SKKN Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Giá:
100.000 đ
Môn: Hóa học
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 689
Lượt tải: 10
Số trang: 56
Tác giả: Bùi Thị Thu Huyền
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Lê Lợi
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 56
Tác giả: Bùi Thị Thu Huyền
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Lê Lợi
Năm viết: 2021-2022

Chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của câu hỏi, bài tập thực tiễn hóa học góp phần đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tăng cường hứng thú học hóa học của học sinh.
Phát triển năng lực người học, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho HS.
Phát huy năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học, HS hiểu và tăng ý thức bảo vệ môi trường.

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Đặt vấn đề.
Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Những kiến thức hóa học rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày, do đó, trong giảng dạy hóa học nếu người giáo viên lồng ghép được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong hoạt động sống của con người thông qua các bài giảng cũng như các bài tập sẽ làm cho bài học trở nên sinh động hơn, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt, giúp cho học sinh thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn, thấy được sự cần thiết trong mỗi bài học và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Mặt khác, nó cũng rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức, đào sâu, mở rộng kiến thức một cách sinh động, linh hoạt vào cuộc sống.
Việc đưa bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trong thực tế, các tình huống trong cuộc sống, trang bị dần cho họ các kiến thức liên quan đến các quy trình sản xuất trong công nghiệp phải là mục đích cao nhất của nền giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong dạy học hóa học phổ thông là rất quan trọng và phù hợp với xu hướng đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Tài liệu liên quan đến vấn đề này thì nhiều tuy nhiên việc xây dựng thành bài tập một cách có hệ thống để thuận lợi cho việc sử dụng trong quá trình giảng dạy thì còn rất ít.
Hiện nay rất nhiều học sinh không thích học môn hóa học vì cho rằng môn hóa khó hiểu và ít liên quan thực tế. Bên cạnh đó nhiều giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy chưa liên hệ bài học trong sgk với thực tiễn đời sống nên không tạo được cho học sinh yêu thích môn hóa học.
Do đó, tôi chọn đề tài: “Xây dựng bài tập hóa hữu cơ lớp 11 có liên quan thực tiễn đời sống để lồng ghép trong bài học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mục đích tìm hiểu, sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập liên quan đến thực tiễn theo các chương trong sách giáo khoa lớp 11 cơ bản phần hóa hữu cơ nhằm thuận lợi cho việc sử dụng trong giảng dạy sau này cũng như tổ chức các câu lạc bộ hóa học, các cuộc thi vui để học…. cho học sinh ở trường phổ thông.
2.Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng và áp dụng bài tập liên quan đến các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và hoạt động thực tiễn của con người trong phạm vi kiến thức hóa hữu cơ chương trình lớp 11, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống bằng những kiến thức hóa học của chương trình phổ thông và lồng ghép trong bài học.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu ý nghĩa câu hỏi, bài tập hóa học thực tiễn và phương pháp sử dụng để góp phần phát triển năng lực học sinh.
Nghiên cứu các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên và trong cuộc sống liên quan đến chương trình hóa học hữu cơ lớp 11.
Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn dưới dạng tự luận và trắc nghiệm khách quan phần hóa hữu cơ lớp 11 nhằm phát triển năng lực học sinh.
Lồng ghép bài tập thực tiễn hóa hữu cơ lớp 11 trong bài giảng trên lớp học, bài kiểm tra của học sinh.
Thực nghiệm sư phạm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học phát triển năng lực và năng lực chuyên biệt hóa học . Thông qua nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT Lê Lợi và các trường THPT vùng lân cận.
Điều tra thực trạng đổi mới PPDH tại địa phương.
Nghiên cứu chương trình sách SGK, SGV, SBT hóa học lớp 11 (cơ bản và nâng cao).Tổng hợp những tài liệu có liên quan đến thực tiễn và chương trình hóa học hữu cơ.
Trao đổi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp.
Tham khảo các tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm, Mạng Internet.
5.Đóng góp của đề tài.
Chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của câu hỏi, bài tập thực tiễn hóa học góp phần đổi mới PPDH tại nhà trường, nâng cao được chất lượng dạy học.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tăng cường hứng thú học hóa học của học sinh.
Phát triển năng lực người học, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho HS.
Phát huy năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học, HS hiểu và tăng ý thức bảo vệ môi trường.

