SKKN Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức “phân bón hoá học” theo định hướng chương trình hoá học phổ thông 2018 môn hoá học
- Mã tài liệu: MP0669 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 904 |
Lượt tải: | 15 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 56 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Tân Kỳ 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm: Mục tiêu, định hướng nội dung, kiểm tra đánh giá theo chương trình THPT 2018 và chương trình THPT 2018 môn hóa học.
+ Xây dựng nội dung dạy học mới theo quan điểm trên. Bước đầu hình thành các phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu học để biết, học để làm và học để cùng chung sống của học sinh.
+ Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Tân Kỳ 3 thuộc khu vực có nhiều cụm dân cư khác nhau trong đó có rất nhiều em người dân tộc thiểu số. Việc thử nghiệm không chỉ nằm ở một đối tượng học sinh mà nhiều đối tượng khác nhau với hoàn cảnh, tư duy và phong cách sống khác nhau. Các giáo viên và học sinh đều cảm thấy hứng thú trong quá trình thực nghiệm, kết quả TNSP đã khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng nội dung mới trong chương trình phổ thông 2018.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kỳ công nghệ 4.0, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là điều tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học nhằm theo kịp xu thế chung của thời đại
Ngày 4/11/2013, Nghị quyết TW 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục đào tạo đã chỉ rõ: “ 1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. 2- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học…”.
Trong bối cảnh nền giáo dục hiện nay, khi chương trình sách giáo khoa cũ không theo kịp xu thế của thế giới, thì việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là một xu thế tất yếu, làm nền tảng cơ bản để thay đổi chất lượng giáo dục. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội nước ta ban hành ngày 28/11/2014 đã quyết định tán thành chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Đề án của Chính phủ, chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới như sau: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh…”.
Nhằm mục đích phục vụ tốt hơn việc dạy học và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, tôi xin mạnh dạn đưa ra đề tài: “Xây dựng nội dung và các câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức “phân bón hoá học” theo định hướng chương trình hoá học phổ thông 2018 môn hoá học”.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu
Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng nội dung kiến thức và hệ thống câu hỏi
kiểm tra đánh giá phần kiến thức phân bón hoá học theo định hướng chương trình phổ thông 2018 môn hoá học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lí luận liên quan đến đề tài.
* Xây dựng, tuyển chọn hệ thống nội dung và câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức phân bón hoá học theo định hướng chương trình hóa học phổ thông 2018.
* Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống nội dung kiến thức vàbài tập đã xây dựng và khả năng áp dụng bài tập đó vào quá trình tổ chức dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu
* Nội dung kiến thức và câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức “phân bón hoá học”.
4. Giới hạn của đề tài
* Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung và câu hỏi kiểm tra đánh giá phần kiến thức phân bón hoá học theo định hướng chương trình hóa học phổ thông 2018. Được sử dụng dạy ở chuyên đề 1 trong chương trình THPT 2018 môn hoá học lớp 11.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài.
– Khảo sát thực tế.
– Thực nghiệm sư phạm.
6. Điểm mới
– Góp phần tiếp cận nội dung chương trình mới theo định hướng của Bộ giáodục đào tạo
– Bổ sung tài liệu tham khảo về nội dung chương trình THPT 2018 môn hoá học.
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Dạy học theo chương trình THPT 2018
1.1. Mục tiêu
Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu về phẩm chất và năng lực.
Mục tiêu của giáo dục nước ta là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.[3]
Như vậy có thể thấy, mục tiêu về nhân cách và khả năng đáp ứng nhu cầu để bước vào lao động hay học tập tiếp theo được đặt lên hàng đầu. Những định hướng này phù hợp với những quan điểm hiện đại và tiến bộ về giáo dục trên thế giới đồng thời phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện mới.
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và học tập suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và dời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống ý nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triể của đất nước và nhân loại.[3]
Chương trình giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.[3]
1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực
“…tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, đạo dức, truyền thống, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng tự học, sáng tạo, khuyến khích học tập suốt đời.”
Đó là các yêu cầu cần đạt được cụ thể hóa trong chương trình giáo dục THPT mới. Nhấn mạnh yêu cầu về một thế hệ học sinh có đầy đủ các phẩm chất và năng lực để có thể sẵn sàng bước vào cuộc sống sau khi kết thúc cấp học phổ thông hoặc học tiếp lên đại học. Cụ thể:
(1). Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm [3]. Bảng 1.1: Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu của học sinh THPT [6]
Phẩm chất Yêu cầu cần đạt
Yêu nước – Tự giác và vận động người khác thực hiện các quy địnhcủa pháp luật, tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hoá.
– Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm chủquyền của quốc gia.
– Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Nhân ái – Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà và luôn bao dung vớinhững người khác.
– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người – Tích cực, chủ động, vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và cộng đồng.
