SKKN Xây dựng rubric đánh giá năng lực đọc, viết, nói và nghe của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- Mã tài liệu: MP0306 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 559 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 93 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 93 |
Tác giả: | Trần Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng rubric đánh giá năng lực đọc, viết, nói và nghe của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Xây dựng rubric đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin
2.2.1.1. Quy trình xây dựng khung rubric đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin
2.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin
2.2.1.3. Khung rubric chấm điểm bài kiểm tra đọc hiểu văn bản thông tin trong dạy học Ngữ văn 10
2.2.2. Xây dựng rubric đánh giá năng lực viết của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin
2.2.3. Xây dựng rubric đánh giá năng lực nói và nghe của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin
2.2.4. Hướng dẫn sử dụng rubric đánh giá năng lực đọc, viết, nói và nghe của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài 1.1. Đánh giá là một hoạt động quan trọng được tiến hành trong suốt quá trình dạy học. Đây là quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về người học nhằm xác định mức độ, NL của người học dựa trên những tiêu chí nhất định. Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 đã định hướng hai hình thức ĐG được tiến hành trong nhà trường phổ thông là ĐG thường xuyên và ĐG định kì. Tức là việc tiến hành ĐG không chỉ căn cứ vào kết quả mà cần chú ý đến quá trình đi đến kết quả, không chỉ chú trọng ĐG kết quả học tập mà xem ĐG như một hoạt động học tập, đánh giá vì học tập. Vì vậy, nếu việc ĐG được tiến hành chính xác, khoa học không chỉ giúp GV và nhà trường nắm được NL của HS, biết được HS đang ở đâu và tiến bộ như thế nào qua từng giai đoạn mà còn có cơ sở giúp các nhà quản lí nhận ra thực trạng, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu của chương trình. Ngược lại, nếu việc ĐG tiến hành thiếu khoa học sẽ dẫn tới việc vô hiệu hóa mọi nỗ lực đổi mới trước đó của quá trình dạy học.
- Đổi mới giáo dục từ lâu đã là một yêu cầu thiết yếu của xã hội. Điều này đã được nêu ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 4.11.2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế và được quy định cụ thể trong Chương trình GDPT chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Luật giáo dục (ban hành 6/2019). Theo các văn bản này, việc đổi mới giáo dục phải được tiến hành đồng bộ từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, KTĐG … Trong đó việc đổi mới kiểm tra KTĐG là vấn đề cốt lõi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả dạy học. Chương trình môn Ngữ văn 2018 đã xác định mục tiêu ĐG là “cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, NL và những tiến bộ của người học trong suốt quá trình học tập môn học”. Như vậy, môn Ngữ văn đặt ra yêu cầu ĐG người học gồm NL chung và NL đặc thù, được cụ thể hóa thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
- Để ĐG phẩm chất, NL của HS yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng được bộ công cụ ĐG phù hợp, có giá trị, có độ tin cậy cao và phù hợp với thực tiễn dạy học ở Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp và công cụ để KTĐG NL của HS như: Bài kiểm tra, sản phẩm học tập, bảng kiểm, thang đo, phiếu đánh giá (rubric),… Trong đó, rubric là một công cụ hiệu quả, có độ tin cậy cao, đáp ứng các yêu cầu nêu trên. Bởi vì, rubric giúp GV trình bày rõ những gì họ mong muốn từ HS và thông báo cho HS cần phải làm gì và cần đạt được gì trong quá trình học tập. Ngay cả khi GV thiết kế rubric nhưng không thông báo đến HS thì quá trình thiết kế rubric cũng có tác động tích cực, giúp GV có thể lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Rubric còn giúp GV nhận biết đặc điểm của một sản phẩm học tập đạt yêu cầu, giúp HS tự học và tự đánh giá kết quả học tập của mình. Rubic còn có thể minh chứng kết quả học tập ở các mức độ khác nhau, từ đó hạn chế sự chênh lệch quá lớn ở các HS với nhau.