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực:
1.1.1. Khái niệm năng lực: là thuộc tính cá nhân cho phép thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra, ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế
1.1.2. Những loại năng lực cần chú trọng rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học.
* Nhóm năng lực chung, gồm:
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân.
Nhóm năng lực quan hệ xã hội.
Nhóm năng lực sử dụng công cụ hiệu quả.
* Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Hóa học Các năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học :
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
– Năng lực thực hành hóa học
– Năng lực tính toán
– Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
– Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Đối với môn Hóa học, vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống thể hiện ở các mặt: Thực tiễn đời sống (sử dụng khoa học, hợp lí các thành tựu của hóa học hướng đến mục tiêu an toàn, tiết kiệm và hiệu quả), thực tiễn sản xuất (áp dụng các nguyên lí, định luật…hóa học vào sản xuất để tạo ra công cụ, của cải, vật chất,… phục vụ và nâng cao chất lượng đời sống con người), thực tiễn nghiên cứu và sáng tạo (sử dụng những thành tựu đã có của Hóa học và các khoa học khác để sáng tạo ra các giá trị mới có nghĩa đối với nhân loại).
Việc phát triển Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất cần thiết cho HS vì nó giúp HS có thể tồn tại, phát triển, hội nhập trong xã hội hiện đại và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống.
1.2. .Ý nghĩa, tác dụng của câu hỏi, bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học để phát triển năng lực học sinh:
1.2.1. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong giảng dạy hóa học.
a, Ý nghĩa trí dục:
– Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú hấp dẫn.
– Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức.
– Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hóa học. Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh….
b, Ý nghĩa phát triển:
Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát độc lập, thông minh và sáng tạo.
c, Ý nghĩa giáo dục:
Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học Hóa học.
Bài tập thực tiễn, thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
1.2.2.Các xu hướng xây dựng bài tập hóa học (BTHH) hiện nay theo hướng phát triển năng lực.
– Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học.
– Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
– Xây dựng bài tập mới về bảo vệ môi trường và phòng chống ma túy. – Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thực tiễn trong tự nhiên và cuộc sống.
– Xây dựng bài tập có nội dung hóa học phong phú sâu sắc, phần tính toán đơn giản, nhẹ nhàng.
– Xây dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng.
1.2.3.Vai trò của câu hỏi, bài tập thực tiễn.
Trong giáo dục học, bài tập hoá học được xếp vào hệ thống các phương pháp dạy học hoá học. Phương pháp này được coi là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy hoá học.
Bài tập hoá học thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một bài tập hoá học. Các chức năng đó là:
a. Về kiến thức.
Thông qua giải bài tập hoá học thực tiễn, học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh
Bên cạnh đó, bài tập thực tiễn giúp học sinh thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, còn giúp học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
b. Về kĩ năng.
Việc giải bài tập thực tiễn giúp học sinh :
– Thứ nhất, rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực thích ứng, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác và làm việc theo nhóm…
– Thứ hai, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo …
– Thứ ba, rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học.
– Thứ tư, bồi dưỡng và phát triển các thao tác tư duy: quan sát, so sánh, phân tích, suy đoán, tổng hợp…
c. Về giáo dục.
Việc giải bài tập hoá học thực tiễn có tác dụng :
– Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn
– Thông qua nội dung bài tập giúp học sinh thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết… làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ngoài ra, vì các bài tập hoá học thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân học sinh, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của học sinh: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn học sinh thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Some techniques for 12 graders at high school to effectively deal with synonym and antonym questions in the national high school graduation examination
Tiếng Anh
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)