– Tôn trọng sự khác biệt về hoàn cảnh, văn hóa riêng và lựachọn nghề nghiệp của người khác.
– Có ý thức học hỏi các nền văn hoá trên thế giới.
Chăm chỉ – Có ý thức xây dựng kế hoạch học tập.
– Có ý chí vượt khó, tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập.
– Tích cực và vận động tham gia các công việc phục vụ cộng đồng.
Trung thực – Nhận thức, hành động, sẵn sàng đấu tranh theo lẽ phải. – Tự giác và vận động mọi người phát hiện và đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực, vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.
Có trách nhiệm – Tích cực, tự giác, nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức.
– Có ý thức sử dụng tiền hợp lí, sẵn sàng chịu trách nhiệm.
– Ý thức xây dựng, đoàn kết với người thân và gia đình. – Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động công ích, tuyên truyền pháp luật, môi trường… – Hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm đối với sự phát triển bền vững.
– Về năng lực: Phát triển cho học sinh các 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù.
Bảng 1.2: Các năng lực chung trong chương trình phổ thông 2018 [4].
Năng lực Yêu cầu cần đạt
– Năng lực tự chủ và tự học – Tự lực
– Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng
– Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình
– Thích ứng với cuộc sống
– Định hướng nghề nghiệp
– Tự học, tự hoàn thiện
– Năng lực giao tiếp và hợp tác – Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
– Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn
– Xác định mục đích và phương thức hợp tác
– Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
– Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác
– Tổ chức và thuyết phục người khác
– Đánh giá hoạt động hợp tác
– Hội nhập quốc tế
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Nhận ra ý tưởng mới
– Phát hiện và làm rõ vấn đề
– Hình thành và triển khai ý tưởng mới
– Đề xuất, lựa chọn giải pháp
– Thiết kế và tổ chức hoạt động
– Tư duy độc lập
Ngoài các năng lực chung, các năng lực đặc thù cần hướng tới là: Năng lực ngôn ngữ; Năng lực tin học; Năng lực tính toán; Năng lực Khoa học; Năng lực Công nghệ; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực thể chất. Bên cạnh đó, chương trình phổ thông 2018 còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh.
2. Mục tiêu chương trình THPT 2018 môn hóa học
Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực chung và năng lực đặc thù môn hóa học. Cụ thể:
a. Về năng lực chung [4]
– Nâng cao năng lực tự chủ và tự học của học sinh thông qua việc giáo viêntổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, tra cứu và xử lý các nguồn tài nguyên, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, các dự án học tập, công trình khoa học.
– Khi thực hiện các dự án học tập, công trình khoa học, học sinh được traođổi, thảo luận, giao tiếp, trình bày và chia sẻ ý tưởng từ đó hình thành, phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
– Trong quá trình học tập môn hóa học, học sinh được tìm hiểu, khám phá vàphát hiện các vấn đề trong thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học, từ đó đề xuất các cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giúp hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho các em.
b. Năng lực đặc thù môn hóa học [4]
Bảng 1.3: Biểu hiện cụ thể của năng lực đặc thù môn hoá học trong chương trình THPT 2018
Thành phần năng lực Biểu hiện
1. Nhận thức hoá học – Nhận biết và nêu được tên của các ĐT, KN, QTHH.
– Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các ĐT, KN, QTHH. – Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng.
– So sánh, phân loại, lựa chọn được các ĐT, KN, QTHH theo các tiêu chí khác nhau. Phân tích chúng theo logic nhất định. – Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các ĐT, KN. – Kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học.
– Thảo luận, đưa ra được chính kiến của bản thân và biết cách bảovệ nó.
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học Học sinh biết quan sát, nhận biết một số sự vật, hiện tượng trong, tự nhiên và đời sống từ đó thu thập thông tin, phân tích, xử lí số liệu, giải thích và dự đoán được kết quả nghiên cứu của các sự vật, hiện tượng trên. Cụ thể:
– Đề xuất vấn đề
– Phân tích, đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết, phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.
– Lập kế hoạch thực hiện.
– Thực hiện kế hoạch:
– Viết, trình bày báo cáo và thảo luận:
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Học sinh dựa vào kiến thức, kỹ năng đã học, biết vận dụng chúng để giải quyết một số vấn đề trong học tập, một số tình huống cụ thể trong thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Cụ thể:
– Phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống.
– Phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
– Đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề. – Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bảnthân, gia đình và cộng đồng.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng tổ chức dạy và học môn hoá hiện nay
Thời gian gần đây, theo chiều hướng phát triển chung của giáo dục cả nước, giáo viên bộ môn hoá học ở trường THPT đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực và có nhiều kiến thức liên hệ thực tế.
