Logo Kiến Edu

SKKN Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học phần “Sóng Ánh Sáng” Vật lí 12 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Giá:
100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Vật lí
Lớp: 12
Bộ sách:
Lượt xem: 977
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
65
Lượt tải:
10

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học phần “Sóng Ánh Sáng” Vật lí 12 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh″ triển khai các biện pháp như sau: 

1.Các bước thực hiện biện pháp thuyết đa trí tuệ
2.Vận dụng các trí tuệ trong học thuyết đa trí tuệ vào bài học vật lý
a. Những hoạt động vận dụng Trí tuệ thông minh Logic
b. Những hoạt động vận dụng trí tuệ ngôn ngữ
c. Phát triển trí tuệ giao tiếp
d. Trí thông minh về vận động .
e. Phát triển trí tuệ không gian/hội họa
f. Những hoạt động vận dụng trí thông minh hướngngoại( tự nhiên)
3.Áp dụng thuyết đa trí tuệ : chủ đề “ Máy quang phổ, Các loại bức xạ không nhìn thấy”

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục nước nhà đang chuyển mình tiệm cận nền giáo dục hiện đại thế giới, dạy học theo hướng phát triển năng lực và chuẩn bị tiếp nhận chương trình sách giáo khoa Vật Lý mới,tôi quyết định nghiên cứu đề tài với những lí do sau:
Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn”. Mỗi cá nhân là độc lập và duy nhất với những năng khiếu, sở trường, tiềm năng và đam mê khác nhau cần được nuôi dưỡng từ sớm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện con người không chỉ có trí thông minh logic (IQ) mà trí thông minh vô cùng đa dạng, mỗi một người có tám loại trí thông minh tiềm ẩn và có thể được khơi dậy trong quá trình giáo dục. Sứ mệnh cao cả của giáo dục chính là hình thành và phát triển năng lực của người học thông qua nắm bắt, khai phá được khả năng tiềm ẩn của người học. Thực tế cho thấy, giáo dục truyền thống chỉ tập trung vào việc phát triển trí thông minh logic, trí thông minh ngôn ngữ và dạy hàng nghìn cá thể khác nhau bằng cách giống nhau, đóng khuôn người học trong cùng chuẩn mực và tiêu chuẩn chung, quá trình dạy học đã bỏ qua những thế mạnh học tập thông qua các dạng trí tuệ khác như: trí tuệ không gian, trí tuệ giao tiếp, trí tuệ nội tâm, trí tuệ tự nhiên,… của học sinh. Giáo dục hiện đại quan tâm nhiều hơn đến giáo dục từng cá thể và phát triển trí thông minh đa dạng. Học thuyết đa trí tuệ (đa trí thông minh) ra đời và đóng vai trò quan trọng đối với nền giáo dục hiệnđại.
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã cho thấy sự cần thiết của việc Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị xác định rõ: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Đồng thời, ở nước ta hiện nay xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu thuyết đa trí tuệ và bước đầu vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học nhưng chủ yếu ở môi trường mầm non hoặc tiểu học.
Vật lí là một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật, các tính chất chung của cấu trúc, sự tương tác và chuyển động của vật chất. Vật lí không chỉ liệt kê, mô tả hiện tượng mà còn đi sâu vào nghiên cứu bản chất, khảo sát định lượng và tìm ra các quy luật của chúng. Sự phát triển của vật lí có liên quan mật thiết với các tư tưởng triết học, là cơ sở của nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Các kiến thức vật lí được xem như những mô hình được con người xây dựng nên để biểu đạt hiện thực. Do vậy, quá trình dạy học (QTDH) vật lí được thực hiện chủ yếu theo tiến trình mô hình hóa những tình huống có vấn đề với các hình thức làm việc chủ động, tích cực hóa người học. Với đặc thù của ngành vật lí, nếu khai thác được tiềm năng đa trí tuệ đang ẩn chứa trong mỗi HS thì