- Xã hội ngày càng phát triển, trong cuộc cách mạng 4.0 và sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, nhu cầu tiếp nhận VBTT ngày càng phổ biến và trở nên cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Chương trình Ngữ văn 2018 cũng đã xác định ba loại văn bản chính được đưa vào giảng dạy là: Văn bản văn học, văn bản nghị luận và VBTT, trong đó VBTT được đưa vào dạy học ở cả khối 10, khối 11 và khối 12, đặc biệt là năm học này lớp 10 bắt đầu triển khai chương trình GDPT 2018.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu và triển khai đề tài Xây dựng rubric đánh giá năng lực đọc, viết, nói và nghe của học sinh lớp 10 trong dạy học văn bản thông tin (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) với mong muốn giúp giáo viên Ngữ văn xây dựng bộ công cụ hỗ trợ đánh giá NL của HS lớp 10 trong dạy học VBTT đảm bảo yêu cầu KTĐG của chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu về rubric trong đánh giá năng lực người học
Trên thế giới, rubric đã được sử dụng phổ biến như một công cụ ĐG trong lớp học từ những năm 1970. Có rất nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu về rubric và hấu hết đều cho rằng rubric là một công cụ hữu ích và dễ sử dụng đối với cả học HS và GV trong việc ĐG NL người học dù là đánh giá thường xuyên để cung cấp phản hồi về sự tiến bộ của người học hay ĐG kết quả học tập của người học thông qua một sản phẩm cụ thể. Đây còn là một công cụ hỗ trợ HS tự học dù có hay không có hướng dẫn của GV, giúp HS phát triển kĩ năng nhận thức và tư duy phản biện.
Ở Việt Nam, rubric đã được biết đến từ những thập niên trước, song tính đến thời điểm hiện tại, trong lĩnh vực giáo dục, các công trình nghiên cứu về rubric trong ĐG NL người học vẫn còn khá khiêm tốn.
Trong hội thảo “Kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học” do Viện Nghiên cứu giáo dục trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh tổ chức năm 2006, rubric đã được đề cập như một công cụ có thể ĐG NL của HS. Tuy nhiên, đến bài viết “Áp dụng đánh giá theo Rubric trong dạy học” của Tôn Quang Cường đăng trên Tạp chí Giáo dục số 221, tháng 9 năm 2009 thì rubric mới được nghiên cứu cụ thể trên các phương diện: khái niệm, phân loại, nguyên tắc và quá trình thiết kế, áp dụng rubric trong dạy học nói chung. Song vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể đối với việc vận dụng trong dạy học môn Ngữ văn.
Từ năm 2009 đến năm 2011, Nguyễn Kim Dung đã thực hiện dự án “Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhận thức” nhằm đề ra phương pháp khắc phục những hạn chế trong khâu ĐG kết quả học tập của học sinh THPT. Năm 2010, trong công văn 8873/BGĐT-GDTrH ngày 30/10/2010 hướng dẫn đổi mới KTĐG cấp trung học, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn GV cách xây dựng ma trận đề kiểm tra (thực chất là một bảng rubric dạng ma trận 2 chiều). Cũng tại công văn này, Bộ GD&ĐT đã khuyến khích GV dùng rubric trong xây dựng thang điểm để chấm bài tự luận cho HS. Năm 2014, Bộ GD&ĐT đã triển khai chương trình tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển NL HS” cho các môn học, trong đó có môn Ngữ văn. Tài liệu tập huấn đã giới thiệu quy trình, kĩ thuật biên soạn đề KTĐG kết quả học tập của HS cùng các ví dụ ở 10 môn học thuộc cấp THPT. Bước đầu, các tác giả cũng đã trình bày một số bảng rubirc minh họa về tiêu chí chấm điểm bài tự luận của HS, trong đó có Ngữ văn.