Tuy nhiên nhìn chung việc học tập còn mang tính hình thức, chủ yếu là tiếp thu thụ động kiến thức hàn lâm, ít có tính liên hệ thực tiễn và định hướng nghề nghiệp. Học sinh học tập chủ yếu tại phòng học, ít trải nghiệm, sáng tạo từ đó gây tâm lí ỷ lại và không phát huy hết năng lực của các em.
2. Khảo sát
Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát đến 290 học sinh và 15 giáo viên bộ môn hoá học. Kết quả thu được như sau:
Ý kiến của giáo viên về thay đổi nội dung chương trình hoá học
THPT hiện hành
TT Thay đổi chương trình giáo dục THPT hiện hành Số GV %
1 Rất cần thiết 8 56,67
2 Cần thiết 5 36,67
3 Không cần thiết 2 6,67
Ý kiến của học sinh về Thay đổi nội dung chương trình hoá học THPT hiện hành
TT Thay đổi chương trình giáo dục THPT hiện hành Số HS %
1 Rất cần thiết 156 53,79
2 Cần thiết 120 41,38
3 Không cần thiết 14 4,83
Kết quả cho thấy trên 90% giáo viên và học sinh đều thấy được mức độ cần thiết của việc thay đổi nội dung chương trình SGK mới, từ đó khẳng định tính cấp thiết và đúng đắn của đề tài.
3. Định hướng nội dung
Hóa học trong chương trình hoá học THPT 2018 là một môn khoa học tự nhiên, dựa theo năng lực bản thân, sở thích và định hướng nghề nghiệp mà được học sinh lựa chọn. Theo nhiều khảo sát online trên diễn đàn của học sinh phổ thông, môn hoá học là 1 trong những môn học có số học sinh ghét nhiều nhất. Do đó nếu không có những đột phá mới thì nguy cơ về một tương lai các em không lựa chọn môn hoá là rất cao.
Các kiến thức hoá học hiện nay rất rộng rãi, không bó hẹp chỉ trong sách giáo khoa như trước đây nữa. Kiến thức hoá học liên quan đến mọi mặt trong đời sống và có nhiều liên quan đến các lĩnh vực khác. Để học sinh thấy được tầm quan trọng và có thêm niềm say mê hoá học cần để các em tiếp cận thêm nhiều kênh mới, chứ không chỉ bó hẹp trong nội dung sách giáo khoa cũ với nhiều vấn đề không còn phù hợp với xu thế mới.
Kiến thức “Phân bón” trong chương trình THPT 2018 môn hoá học được tách riêng thành 1 chuyên đề trong chương trình hoá học 11. Nó không chỉ là học để biết nữa mà là kiến thức vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển nông nghiệp và công nghiệp phân bón của nước nhà. Khác với chương trình cũ, chúng tôi xây dựng nội dung theo hướng mới, lồng ghép rất nhiều kiến thức thực tiễn vào bài học nhằm tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành, đồng thời vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp.
III. NỘI DUNG
1. Xây dựng nội dung kiến thức phần Phân bón hoá học theo định hướng chương trình THPT 2018 môn hoá học
1.1. Yêu cầu cần đạt
Trong chương trình THPT 2018, nội dung phân bón được tách riêng thành 1 chuyên đề trong chương trình hoá học 11. Yêu cầu cần đạt của phân bón vô cơ gồm:
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu chung về phân bón – Trình bày được khái niệm phân bón.
– Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổbiến trên thị trường Việt Nam.
Phân bón vô cơ – Phân loại được các loại phân bón vô cơ: Phân bón đơn, đa lượnghay còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, potassium); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng; phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
– Mô tả được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vôcơ cần thiết cho cây trồng.
– Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng.
1.2. Xây dựng nội dung kiến thức “ Phân bón”
Trong phần này, chúng tôi triển khai mạch nội dung kiến thức theo 2 chiều. Một chiều là kiến thức cơ sở, một chiều là các vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Các câu hỏi đưa ra nhằm khai thác tối đa nhu cầu tìm hiểu và phám phá thiên nhiên, đồng thời giúp học sinh nhận biết được vai trò quan trọng của phân bón và sản xuất phân bón, từ đó tăng niềm vui học tập và có thêm những định hướng nghề nghiệp nhất định đối với nông nghiệp hoặc vật tư nông nghiệp. (Nội dung phát tay (tài liệu dạy học) cho học sinh chỉ có câu hỏi định hướng, không có phần đáp án, các em tự tìm tòi và nghiên cứu tài liệu để đưa ra đáp án, tự mình chiếm lĩnh tri thức để phát triển các năng lực.)
Một điểm nữa là tên gọi của các chất và một số loại phân bón đã được thay đổi theo chương trình mới, phù hợp với xu thế chung của thế giới, gắn liền với tên thực tế được sử dụng. Điều đó giúp các em tiếp cận đúng và chính xác các chất, tiện cho việc sử dụng và tìm kiếm thông tin.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]