chất lượng của quá trình dạy học được nâng cao. Đồng thời giúp HS phát triển một cách toàn diệnhơn.
Phần “Sóng ánh sáng” là một phần khá quan trọng và lý thú trong chương trình vật lí 12 trung học phổ thông(THPT). Lý thuyết về sóng ánh sáng cũng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, ứng dụng nhiều trong y hoc, quân sự,… Từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học phần “Sóng Ánh Sáng” Vật lí 12 theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh” .
2. Mục đích nghiêncứu
Đề tài đặt ra mục đích tìm hiểu và đánh giá thực trạng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào phát huy năng lực và các dạng thông minh ở HS trong môn Vật Lí THPT nói chung, dạy học chương trình vật lí 12 nói riêng. Từ đó đề xuất hướng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chương “Sóng Ánh Sáng” trong chương trình vật lí 12 nhằm phát huy đa dạng trí tuệ và năng lực học sinh cũng như tăng hứng thú trong giờhọc.
Nhiệm vụ nghiêncứu
– Nghiên cứu cơ sở khoa học của đề tài, bao gồm việc làm rõ thuyết đa trí tuệ trong hoạt động dạy – học, thực trạng và khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chương “Sóng Ánh Sáng” Vật lí12.
– Xây dựng hệ thống quy trình, biện pháp vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học dạy học chương “Sóng Ánh Sáng” Vật lí12.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những phương pháp, cách thức vận dụng thuyết đa trí tuệ dạy học Chương “Sóng Ánh Sáng” Vật lí12.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Nghiên cứu ở môn Vật lí 12, các bài trong chương “Sóng Ánh Sáng”
– Thực nghiệm tại trường THPT Quỳnh Lưu 2.
4. Tính cấp thiết của đề tài.
Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT.
Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo con người; các nhà trường và giáo viên đang cần.
5. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT.
Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực trong bộ môn Vật lí hiện nay ở địa bàn huyện Quỳnh Lưu, từ đó đưa ra kinh nghiệm, định hướng cho GV dạy học tiếp cận chương trình GDPT năm2018 thông qua các chủ đề dạy học cụ thể.
Thông qua đề tài cũng làm rõ những thuận lợi và khó khăn việc tổ chức dạy học vận dung thuyết đa trí tuệ trong môn Vật lí, trên cơ sở đó thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp, điều chỉnh dạy học đúng tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu.
Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm và định hướng cho GV khi xây dựng và tổ chức dạy học vận dụng các phương pháp hiện đại tiếp cận chương trình mới.
Mặt khác, đề tài đã đưa ra định hướng cụ thể về phương pháp, kỉ thuật dạy học tích cực phù hợp với phương pháp vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Vật lí như: tính định hướng thực tiễn, tính định hướng hành động, định hướng hứng thú, tính tự lực cao của người học, tính cộng tác trong làm việc và định hướng sản phẩm. Giúp học sinh (HS) phát triển rất nhiều năng lực chuyên biệt của môn Vật lí.
Đưa ra cho giáo viên một cái nhìn mớimẻvềviệcđổimớiphươngphươngpháp dạy học và tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập thú vị hơn. Góp phần thúc đẩy quá trình học tập bộ mônVật lí,traudồikiếnthứcVật lí cho mỗi cá nhân nói chungvànhữnghọcsinhlànhữngchủnhântươnglaicủađấtnướcnóiriêng.
Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nội dung của thuyết đa trí tuệ cũng như các khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ cũng như khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học nói chung và dạy học bộ môn Vật lí nói riêng. Đưa ra một số gợi ý lớn về các mô hình, phương pháp phù hợp với thuyết đa trí tuệ trong dạy học Vật lí nhằm phục vụ cho quá trình dạy học Vật lí của giáo viên, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học môn Vật lí trong trườngTHPT.
Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo con người; các nhà trường và giáo viên đang cần.
b. Về hiệu quả kinh tế – xã hội: Đề tài này nếu được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông thì có thể có được những lợi ích cho xã hội như:
Giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình,cộng đồng…; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh. Hình thành cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
6. Cấu trúc sáng kiến.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và đề nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của SKKN gồm 2 phần chính:
Phần II. Nội dụng nghiên cứu. Phần III: Kết quả đạt được.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiêncứu
I. Cơ sở lýluận
Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; theo dự thảo chương trình phổ thông mới sau năm 2015, Bộ GD&ĐT xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen, phát triển hài hòa về thể chất và tinhthần; Trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo”.
Mục đích chương trình giáo dục phổ thông là đích đến, là đầu ra của sản phẩm giáo dục – nhân cách người học mà nhà trường phổ thông nói chung, hay nhiệm vụ của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên mỗi nhà trường phải góp phần sáng tạonên.
1. Năng lựcchung
a. Năng lực:
Theo Bộ giáo dục, năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập rèn luyện cho phép con người huy độngtổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính các nhân khắc phục hứng thú, niềm tin, ý chí… thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
– Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Hiểu theo cách khác, năng lực là khả năng của mỗi người, được hình thành do điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn hoặc do rèn luyện theo thời gian, nhằm thực hiện một hoạt động nào đó.
b. Năng lực chung:
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục học sinh phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Trong 10 loại năng lực.Trong 10 loại năng lực, phân ra năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán,thực nghiệm,tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Còn năng lực chung, bao gồm ba năng lực đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Chúng được được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển.

