SKKN Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm STEM chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp lớp10 – CTGDPT 2018 – KNTT
- Mã tài liệu: MP1211 Copy
Môn: | HĐTN - HN |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 413 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 58 |
Tác giả: | Lê Thị Trà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 1 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 58 |
Tác giả: | Lê Thị Trà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 1 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm STEM chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp lớp
10 – CTGDPT 2018 – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm STEM với chủ đề “Tìm hiểu nghề
nghiệp và hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”
3.2. Dạy thực nghiệm kế hoạch trải nghiệm STEM đã xây dựng nhằm
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại lớp 10D2 trường THPT Đô Lương 1
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Trong tiến trình đổi mới ấy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học. Thực tế cho thấy năm học 2022 – 2023 đã đưa môn hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp vào chương trình dạy học ở lớp 10 nhằm mục đích hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm đến việc đưa kỹ năng sống vào nhà trường, giáo dục kỹ năng sống dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở nước ta, theo công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông và Giáo dục thường xuyên yêu cầu “…đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh gắn với định hướng nghề nghiệp…”
Kỹ năng sống giữ vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Nó chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên không ít bộ phận học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng sống cần thiết như: Kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng đàm phán, kỹ năng phân tích, tổng hợp, sáng tạo, kỹ năng lắng nghe tích cực… Đặc biệt, với học sinh khối 10 nhiều em chưa xác định rõ nghề nghiệp mong muốn trong tương lai của mình, chưa biết rõ các ngành nghề và cũng chưa có kế hoạch lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân chính vì thế việc quan tâm, chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống cho các em trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống một cách hiệu quả, gây được hứng thú tiếp nhận từ phía học sinh. Gần đây không chỉ trường THPT Đô Lương 1 mà qua tìm hiểu tôi thấy có rất nhiều trường đã và đang đa dạng hóa phương thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: Giáo dục thông qua lồng ghép vào chương trình giáo dục chính khóa; thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật; thông qua hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao; thông qua chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thông qua hoạt động xã hội, thiện nguyện, nhân đạo; thông qua xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu; Giáo dục bằng hình thức truyền thông… Trong đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các chương trình hoạt động trải nghiệm, trải nghiệm hướng nghiệp được đặc biệt quan tâm trong năm học này khi mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng cho khối 10. Hơn nữa mấy năm gần đây Sở Giáo Dục và Đào tạo Nghệ An cũng rất chú trọng đến các phương pháp dạy học trong đó có dạy học Stem. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm STEM chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 10 – CTGDPT 2018 tại trường Đô Lương 1”.
- Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh định hướng được nghề nghiệp dựa trên hiểu biết về nghề, nhu cầu thị trường lao động, sự phù hợp của nghề được lựa chọn với năng lực và hứng thú của cá nhân; xây dựng được kế hoạch đường đời; có khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
- Học sinh thực hành trải nghiệm tạo ra một sản phẩm thuộc nhóm nghành lĩnh vực STEM.
- Rèn luyện cho học sinh (HS) các kỹ năng cần thiết trong học tập và cuộc sống; Giúp HS tự tin trong giao tiếp trước đám đông, tự tin trong khả năng thuyết trình, hùng biện, tranh biện.
- Nâng cao kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng tự nhận thức về bản thân, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tư duy phê phán…
- Sử dụng một phương pháp và hình thức dạy học mới với nhiều hình thức tổ chức các hoạt động khác nhau góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học góp phần phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
- Nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, tôi đề ra các nhiệm vụ và kế hoạch nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu nội dung tổng thể của chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10.
- Nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết của học sinh THPT – Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu vai trò của phương pháp dạy học trải nghiệm Stem
- Nghiên cứu cách thức thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm Stem.
- Nghiên cứu sử dụng một số phần mềm ứng dụng; một số website để thiết kế các hoạt động giáo dục
- Phân tích mục tiêu, nội dung chủ đề “Tìm hiểu nghề nghiệp và hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp”
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình dạy học tại trường THPT nơi công tác.
- Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối 10 trường THPT Đô lương 1.
- Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo của tỉnh liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các tài liệu về lý luận dạy học Stem, tài liệu hướng dẫn chuyên môn.
- Các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh.
- Tham khảo từ các tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến
- Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh. – Khảo sát thực nghiệm
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phân tích tổng hợp và rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
4.3. Phương pháp thực nghiệm
- Dạy thực nghiệm tại một số lớp khối 10 trường THPT nơi chúng tôi công tác giảng dạy.
4.4. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng Google form; toán học thống kê, phần mềm EXCEL, và một số phần mềm liên quan.
- Tính mới và đóng góp của đề tài
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
- Đề tài đã xây dựng được bản kế hoạch trải nghiệm STEM với chủ đề “Tìm hiểu nghề nghiệp và hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp” một cách khoa học, phù hợp để dạy cho toàn bộ học sinh khối 10.
- Giúp Giáo viên có cách nhìn nhận mới, hướng tiếp cận mới trong quá trình thiết kế bài dạy, tạo cơ hội dạy học, học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc dạy và học.
- Mặt khác, đề tài cũng đã đưa ra những giải pháp, những hoạt động có lồng ghép kỹ năng sống mà ở đó, giáo viên định hướng, gợi mở cho học sinh tự hình thành và rèn luyện kỹ năng của bản thân một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, không áp đặt học sinh. Đề tài đưa ra được cách thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống; kích thích, lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, hào hứng, say mê. Giúp học sinh chủ động trong quá trình hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực cho bản thân một cách tự giác đặt mình trong khuôn khổ khi tham gia các hoạt động. Từ đó, ý thức rèn luyện và mức độ vận dụng kỹ năng sống của học sinh được nâng cao.
- Giáo viên tích lũy được kinh nghiệm tổ chức các hoạt động cho HS, có khả năng ứng xử các tình huống linh hoạt hơn trong quá trình dạy học. Sáng kiến có thể áp dụng dễ dàng với nhiều trường trong Huyện, trong Tỉnh.
Xem thêm:
- SKKN Dạy học dự án văn bản Huyện đường kết hợp với hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Cờ Đỏ – KNTT
- SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào trong dạy học môn GDKT pháp luật 10 ở trường THPT – KNTT
- SKKN Giải pháp nâng cao tính tương tác trong dạy học môn GDKT&PL trường THPT – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
100.000 ₫
- 5
- 589
- 1
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 498
- 2
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 463
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 458
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 511
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 541
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 440
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 566
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 533
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 409
- 10
- [product_views]