Năm 2019, trong khuôn khổ chương trình Etep, Bộ GD&ĐT đã triển khai 9 module bồi dưỡng GV cốt cán thực hiện chương trình GDPT 2018. Liên quan đến KTĐG môn Ngữ văn có module 3 “Kiểm tra đánh giá HS TH/THCS/THPT theo hướng phát triển năng lực môn Ngữ văn”. Module tập trung hướng dẫn GV đổi mới KTĐG kết quả học tập, rèn luyện của HS theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Tài liệu đã đưa ra một số hình thức, công cụ và hướng dẫn cách thức cho GV trong việc đổi mới KTĐG trong đó có rubric. Dù đây không phải là bộ tài liệu chuyên sâu về rubric, nhưng có thể nói các nội dung module đã được các tác giả diễn giải và có minh họa cụ thể, thực sự là những gợi ý hữu ích cho GV trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG.
2.2. Những nghiên cứu về dạy học văn bản thông tin môn Ngữ văn
Trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế và giáo dục phát triển, VBTT là một trong những văn bản chính được đưa vào dạy học từ bậc tiểu học đến THPT. Vì thế, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy học VBTT trên thế giới.
Ở Việt Nam, trong chương trình GDPT Môn Ngữ văn 2018 khái niệm VBTT mới được sử dụng còn trong chương trình GDPT môn Ngữ văn 2006, các nhà khoa học chưa đề cập đến khái niệm này (mặc dù, số lượng văn bản này được đưa vào chương trình Ngữ văn và các môn học khác chiếm tỉ lệ khá lớn) vì thế những nghiên cứu về VBTT và dạy học VBTT mới chỉ xuất hiện rải rác trong một số tạp chí giáo dục, hội thảo giáo dục hay được đề cập thoáng qua trong một số công trình nghiên cứu.
Khảo sát tư liệu, tôi nhận thấy, có một số công trình đã bàn tới vấn đề dạy học VBTT như: Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông của tác giả Phạm Thị Thu Hương, Kĩ năng đọc hiểu của Nguyễn Thanh Hùng. Những nghiên cứu của các tác giả trên dù xuất phát từ những góc nhìn khác nhau nhưng đều gặp nhau ở một điểm: VBTT khác văn bản văn học. Lã Thị Thanh Huyền trong bài nghiên cứu “Dạy đọc hiểu văn bản thông tin môn Ngữ văn trong môn Ngữ văn ở trường THCS cho học sinh dân tộc Mông” khẳng định vai trò của việc dạy đọc hiểu VBTT: “Văn bản thông tin sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, học để làm việc, học để sống trong cuộc sống với những mối quan hệ với con người và thiên nhiên, học để khẳng định những giá trị của bản thân mình trong cuộc sống”. Năm 2018 và 2019, tác giả Đỗ Ngọc Thống và cộng sự cho ra mắt độc giả hai cuốn sách: Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT và Hướng dẫn dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, đặc điểm của VBTT trong nhà trường trung học, yêu cầu và quy trình dạy đọc hiểu VBTT đã được các tác giả đề cập và giới thiệu bài dạy minh họa.
Như vậy, có thể thấy đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm, chú trọng vị trí của VBTT trong chương trình Ngữ văn. Dạy học VBTT không chỉ là điểm mới, thể hiện bước tiệm cận với chương trình giáo dục hiện đại của thế giới mà còn hướng tới mục tiêu phát triển NL cho HS, đưa văn học về gần hơn với cuộc sống. Tuy nhiên, dạy học VBTT thế nào cho có hiệu quả và làm thế nào để ĐG NL đọc, viết, nói và nghe cho HS trong dạy học VBTT lại chưa được đề cập nhiều.
Xem thêm:
- SKKN Vận dụng một số cách thức tổ chức giờ dạy – Học môn tiếng Việt nhằm phát huy tính tích cực – bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- SKKN Dạy- học sử dụng từ Hán- Việt (phần thực hành tiếng Việt) trong SGK Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ – KNTT
- SKKN Hình thành và phát triển khả năng ứng phó bạo lực mạng xã hội cho học sinh thông qua việc lồng ghép tư vấn tâm lý với hoạt động học tập ở bộ môn Ngữ văn 10 – THPT – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]