2. Thuyết đa trítuệ
Thuyết đa trí tuệ hay còn có thể được dịch là thuyết đa trí thông minh là học thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận trên nhiều phương diện, đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi Tiến sĩ Howard Gardner. Theo Gardner, trí thông minh, ông quan niệm như sau “là khả năng giải quyết vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm mà giải pháp hoặc sản phẩm có giá trị trong một hoặc nhiều môi trường văn hóa” và trí thông minh không thể chỉ đo lường duy nhất qua chỉ số IQ. Năm 1983, ông xuất bản một cuốn sách có tựa đề ‘Frames of Mind’, trong đó ông xuất bản các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Lý thuyết về nhiều trí thông minh)`
2.1.Nội dung thuyết Đa trítuệ
Thuyết này đã mang đến cho thế giới cái nhìn bao quát và toàn diện về tiềm năng não bộ của con người, nó đề cập đến sự đa dạng về trí tuệ của mỗi cá nhân. Theo đó, mỗi cá nhân sinh ra đều có 8 loại hình thông minh khác nhau. Lý thuyết thuyết Đa trí tuệ trong dạy học Vật Lý 12–THPT.
Thuyết đa trí tuệ (Multiple Intellgence Theory) giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ. Và họ hiểu thấu đáo vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia. Chúng ta có thể tìm hiểu về thuyết đa trí tuệ vì tò mò cách hoạt động, vì để khai phá ra những học sinh thông minh của mình,đôikhilàtìmkiếmsựhứngthúđểviệcdạyhọctrởnênthúvịhơn.Dùbất cứ lý do là gì, thuyết đa trí tuệ có thể mang lại cho bạn và học sinh của bạn – một hướng tiếp cận mới trong học tập.
2.2 Phân loại thuyết đa trí tuệ có thể vận dụng trong dạy học môn Vật lí ở trườngTHPT
Để vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học một cách có hiệu quả, GV cần đánh giá được các dạng năng lực trí tuệ của mỗi HS, linh hoạt thay đổi hình thức, PPDH cho phù hợp với đối tượng HS để phát huy được trí thông minh đa dạng của HS.
a. Những hoạt động vận dụng Trí tuệ thông minhLogic.
Nhiều quan điểm cho rằng, trí tuệ logic chỉ phù hợp với dạy học những môn về khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, bộ môn vật lý luôn yêu cầu người học phải có những tư duy logic để nắm bắt được bản chất của các sự kiện, hiện tượng VL. Vận dụng trí tuệ logic-toán học vào bộ môn Vật lí có rất nhiều PPDH như sơ đồ, biểu đồ, bản biểu thị, đồ thị, băng thời gian… trong đó sử dụng bản đồ tư duy có ưu thế lớn.
b. Những hoạt động vận dụng trí tuệ ngônngữ
Trong DHVL, việc vận dụng thuyết trí tuệ ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ nói trong DHVL được thể hiện quan thông báo, tường thuật, miêu tả, nêu đặc điểm, giải thích, trao đổi thảo luận, tranh luận, đóng vai, thuyết trình…
c. Những hoạt động vận dụng trí thông minh khônggian
Do đặc điểm của việc học tập vật lý là trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng VL tuy nhiên có những hiện tượng, TN vì điều kiện thiết bị thiếu thốn nên việc vận dụng thuyết đa trí tuệ không gian để tái hiện các hiện tượng có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình DHVL, GV có thể hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin: TN mô phỏng, tranh ảnh, tranh vẽ, biểu đồ, tranh dán, kẻ ô điêu khắc, phim ảnh để hỗ trợ việc giảng dạy, tạo nên sự phong phú, đa đạng và hấp dẫn trong giờ học; hoặc có thể khích lệ người học sắp xếp góc học tập, bảng họctập.
d. Trí thông minh về vận động.
Đây là dạng trí tuệ chú trọng vào hoạt động và hệ thông thao tác được vận dụng linh hoạt. Vận dụng trí tuệ vận động vào DHVL có thể sử dụng nhiều PPDH khác nhau, trong đó sân khấu hóa có ưu thế nổi trội. Sân khấu hóa là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch,đóng hoạt cảnh đề cao tính tương tác và khả năng sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát huy trí tuệ hình thể- động năng, trí tuệ ngôn ngữ cũng như trí tuệ giaotiếp.
g. Những hoạt động vận dụng trí thông minh hướng nội
Người có trí tuệ nội tâm có ý thức cao về khả năng tự hiểu được cảm xúc riêng, mục tiêu và động cơ cá nhân. Để vận dụng loại trí tuệ này trong DHVL cóthể sử dụng các PPDH suy ngẫm, bài tập nghiên cứu tình huống, kĩ thuật K-W- L- H…qua đó phát huy khả năng tư duy độc lập của cá nhân người đọc.
h. Những hoạt động vận dụng trí thông minh tự nhiên.
Với sự nhạy cảm nắm bắt các hiện tượng trong thiên nhiên của loại trí tuệ này, DHVL có thể sử dụng các hình thức dạy học tại bảo tàng, thực địa, trải nghiệm, dự án, tham quan học tập… sẽ đem lại hiệu quả cao cho quá trình lĩnh hội kiến thức.
2.3. Vai trò thuyết đa trí tuệ trong dạy học.
Từ các đặc điểm trên cho thấy, thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner đã

