SKKN Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10- KNTT
- Mã tài liệu: MP0925 Copy
Môn: | Lịch Sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 565 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Lê Hồng Phong |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành lịch sử trong dạy học chủ đề Văn minh Đại Việt – lớp 10- KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, học sinh, các nhà quản lý
2 Các cấp quản lý cần động viên, có kế hoạch hỗ trợ để tổ chức dạy học
3 Tăng cường lòng yêu nghề, nhiệt tình sáng tạo của giáo viên.
4 Cần có kế hoạch dạy học cụ thể, bố trí thời lượng chương trình hợp lý
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương khóa 8 (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh chuyển từ giáo dục trang bị chủ yếu kiến thức, kĩ năng sang phát triền năng lực người học, nên giáo dục nước nhà đã có những chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa bổ sung, ngày 25-26/12/2018, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử đã chính thức được ban hành xác nhận mục tiêu, yêu cầu cốt lõi là phát triển năng lực. Là giáo viên dạy trực tiếp đứng lớp thực hiện chương trình phổ thông 2018, nhóm tác giả chúng tôi luôn mong mỏi làm thế nào để là người góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh theo yêu cầu mới đó. Chúng tôi luôn có những trăn trở, băn khoăn, tìm tòi và sáng tạo trong quá trình dạy học của mình, chúng tôi muốn giúp học trò tự tin và phát triển năng lực của chúng. Tân Kỳ là một huyện miền núi nghèo, các em đa số xuất phát từ các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít được trải nghiêm như học sinh thành phố. Chúng tôi thực sự quan tâm đến thuyết đa trí tuệ, học thuyết đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng, chúng tôi ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử có tích hợp liên môn Văn học để ứng dụng trí tuệ Ngôn ngữ, Toán học để ứng dụng trí tuệ toán học vào học Lịch sử. Chúng tôi nghiên cứu vận dụng thuyết này vào giảng dạy, giáo dục học trò với niềm tin rằng mọi đứa trẻ đều có những tiềm năng mà nếu được nuôi dưỡng thích hợp chúng có thể góp phần làm cho thế giới tốt hơn, đồng thời thuyết đa trí tuệ cho phép giáo viên sử dụng những hiểu biết sâu sắc về các loại trí thông minh khác nhau để hướng dẫn, để thiết lập mục tiêu, đưa ra nội dung và phương pháp giáo dục nhằm phát triển thế mạnh sẵn có của học sinh, đồng thời giúp các em khám phá kiến thức và kỹ năng mới để dần hình thành năng lực. Thông qua đó chúng tôi mong muốn đưa chất lượng bộ môn Lịch sử nâng lên. Trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên đã rất nỗ lực, cố gắng để triển khai và thực hiện dạy học chường trình phổ thông 2018, giáo viên còn gặp khó khăn và có sự lung túng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học làm sao cho có hiệu quả đồng thời phát huy được phẩm chất và năng lực của học sinh ,nhất là ở nội dung Lịch Sử địa phương. Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi mạnh dạn đề xuất ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử, sử dụng kiến thức liên môn để phát huy trí tuệ Toán học, Trí tuệ ngôn ngữ…, cách thức tổ chức các hoạt động và ứng dụng các công cụ CNTT vào bài dạy góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học chủ đề 3 Lịch sử địa phương: Nghệ An trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc -Lịch Sử 10-THPT.
2.Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài đề cập tới phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy nặng lực cho học sinh trong chương trình THPT mới 2018
3. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài giúp hiểu rõ thuyết đa trí tuệ và áp dụng nó vào các hoạt động, bài học nhằm để phát huy “năng lực chung” cho học sinh, là mục tiêu mới trong chương trình phổ thông sắp được áp dụng cho THPT.
Đề xuất một số giải pháp ứng dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường THPT. Đặc biệt đề tài giúp Học sinh sẽ vận dụng kiến thức liên môn Văn, Sử, Toán để đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch thuyết minh di sản, dùng tư duy toán học để vẽ lược đồ, tạo các mô hình về trận đánh và mô hình về đền thờ vua Quang Trung… Đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực trong bộ môn Lịch sử hiện nay ở địa bàn huyện Tân Kỳ, từ đó đưa ra kinh nghiệm, định hướng cho GV dạy học tiếp cần chương trình GDPT năm 2018 thông qua các chủ đề dạy học cụ thể.
Thông qua đề tài cũng làm rõ những thuận lợi và khó khăn việc tổ chức dạy học vận dung thuyết đa trí tuệ trong môn Lịch sử, trên cơ sở đó thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp, điều chỉnh dạy học đúng tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu.
Đề tài đưa ra một số kinh nghiệm và định hướng cho GV khi xây dựng và tổ chức dạy học vận dụng các phương pháp hiện đại tiếp cận chương trình mới.
