDH trong đó có phần mềm Canva.
+ Tìm hiểu thái độ và hiểu biết của học sinh đối với PMDH trong đó có phần mềm Canva.
* Đối tượng điều tra
– Giáo viên giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Diễn Châu 5.
– Học sinh lớp 11 trường THPT Diễn Châu 5.
* Phương pháp điều tra
Tiến hành phát 8 phiếu điều tra đến giáo viên (Phiếu điều tra ở phụ lục 1) và phát 240 phiếu điều tra đến học sinh 4 lớp 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 11A10, 11A12 (phiếu điều tra ở phụ lục 2).
* Kết quả điều tra
– Kết quả tham khảo ý kiến giáo viên.
Số phiếu thu hồi lại 8/8 đạt 100%.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]