giúp chúng ta hiểu thêm về trí tuệ của con người theo cách thức mới, đa dạng hơn, rộng mở hơn. Thuyết đa trí tuệ ra đời đã được các nhà GD nghiên cứu vàáp dụng một cách khoa học, sáng tạo vào nhiều lĩnh vực và hoạt động của nhà trường, từ chiến lược xây dựng và triển khai mục tiêu, chương trình GD; Xây dựng môi trườngcảnh quan trường học, lớp học, công tác quản lí lớp học; Đánh giá kết quả đầu ra, cho đến nhận thức và hành động của mỗi giáoviên.
* Đối với người dạy:
Một trong những đóng góp lớn nhất mà Thuyết đa trí tuệ mang lại là sự tác động đến việc đổi mới PPDH của giáo viên, đổi mới cách nhìn nhận năng lực người học, bao gồm cả việc soạn giáo án theo lí Thuyết đa trí tuệ để phù hợp và khuyến khích tư duy của mọi người học. Thuyết đa trí tuệ đã gợi mở ra rất nhiều PPDH tích cực. Không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của các PPDH truyền thống. Các phương pháp này cũng đã góp phần phát triển ở người học một số dạng trí tuệ nhất định (như trí tuệ ngôn ngữ, logic-toán học). Người dạy khi đã hiểu rõ bản chất của Thuyết đa trí tuệ, họ sẽ là người tự giác và tích cực đổi mới các PPDH theo hướng khai phá tiềm năng của người học, góp phần “thức tỉnh” các dạng trí tuệ tiềm ẩn của người học. Mỗi dạng trí tuệ sẽ có các PPDH phù hợp và đặc trưng. Ví dụ: Các PPDH phù hợp với dạng trí tuệ ngôn ngữ gồm có kể chuyện, động não, viết bài thuyết trình,…, hoặc đối với dạng trí tuệ không gian thì có các phương pháp: vẽ tranh, lập mã bằng màu sắc, biểu tượng bằng đồ thị, sơ đồ tư duy; các phương pháp góp phần phát huy dạng trí tuệ giao tiếp như thảo luận nhóm,… Tuy nhiên, không có phương pháp nào là vạn năng hay duy nhất để “thức tỉnh” đầy đủ cả 8 dạng trí tuệ. Vì vậy, người dạy cần áp dụng linh hoạt nhiều PPDH khác nhau và phải biết cách lựa chọn phù hợp, phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, có như vậy mới khơi dậy, phát huy tối đa các dạng trí tuệ ở ngườihọc.
Hiểu biết về các dạng trí tuệ khác nhau còn giúp cho giáo viên thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về khả năng, phong cách học tập đa dạng của người học, tránh sự áp đặt những cách học, cách dạy không phù hợp với đặc điểm cá nhân, khó phát huy tiềm năng của người học. Đặc biệt, với vận dụng thuyết đa trí tuệ, nhà GD sẽ thực hiện được mục tiêu cá thể hóa trong dạy học, phát huy thế mạnh học tập riêng ở người học mà không đóng khung họ trong một mẫu chung kiểu “đo ni đónggiày”.Thông điệp của Howard Gardner truyền tải cho các GV rất rõ ràng: Khi giáo dục con người cần thông qua các điểm mạnh của họ, chúng ta không chỉ kích thích sự phát triển mà còn đặt niềm tin vào người học mới có thể đạt được các mục tiêu giáo dục.
* Đối với người học:
Thuyết đa trí tuệ không chỉ giúp bài học trở nên thú vị mà còn giúp học sinh tiếp cận, lưu giữ thông tin theo những cách khác nhau.
Ý nghĩa cao nhất mà thuyết đa trí tuệ mang đến là cá nhân hóa việc học: HS

được học tập đúng phong cách, đặc điểm, nhu cầu và sở thích cá nhân, được phát huy thế mạnh riêng. HS được đặt niềm tin và giữ vai trò trung tâm, chủ động và tích cực tiếp cận bài học theo cách riêng phùhợp.
Đồng thời với hoạt động học, HS được đánh giá linh hoạt ở nhiều dạng trí thông minh đa dạng. Tránh một phương pháp học tập theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”, áp đặt đóng khung người học trong hai loại hình trí tuệ ngôn ngữ và toán học/lôgic.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

10,12
VẬT LÍ
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)