SKKN Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT
- Mã tài liệu: MP0468 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 789 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai 2 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Về mặt lí luận
– Góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học Vật lí ở lớp 10 nói riêng và ở trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục THPT mới.
– Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn vật lí.
– Đề xuất phương án vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
– Góp phần đổi mới PPDH môn Vật lí theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.
Về mặt thực tiễn
– Thiết kế quy trình dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
– Thực hiện có hiệu quả quy trình dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh đảm bảo yêu cầu đổi mới hiện nay trong dạy học.
Mô tả sản phẩm
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên (GV) đã được tiếp cận với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Đại đa số GV chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Phần lớn GV, những người có mong muốn sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh (HS) không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học. Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các PPDH tích cực hiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác còn hạn chế; chưa kết hợp được sự đánh giá của GV và sự tự đánh giá của HS trong quá trình dạy học.
Một trong những định hướng lớn hiện nay của giáo dục nước ta trong vấn đề đổi mới là chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực HS. Làm thế nào để phát triển năng lực HS? Đây là vấn đề thực sự cấp thiết đang đặt ra cho nền giáo dục hiện nay mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng tới. Trong quá trình công tác, trải qua nhiều PPDH tích cực tôi luôn tự hỏi làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân nhận thấy rằng phải làm cho HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động khám phá những điều chưa biết dựa trên những điều mà các em đã tích lũy được. Để có một bài giảng thu hút được HS, giúp phát triển năng lực HS đòi hỏi mỗi GV phải tìm tòi, cập nhật các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới phù hợp với từng đối tượng HS. Dạy học dựa trên phát triển năng lực là chìa khóa để nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó dạy học theo hướng phát triển năng lực HS chú trọng lấy HS làm trung tâm và GV là người hướng dẫn, giúp các em chủ động trong việc đạt được năng lực theo yêu cầu đặt ra, phù hợp với đặc điểm cá nhân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của HS, trong đó, HS tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
Năng lực vật lí được hình thành và phát triển tốt nhất thông qua tổ chức cho HS hoạt động tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề. Và dạy học giải quyết vấn đề đáp ứng được điều đó.
Chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT là chương có nhiều con đường để cho HS tiếp cận các kiến thức như: Dựa trên phân tích lý thuyết, dựa trên nghiên cứu thực nghiệm, vận dụng giải thích thực tiễn. Chính vì thế có nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động cho HS trong học tập.
Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng
PPDH giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực HS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí lớp 10 nói riêng và chất lượng dạy học Vật lí ở trường phổ thông nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT để góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Vật lí cho học sinh THPT.
Nhằm đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. Giúp cho GV có kĩ năng tốt nhất trong việc vận dụng PPDH tích cực để dạy HS trong môn Vật lí ở trường THPT cho phù hợp với nội dung.
Nghiên cứu vận dụng dạy học GQVĐ theo định hướng phát triển năng lực HS vào chương “CHẤT KHÍ” Vật lí 10 – THPT nhằm hoàn thiện lí luận về vận dụng dạy học GQVĐ theo định hướng phát triển năng lực HS; với việc ây dựng một phương án vận dụng dạy học mới hỗ trợ cho phương án vận dụng dạy học hiện hành để dạy học toàn diện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận: Chương trình, sách giáo khoa Vật lí 10 THPT hiện hành, chương trình GDPT mới và các tài liệu về dạy học giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu thực trạng vận dụng dạy học giải quyết vấn đề ở trường THPT.
Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT.
Xây dựng tiến trình dạy học và vận dụng dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực HS một số bài của chương “CHẤT KHÍ” Vật lí lớp 10 – THPT vào tiết dạy.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã ây dựng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,…có liên quan.
Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Phương pháp dạy và học tích cực
Thuật ngữ “Phương pháp dạy học tích cực” được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục/dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của HS. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi GV, HS không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá kiến thức, vận dụng kiến thức để GQVĐ trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo.
Bản chất của dạy và học tích cực là khai thác động lực học tập ở HS để phát triển chính HS. Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị tốt nhất cho HS thích ứng với đời sống ã hội.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học tích cực
Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực nhận thức của HS. Nói cách khác là “Dạy học lấy hoạt động của HS làm trung tâm”. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực có nghĩa là hoạt động học tập phải được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động hợp tác, trong mối quan hệ tương tác giữa GV – HS, HS – HS trong môi trường học tập thân thiện, an toàn. Trong dạy học tích cực, HS là chủ thể hoạt động, GV đóng vai trò người tổ chức hướng dẫn, đòi hỏi GV phải có kiến thức sâu, rộng, có kĩ năng sư phạm, đặc biệt phải có tình cảm nghề nghiệp thì việc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]