SKKN Xây dựng kế hoach và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP0647 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 422 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 97 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học nhằm theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh gồm 4 bước chính:
– Bước 1: Xác định YCCĐ từ yêu cầu cần đạt của chủ đề
– Bước 2: Phân tích yêu cầu cần đạt và mô tả mức độ biểu hiện của yêu cầu cần đạt, xác định hoạt động và nội dung ứng với mỗi YCCĐ
– Bước 3: Xác định các phương pháp và công cụ đánh giá
– Bước 4: Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch
Thông qua kết quả thực nghiệm sư phạm, bước đầu đánh giá được việc xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học nhằm theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học chủ đề Sulfuric acid và muối sulfade nói riêng và dạy học bộ môn Hóa học nói chung.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học”.Phát triển phẩm chất và NL người học trong giáo dục phổ thông là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Ở các nước đều chú ý hình thành, phát triển những NL cần thiết cho việc học suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày; trong đó chú trọng các NL chung như: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL tự học. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hoá học là môn học thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân. Môn Hoá học giúp học sinh có được những tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác. Cùng với Toán học, Vật lí, Sinh học, Tin học và Công nghệ, môn Hoá học góp phần thúc đẩy giáo dục STEM, một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
Nhằm đáp ứng mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục bộ môn Hóa học cấp
THPT mới trên cơ sở kế thừa những nội dung chương trình bộ môn Hóa học cấp THPT hiện hành, tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng kế hoach và công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy học hóa học thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018” làm đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với hy vọng giúp cho HS có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa và nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp trong dạy học hóa học thông qua chủ đề Sulfuric acid và muối sulfate từ đó giúp phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
– Phẩm chất, năng lực của học sinh THPT.
– Quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá.
– Quy trình kiểm tra đánh giá học sinh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở các trường THPT thuộc địa bàn nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài: cơ sở lý luận về phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù môn Hóa học, dạy học chủ đề, kiểm tra đánh giá của học sinh THPT.
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung chương trình và kiến thức chủ đề Sulfuric acid và muối sulfate , môn Hóa học, chương trình GDPT 2018.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Phát phiếu thăm dò cho HS và
GV để điều tra thực trạng xây dựng, sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học ở trường THPT.
Sử dụng phương pháp TNSP để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sử dụng công cụ kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hóa học ở trường THPT thông qua chủ đề sulfuric acid và muối sulfate, chương trình GDPT 2018.
Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến các giảng viên khoa sư phạm và giáo viên hóa học ở trường THPT về các vấn đề liên quan đến đề tài.
4.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm
Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí các số liệu điều tra và các kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra những kết luận cần thiết và khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết đề tài.
5. Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm
Đề tài được nghiên cứu từ học kỳ 2, năm học 2020 – 2021 và tiến hành thực nghiệm sư phạm rộng rãi tại các trường THPT trên địa bàn từ năm học 2021 – 2022. Quá trình hoàn thiện xử lý số liệu và hoàn thành đề tài vào kỳ 2 năm học 2021 – 2022.
6. Những đóng góp của đề tài
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch và công cụ kiểm tra đánh giá phù hợp trong dạy học hóa học.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Phẩm chất, năng lực của học sinh THPT
Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích lũy” dần dần các yếu tố của phẩm chất, năng lực người học để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giáo dục phổ thông nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung.
1.1.1. Khái niệm về phẩm chất, năng lực
Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể. Chương trình GDPT 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các NL cốt lõi gồm các NL chung và các NL đặc thù.
1.1.2. Phẩm chất, năng lực cần phát triển cho học sinh trung học phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 đã đề ra đối với HS phổ thông cần phát triển một số phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù:
Phẩm chất chủ yếu của học sinh:
+Yêu nước
+Nhân ái
+Chăm chỉ
+Trung thực
+Trách nhiệm
Năng lực chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. như: Năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và tính toán; năng lực giao tiếp,… Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau.
Theo chương trình GDPT 2018 các năng lực chung của HS THPT đó là: Năng lực tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo..
Năng lực đặc thù môn học là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức- giáo dục công dân, giáo dục thể chất.
Do đặc thù môn học “Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm” nên có những năng lực đặc thù sau: Năng lực nhận thức hóa học; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
1.1.3. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Hóa học
1.2. Kiểm tra, đánh giá học sinh THPT
1.2.1. Hình thức đánh giá học sinh THPT
Theo từ điển Giáo dục, Kiểm tra là một bộ phân của quá trình họat động dạy – học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết qủa học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra các bịên pháp khắc phục những lỗ hổng, đồng thời để củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của họat động dạy – học.
Theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có hai hình thức là đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định kì (đánh giá tổng kết) là hai hình thức cơ bản được vận dụng trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay.
1.2.1.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
1.2.1.2. Kiểm tra, đánh giá định kì
Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đặc trưng của quan điểm đánh giá (đánh giá là học tập, đánh giá vì học tập, đánh giá kết quả học tập) được thể hiện và gắn kết chặt chẽ với mục đích đánh giá trong từng hình thức. Mối quan hệ đó được thể hiện ở sơ đồ sau:
1.2.2. Phương pháp đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
THPT
Đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay là đánh giá quá trình (đánh giá thường xuyên) và đánh giá kết quả (đánh giá định kì). Giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích, thời điểm và yêu cầu của từng hình thức đánh giá; Và mỗi phương pháp cũng sẽ có những công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợ. Mối quan hệ giữa hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá được thể hiện như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]