SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế – môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – KNTT
- Mã tài liệu: MP0981 Copy
Môn: | GDKT&PL |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 561 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 40 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế – môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Giải pháp mở đầu bài học từ việc sử dụng hình ảnh
2 Giải pháp mở đầu bài học từ việc khai thác tình huống
3 Giải pháp mở đầu bài học bằng phương pháp đóng vai
4 Giải pháp mở đầu bài học bằng học bằng câu hỏi nêu vấn đề
5 Giải pháp mở đầu bài học bằng phương pháp trò chơi
6 Giải pháp mở đầu bài học bằng video
7 Giải pháp mở đầu bài học từ việc vận dụng kiến thức liên môn
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Trong các môn học ở trường THPT, Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm phần Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật. Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10, nội dung kiến thức mới, đặc biệt nhiều phần có nội dung khó, khô khan, khiến cho học sinh cảm thấy khó hiểu, khó học và ít có hứng thú đối với môn học. Trong khi đó, việc giảng dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật ở nhiều trường THPT hiện nay còn mang tính lí thuyết, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc, thụ động, chỉ một bộ phận nhỏ giáo viên chú ý đến việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng bộ môn còn hạn chế, sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh chưa cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để có giờ dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trong 4 hoạt động của một tiết học, hoạt động mở đầu bài học được xem là rất quan trọng vì hoạt động này có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau:
Thứ nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú đối với bài học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền với môn học.
Thứ hai là huy động vốn tri thức, kĩ năng, nền tảng của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới. Thứ 3 là tạo ra mâu thuẫn về nhận thức, lôi kéo sự chú ý của người học. Để học tập thực sự là một quá trình khám phá thì đòi hỏi giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được những tồn tại và hạn chế của việc dạy và học Giáo dục kinh tế và pháp luật , đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động mở đầu có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của học sinh THPT nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế – môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10”,” để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Mục đích nghiên cứu.
Sử dụng cách mở đầu bài học để tạo hứng thú và tạo tình huống có vấn đề cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
Qua các hình thức mở đầu, học sinh sẽ tiếp cận bài học bằng sự hứng thú và chủ động ngay từ đầu. Mặt khác còn kích thích trí tò mò và định hướng hoạt động cho học sinh vào bài học mới. Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, góp phần quan trọng làm cho tiết học đạt hiệu quả cao.
Khai thác có hiệu quả hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học góp phần làm phong phú thêm lý luận và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
Góp phần phát huy và phát triển các năng lực cho học sinh khối 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung, đem đến cho các em niềm yêu thích học tập môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về một số hình thức mở đầu bài học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế.
- Nghiên cứu về thực trạng công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình thức phù hợp giúp học sinh vào bài đầy hứng thú và hiệu quả.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – Phần Giáo dục kinh tế.
- Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 để làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động mở đầu.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thiết của đề tài và rút ra kết luận.
4. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức mở đầu phù hợp với từng nội dung bài học trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các hình thức mở đầu phù hợp với từng nội dung bài học trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế.
Hoạt động mở đầu bài học của từng tiết học cho môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10- Phần Giáo dục kinh tế. 4.3. Thời gian nghiên cứu
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ 15/07 đến 10/08/2022 | -Đọc tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học trong môn Giáo dục công dân.
-Đọc sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. – Khảo sát thực tiễn tại các trường THPT trên địa bàn huyện. |
-Tuyển tập các dạng tài liệu. -Giải pháp mở đầu bài học cho các bài phần kinh tế trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. |
2 | Từ
01/8/2022 đến 30/8/2022 |
-Trao đổi với đồng nghiệp về đề tài nghiên cứu.
-Tìm hiểu tài liệu. |
-Nắm bắt được ý kiến đồng nghiệp.
-Hình thành được kết cấu chung của SKKN. -Viết đề cương tóm tắt |
3 | -Đợt 1:
Từ ngày 05/09/2022 đến ngày 10/12/2022 -Đợt 2: Từ ngày 10/09/2022 đến 20/02/2023. |
-Thực nghiệm tại các lớp 10c3, 10c5, 10c6, 10c8 và một số trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu.
– Viết phần trọng tâm của đề tài. |
-Thực hiện các hình thức mở đầu bài học ở từng bài cụ thể.
-Hoàn thành phần mở đầu và cơ sở lí luận -Viết phần trọng tâm của đề tài. |
4 | Từ 25/8/2022 đến 01/03/2023 | -Khảo sát thực tiễn | -Xử lí số liệu thu thập được từ kết quả thực nghiệm
-Viết phần kết luận và hoàn thiện đề tài |
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức mở đầu bài học. Tài liệu về lý luận như: phương pháp dạy học Giáo dục công dân, những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, chương trình sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp điều tra: Tiến hành thực nghiệm kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức mở đầu có phù hợp hay không, mang lại kết quả tốt không.
- Phương pháp đàm thoại: Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong nhóm, trong cụm để tìm các hình thức mở đầu phù hợp cho các tiết dạy.
-Trao đổi với các đồng nghiệp trong các buổi họp nhóm, sinh hoạt chuyên môn cụm để được đóng góp ý kiến, đăng ký dạy chuyên đề, dạy thao giảng, dự giờ thường xuyên để rút kinh nghiệm từ các hình thức mở đầu bài học đã dùng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:Trải nghiệm việc biên soạn và tiến hành tổ chức hoạt động mở đầu bài học một số bài trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế.
6. Lịch sử đề tài
Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nên hiện nay chưa có tác giả nào viết đề tài này.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Khai thác có hiệu quả phần mở đầu trong tiến trình dạy học, góp phần làm phong phú thêm lý luận và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10.
- Góp phần phát huy năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em niềm yêu thích môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Xem thêm:
- SKKN Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực điều chỉnh hành vi thông qua dạy chủ đề 7 “pháp luật nước CHXHCN Việt Nam” môn GD KT & PL 10 – KNTT
- SKKN Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu để tổ chức trò chơi quân sự trong bài 12, khối 10- Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương – KNTT
- SKKN Vận dụng phương pháp dạy học dự án khi dạy phần Giáo dục kinh tế môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]