SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập nghịch lý và ngụy biện để phát triển năng lực tư duy logic của học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11
- Mã tài liệu: MP0458 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 681 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Đăng Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 63 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Phan Đăng Lưu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập nghịch lý và ngụy biện để phát triển năng lực tư duy logic của học sinh trong dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11“ triển khai các biện pháp như sau:
Xây dựng, sử dụng bài tập nghịch lí và ngụy biện trong dạy học vật lí
1. Xây dựng bài tập nghịch lí và ngụy biện trong dạy học vật lí
Bài tập nghịch lí và ngụy biện trong dạy học vật lí được sử dụng trong phát triển NLTD cho HS bao gồm:
+ BT định tính: gồm có BT lí thuyết và BT thực nghiệm định tính.
+ BT định lượng: gồm có bài toán hoá học và BT thực nghiệm định lượng.
+ BT tổng hợp: có nội dung chứa các loại BT trên.
2. Sử dụng bài tập nghịch lí và ngụy biện trong dạy học vật lí
Mô tả sản phẩm
1. Lý do chọn đề tài
Năng lực tư duy logic là khả năng chủ thể nhận thức đối tượng, xác định các yếu tố liên quan đến hình thành và kết nối các ý tưởng, nhằm tìm kiếm giải pháp và hành động phù hợp với ngữ cảnh của đối tượng cụ thể.
Đối với dạy học Vật lí, trong quá trình lĩnh hội kiến thức/kĩ năng mới, năng lực tư duy logic của người học thể hiện qua các kĩ năng:Trình bày câu trả lời đúng,với lập luận chặt chẽ đối với các câu hỏi của giáo viên. Đặt câu hỏi trúng, rõ, gọn cho giáo viên hoặc chất vấn bạn bè khi thảo luận.
Bài tập nghịch lí và ngụy biện là những bài tập chứa đựng nhiều yếu tố trái ngược hoặc không phù hợp với các khái niệm, định luật vật lí. Nếu chỉ nhìn nhận một cách hình thức thì có thể nhầm tưởng chúng phù hợp với các khái niệm, định luật vật lý và logic thông thường. Với loại bài toán này học sinh thường phạm những sai lầm có tính chất tinh vi, đôi khi khó nhận thấy được, có thể là do không chú ý tới tất cả các dự kiện của bài toán hay áp dụng một cách không đúng công thức hay định luật. Song xem xét cặn kẽ có luận chứng khoa học … thì mới nhận ra sự nghịch lý và ngụy biện trong bài tập.
Trong quá trình giải bài tập nghịch lí và ngụy biện đòi hỏi học sinh phải phân tích được vấn đề, trình bày kế hoạch giải quyết vấn đề và tổng hợp giải quyết vấn đề đạt kết quả đó là các biểu hiện cơ bản của năng lực tư duy logic. Vì vậy bài tập nghịch lí và ngụy biện có nhiều khả năng phát triển năng lực tư duy logic của học sinh trong quá trình dạy-học vật lí.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: Xây dựng và sử dụng bài tập nghịch lý và ngụy biện để phát triển năng lực tư duy logic của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập nghịch lí và ngụy biện để phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh trong Chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng: Quá trình dạy học vật lí, năng lực tư duy logic, bài tập nghịch lý và ngụy biện về vật lí.
– Phạm vi nghiên cứu: Chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng bài tập nghịch lí và ngụy biện trong dạy học chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11 thì sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy logic của học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển năng lực tư duy logic trong dạy học Vật
lí
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập nghịch lí, ngụy biện
– Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập nghịch lí, ngụy biện trong dạy học vật lí ở các trường THPT huyện Yên Thành
– Phân tích mục tiêu, nội dung chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11.
– Sưu tầm, biên tập, xây dựng bài tập nghịch lí, ngụy biện chương “Dòng điện không đổi” Vật lí 11.
– Thiết kế các phương án dạy học bài tập nghịc lí, ngụy biện đã xây dựng nhằm phát triển năng lực tư duy logic
– Thực nghiệm sư phạm
6. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về lí luận và phương pháp dạy học ở trường THPT. Đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Vật lí 11 chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11
Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực tư duy logic.Nghiên cứu tài liệu về các bài tập nghịch lí và ngụy biện chương “Dòng điện không đổi” vật lí 11.
– Phương pháp điều tra và quan sát: Lấy ý kiến đánh giá của giáo viên, ý kiến phản hồi của học sinh qua quá trình dạy học trên lớp
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực. Dạy trên lớp và giới thiệu cho học sinh tự tìm tòi kiến thức mới và ôn tập củng cố.
Kiểm tra – đánh giá kết quả để lấy số liệu nghiên cứu, xử lý số liệu, rút ra kết luận về ưu – nhược điểm của đề tài. Từ đó điều chỉnh và đề xuất hướng áp dụng vào thực tiễn, cũng như mở rộng kết quả nghiên cứu.
– Phương pháp phân tích, đánh giá: Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 107
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 499
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 535
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 566
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 422
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 442
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 578
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 538
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 389
- 10
- [product_views]