SKKN Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành. – KNTT
- Mã tài liệu: MP0323 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 484 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bắc Yên Thành |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Bắc Yên Thành |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành. – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
BƯỚC 1: EM CHỌN ĐỀ TÀI – VẤN ĐỀ, XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
BƯỚC 2: EM LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
BƯỚC 3: EM THU THẬP, XỬ LÍ, TỔNG HỢP THÔNG TIN.
BƯỚC 4: EM TÌM Ý – LẬP ĐỀ CƯƠNG BÀI VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
BƯỚC 5: EM VIẾT BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài:
Dạy học dựa trên dự án là phương pháp dạy học (cũng có tài liệu gọi là hình thức dạy học) có nhiều ưu điểm để phát triển năng lực tự học và sáng tạo của HS. Thông qua việc tham gia học dự án, HS phát huy được tối đa tính tích cực chủ động trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội tri thức, từ đó phát huy các năng lực chung, năng lực đặc thù của mình, vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế một cách hiệu quả. Vì vậy, đây là phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình mới GDPT 2018. Ngữ văn là một môn học đòi hỏi rất nhiều sự trải nghiệm trong cảm xúc và hành động của người học. Chính quá trình thực hiện các dự án dạy học bộ môn này có thể đem đến cho HS những hứng thú mới mẻ, những kiến thức sâu sắc, dần trưởng thành hơn trong nhận thức và hành động.
VHDG là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân lao động, là kho báu tinh thần vô cùng to lớn của một dân tộc, chứa đựng nhiều ý nghĩa có giá trị muôn đời. Ngoài những bài học được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn 10 (sách Kết nối tri thức với cuộc sống), chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG đi sâu hơn vào việc khám phá vẻ đẹp, sức sống và giá trị trường tồn của một mạch ngầm “tát mãi không cạn, gọi mãi không cùng”, nơi lưu giữ trí tuệ và tâm hồn của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên, do khoảng cách về thời gian sáng tác, lại sống trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều yếu tố chi phối, lôi cuốn, cám dỗ nên số đa HS ngày nay không mấy mặn mà với VHDG thậm chí còn tỏ ra thờ ơ trong học tập dẫn đến việc học trở nên thụ động, chán nản. Vì vậy, để VHDG có sức lôi cuốn, khơi dậy nhiều hứng thú ở người học không chỉ trong hoạt động đọc – hiểu mà còn trong việc sưu tầm, nghiên cứu, trở thành sợi dây kết nối người học với thực tiễn, chúng tôi lựa chọn dạy học theo dự án là phương pháp chủ yếu để thực hiện chuyên đề này.
Mục tiêu hướng đến của chuyên đề là HS nắm được các yêu cầu cách thức nghiên cứu một vấn đề VHDG, biết viết một báo cáo nghiên cứu và biết thuyết trình về một vấn đề VHDG. Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ việc HS khám phá ra các vấn đề cần giải quyết, sau đó giải quyết các vấn đề đặt ra thông qua việc nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn hoặc thử nghiệm một giải pháp nào đó trong thực tiễn, cuối cùng là trình bày các kết quả nghiên cứu bằng ngôn ngữ khoa học. Quá trình này thực chất là hướng tới việc hình thành năng lực tư duy nghiên cứu của một nhà khoa học cho HS ngay từ khi các em vừa bước vào lớp 10 THPT. Đây sẽ là nền móng, là cơ sở ban đầu giúp các em học tập tốt hơn các chuyên đề: Tập nghiên cứu và viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại (lớp 11), Tập nghiên cứu và viết báo cáo một vấn đề văn học hiện đại (lớp 12), có ý nghĩa định hướng nghề nghiệp cho tương lai các em sau này.
Theo đó, tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học nói chung,
VHDG nói riêng là một hoạt động vô cùng cần thiết hữu ích đối với HS THPT.
Hoạt động rèn luyện cho các em nếp tư duy khoa học, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực; khả năng giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được chiến lược cách thức để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, với các em HS khối 10 THPT, thì đây vẫn còn là một nội dung học tập mới mẻ bỡ ngỡ gây ra không ít khó khăn. Vì vậy, mong muốn của chúng tôi khi dạy học chuyên đề Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG bằng phương pháp dạy học dự án không những giúp HS phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, mà còn hình thành và phát triển ở các em những kĩ năng cần thiết của một nhà khoa học tương lai để các em có thể tham gia hiệu quả nhiều dự án hơn trong những năm học tiếp theo.
Như vậy, xuất phát mục tiêu dạy học và tình hình thực tiễn chúng tôi đề xuất và thực nghiệm đề tài: Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Cách thức tổ chức dự án: nguyên tắc, các bước tổ chức dạy học dự án phù hợp với nội dung: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG.
- Các nguyên tắc và cách thức tổ chức dạy học dự án được áp dụng đối với HS lớp 10 ở một số lớp tại các trường THPT Bắc Yên Thành trong năm học 2022 – 2023.
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung là rõ một số vấn đề sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận của việc tổ chức dạy học dự án.
- Đề xuất các bước tổ chức dạy học dự án phù hợp với nội dung của đề tài.
-Tổ chức thể nghiệm đánh giá hiệu quả của dự án.
- 4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành khảo sát các tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học dự án trong nhà trường phổ thông để lựa chọn các bước tổ chức phù hợp với nội dung chuyên đề dạy học. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thực trạng HS, tiến hành phân loại đối tượng dạy học, thăm dò ý kiến GV để lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi sử dụng phương pháp này thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học dự án phù hợp với đối tượng HS cụ thể.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình thực hiện và sau khi kết thúc dự án, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp để có những đề xuất dạy học chuyên đề nhằm phát triển năng lực phẩm chất của HS theo yêu cầu của chương trình THPT 2018.
- Tính mới của đề tài:
Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra cách thức tổ chức dạy học dự án được rút ra từ thực tiễn dạy học của GV nhằm giúp HS lớp 10 có các phương pháp tiếp cận môn học hợp lí, đạt quả cao. Hơn nữa dự án “Em làm nhà khoa học” là dự án mới được GV vừa nghiên cứu vừa thực nghiệm lần đầu ở trường THPT Bắc Yên Thành dựa trên yêu cầu cần đạt của chuyên đề 1 “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (sách Kết nối tri thức với cuộc sống) thực hiện từ năm học 2022 – 2023.
- Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm:
Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần giải quyết vấn đề bao gồm:
- Cơ sở khoa học của đề tài
- Tổ chức dạy học dự án “Em làm nhà khoa học”
- Sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài
- Hiệu quả thể nghiệm của dự án “Em làm nhà khoa học”
Xem thêm:
- SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng poster trong dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” lớp 10 THPT – KNTT
- SKKN Ứng dụng phần mềm Yenka thiết kế thí nghiệm ảo phần Cơ sở hóa học đại cương, chương trình GDPT 2018 – KNTT
- SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động giờ học tạo tạo hứng thú phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí lớp 10 (sách Kết nối tri thức và cuộc sống) ở trường THPT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]