SKKN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học Dự án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng” môn Hóa học lớp 10 THPT. – GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP0709 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2022 |
Lượt xem: | 446 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học Dự án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng” môn Hóa học lớp 10 THPT. – GDPT 2018″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
Bước 2: Lập kế hoạch dự án
Bước 3: Thực hiện dự án
Bước 4: Trình bày kết quả, báo cáo sản phẩm
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền giáo dục hiện nay, khi chương trình sách giáo khoa cũ không theo kịp xu thế của thế giới, thì việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là một xu thế tất yếu, làm nền tảng cơ bản để thay đổi chất lượng giáo dục. Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội nước ta ban hành ngày 28/11/2014 đã quyết định tán thành chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Đề án của Chính phủ, chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới như sau: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh…”.
Hóa học là môn học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối với các ngành khoa học tự nhiên khác, các môn học khác như vật lí, sinh học. Hóa học đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Theo Ban phát triển các chương trình môn học thì chương trình môn Hóa học cấp trung học phổ thông (THPT) giúp HS phát triển các năng lực thành phần của năng lực tìm hiểu tự nhiên, gắn với chuyên môn về hóa học như: năng lực nhận thức kiến thức hóa học; năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức hóa học; năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Từ đó, HS biết ứng xử với tự nhiên một cách đúng đắn, khoa học và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình cũng như điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, gia đình. Vì vậy, các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng như định hướng hoạt động và định hướng dạy học tích cực.
Thế nhưng việc dạy học Hóa học ở trường phổ thông hiện nay còn tồn tại thực trạng là học sinh chủ yếu học lí thuyết và vận dụng lí thuyết để giải bài tập mà ít có cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động nhóm, hoạt động chế tạo các sản phẩm ứng dụng thực tế. Để cải thiện thực trạng này và đáp ứng yêu cầu của xã hội thì chúng ta cần phải áp dụng những phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo trạm, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, STEM, … và đặc biệt là phương pháp dạy học dự án, một phương pháp dạy đang rất phát triển trên thế giới. Dạy học dự án (DHDA) là một trong những hình thức dạy học vừa có tính tích cực, vừa có tính thực tiễn cao. DHDA giúp HS nắm vững các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính tích cực, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương pháp dạy học này mang lí
1
thuyết lại gần với thực tế, gần gũi với cuộc sống của chính người học, góp phần khơi gợi hứng thú học tập và chuẩn bị những kĩ năng cần thiết cho người học bước vào cuộc sống sau này. Đồng thời, qua mỗi dự án học tập, không chỉ giáo viên mà bản thân học sinh sẽ phát hiện những năng khiếu, kĩ năng có thể vận dụng để định hướng nghề nghiệp, giúp lựa chọn khối thi, ngành thi và hướng đi cho tương lai.
Nhằm mục đích phục vụ tốt hơn việc dạy học và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, chúng tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học Dự án: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng” môn Hóa học lớp 10 THPT.
- Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
2.1. Mục tiêu
Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để giảng dạy chủ đề “ Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng” chương trình Hóa học 10 THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 theo chương trình GDPT 2018.
2.2. Ý nghĩa
– Về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học hóa học ở lớp 10 nói riêng và ở trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục THPT mới.
– Về mặt thực tiễn: Bổ sung vào ngân hàng dự án học tập, dùng trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường THPT theo nội dung chương trình để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học.
2.3. Tính mới
Đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng dạy thử nghiệm tại trường THPT Diễn Châu 3, bước đầu đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
- Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học Dự án;
– Nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học môn Hoá học;
– Trên cơ sở hệ thống kiến thức sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và thông qua kinh nghiệm học tập giảng dạy của bản thân, xây dựng các kế hoạch dạy học phù hợp.
2
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng ở các trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến giáo viên, …
3.3. Phương pháp thực nghiệm và thống kê
Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính thực tiễn và hiệu quả của phương pháp đã đề xuất.
- Phạm vi nghiên cứu đề tài
– Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 ban khoa học tự nhiên tại đơn vị công tác trong năm học 2022 – 2023.
– Phạm vi và khả năng nhân rộng cho tất cả các đối tượng học sinh khối 10 thuộc ban khoa học tự nhiên, áp dụng cho dạy học đại trà ở tất cả các trường THPT.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]