Mặt khác, đề tài đã đưa ra định hướng cụ thể về phương pháp, kỉ thuật dạy học tích cực phù hợp với phương pháp vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học Lịch sử như: tính định hướng thực tiễn, tính định hướng hành động, định hướng hứng thú, tính tự lực cao của người học, tính cộng tác trong làm việc và định hướng sản phẩm. Giúp học sinh (HS) phát triển rất nhiều năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử.
Đưa ra cho giáo viên một cái nhìn mới mẻ về việc đổi mới phương phương pháp dạy học và tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập thú vị hơn. Góp phần thúc đẩy quá trình học tậ bộ môn Lịch Sử, trau dồi kiến thức Lịch Sử cho mỗi cá nhân nói chung và những học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng.
Đề tài nghiên cứu, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng và đầy đủ nội dung của thuyết đa trí tuệ cũng như các khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ cũng như khả năng vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch Sử rnói riêng. Đưa ra một số gợi ý lớn về các mô hình, phương pháp phù hợp với thuyết đa trí tuệ trong dạy học Lịch sử nhằm phục vụ cho quá trình dạy học Lịch sử của giáo viên, góp phần tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tự học môn Lịch sử trong trường THPT.
Đây là mục tiêu mà Bộ giáo dục đang hướng tới trong sự nghiệp đào tạo con người; các nhà trường và giáo viên đang cần.
PHẦN II: NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận
Thuyết đa trí tuệ hay còn có thể được dịch là thuyết đa trí thông minh là học thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận trên nhiều phương diện, đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi Tiến sĩ Howard Gardner.
Năm 1983, sau một thời gian nghiên cứu trên nhiều mặt về trí tuệ Howard Gadner (Giáo sư Tâm lý học, Đại học Harvard) đã đưa ra một lý thuyết tâm lý học mới, đó là lý thuyết về nhiều dạng trí tuệ mà ông gọi tắt là MI “Theory of Multipe intelligences”. Theo Gardner, trí thông minh là “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mới có giá trị trong một hoặc nhiều môi trường văn hóa khác nhau”. Ông đưa ra 8 dạng thông minh và chúng tôi sơ đồ hóa bằng sơ đồ sau đây:
- Trí thông minh logic – toán học (Logical – Mathematical): Đó là những năng lực làm việc với các con số, trí thông minh này được thể hiện ở các khả năng tính toán phân tích, tổng hợp và nhận định… Những người có trí tuệ logic – toán học thường có trí nhớ rất tốt, thích lí luận, giỏi làm việc với những con số, nhìn nhận vấn đề logic, khoa học…
- Trí thông minh về ngôn ngữ (verbal/ linguistic): Đó là năng lực làm việc với các con chữ, có khả năng lĩnh hội tinh tế về ngôn ngữ, nhạy cảm và thông minh trong sử dụng từ ngữ, ưa thích sáng tạo các tầng ý nghĩa của câu chữ. Người vượt trội về trí thông minh ngôn ngữ này thường dùng sức mạnh của ngôn từ để tranh luận, diễn thuyết và hùng biện.
- Trí thông minh về không gian (visual/spatial): Đó là năng lực làm việc với các vật thể, không gian, có khả năng cảm giác tốt, chuẩn xác về không gian, giỏi vẽ, thích tô màu,… Những người này thường có thiên hướng học tập qua hình ảnh, đồ vật, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian,…
- Trí thông minh âm nhạc (musical/rhythmic): Đó là năng lực cảm nhận và thưởng thức âm nhạc. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích bắt chước hoặc sáng tạo các tổ hợp âm thanh, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm…
- Trí thông minh về vận động cơ thể (bodily/ kinesthetic): Đó là năng lực làm việc với các bộ phận cơ thể. Những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng các động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao…
- Trí thông minh giao tiếp (interpersonal): Đó là năng lực làm việc với người khác, tinh tế và nhạy cảm trong nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc, nắm bắt đúng những xúc cảm của người khác. Những người sở hữu trí thông minh giao tiếp có thiên hướng học tập thông qua sử dụng các kĩ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò chuyện,…
- Trí thông minh nội tâm (intrapersonal): Đó là năng lực làm việc với chính mình, rất am hiểu bản thân, đánh giá chính xác cảm xúc và hành vi của mình. Những người này thường thích suy tư, có khả năng tập trung cao độ, làm việc độc lập một cách hiệu quả và thường nhìn nhận sự việc sâu sắc…
- Trí thông minh về tự nhiên (naturalist): Đó là khả năng nắm bắt, nhận dạng và phân loại đông đảo (thực vật và động vật) có mặt trong môi trường sống của chúng ta. Trí thông minh này cũng bao gồm sự nhảy cảm đối với các hiện tượng tự nhiên.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử tại trường THPT – KNTT
- SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10 – KNTT
- SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp 10 ở trường trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 413
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 10
- [product_views]