SKKN Phát triển năng lực tự học môn Hoá học cho học sinh lớp 10 thông qua blog học tập online trong bối cảnhchuyển đổi số – GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP0708 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | GDPT 2021 |
Lượt xem: | 549 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Đức Mậu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Đức Mậu |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực tự học môn Hoá học cho học sinh lớp 10 thông qua blog học tập online trong bối cảnh chuyển đổi số – GDPT 2018″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Thiết kế blog học tập
2.2. Giao diện của blog
2.3. Script trắc nghiệm online
2.4. Đề xuất các bước sử dụng hệ thống kiến thức trên blog để phát triển năng lực tự
học
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Phát triển năng lực (NL), đặc biệt là năng lực tự học (NLTH) đang trở thành xu hướng trong đổi mới dạy học của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam chúng ta. Lí thuyết này đã xuất hiện từ thời cổ đại với ông tổ Socrate và phát triển cực thịnh vào những năm 90 của thế kỉ XX, nó mang đến một quan điểm mới trong việc thay đổi quan điểm dạy học, phát huy tối đa vai trò của người học, góp phần chuyển dần từ đào tạo sang tự đào tạo trong giáo dục. Như vậy, có thể thấy rằng NLTH là NL quan trọng được nhiều nước trên thế giới tập trung chú ý phát triển cho người học, bởi lẽ nó là cơ sở, là nền tảng để phát triển NL sáng tạo.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29-NQ/TW) nhấn mạnh mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, NL và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự
học (TH), khuyến khích học tập suốt đời”. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích TH, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển NL. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy và học”.
Mục 3 điều 30 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung có hiệu lực thi hành ngày 14 tháng 6 năm 2019 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng HS; bồi dưỡng phương pháp TH, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và NL của người học; tăng cường ứng dụng ICT vào quá trình giáo dục”.
Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay đã tạo ra vô số các sản phẩm chất lượng cao cho xã hội nói chung và giáo dục nói riêng, đòi hỏi mỗi quốc gia phải luôn sáng
1
tạo, phải thích ứng kịp thời trước những chuyển biến không ngừng của cuộc sống và công nghệ. Nhằm giải quyết những thách thức đó, ngành Giáo dục và Đào tạo cần đi đầu và đảm nhận sứ mệnh nâng cao dân trí, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài theo định hướng nâng cao giá trị chất xám.
Sự bùng nổ về công nghệ đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Xu hướng giáo dục đang dần thay đổi: thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tốn ít chi phí hơn. Các thiết bị số phần nào đã đáp ứng được nhu cầu cho công tác dạy và học nói chung và bộ môn Hóa học nói riêng. Trong chương trình giáo dục phổ thông thì NL tin học là một trong mười NL cốt lõi mà HS cần phải có được khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Chính vì lẽ đó mà giáo viên (GV) cần hình thành và phát triển NL cũng như ứng dụng ICT cho HS trong chính bộ môn của mình. Tuy nhiên việc ứng dụng chính công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác dạy và học đặc biệt là quá trình tự rèn luyện, phát triển tư duy của HS còn hạn chế, chưa khai thác được thế mạnh của CNTT.
Hóa học là một môn khoa học với dung lượng kiến thức lí thuyết và các dữ liệu thực nghiệm phong phú và đa dạng. Việc học để hiểu, nhớ và vận dụng chúng luôn là áp lực đối với đa số HS ở trường trung học phổ thông (THPT).
Với những lợi ích của chuyển đổi số (CĐS) mang lại, việc xây dựng và phát triển một blog và học liệu điện tử nhằm hỗ trợ cho HS phát triển NLTH thông qua hệ thống kiến thức được xây dựng theo hướng phát triển NLTH thì sẽ giúp cho HS phát triển NLTH và tạo hứng thú cho HS trong việc học tập môn Hóa học thích ứng với sự phát triển của xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Phát triển năng lực tự học môn Hoá học cho học sinh lớp 10 thông qua blog học tập online trong bối cảnh chuyển đổi số”.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hóa học online góp phần phát triển NLTH môn Hóa học cho các HS lớp 10 ở trường THPT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu về cơ sở lí luận của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. – Nghiên cứu về các bước, lợi ích CĐS trong giáo dục.
– Nghiên cứu về cơ sở lí luận của TH và phát triển NLTH.
2
– Nghiên cứu về thực trạng phát triển NLTH, NL ứng dụng CNTT của HS. – Xây dựng hệ thống kiến thức hỗ trợ phát triển NLTH hóa học online. – Thiết kế blog hỗ trợ quá trình TH của HS.
– Thực nghiệm sư phạm (TNSP).
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Blog học tập và Script trắc nghiệm online.
– NLTH môn Hóa học của HS lớp 10.
- Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
– Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến ứng dụng CNTT, CĐS trong giáo dục.
– Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về phát triển NLTH của HS.
– Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về lập trình Script và blog.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với GV và HS về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và thực trạng phát triển NLTH Hóa học của HS.
– Phương pháp TNSP để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn, tính khả thi và hiệu quả của các kết quả nghiên cứu.
5.3. Nhóm phương pháp xử lí thông tin
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để xử lí, phân tích kết quả TNSP nhằm xác nhận giả thuyết khoa học và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài.
- Những đóng góp mới của đề tài
– Về mặt lí luận: góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về NLTH, làm cơ sở cho việc phát triển NLTH môn Hóa học cho HS lớp 10 ở trường THPT.
– Về mặt thực tiễn: Điều tra thực trạng về ứng dụng CNTT trong việc phát triển NLTH của HS; xây dựng blog, hệ thống kiến thức hóa học online; thiết kế script trắc nghiệm online hỗ trợ cho quá trình phát triển NLTH của HS.
3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển năng lực tự học cho học sinh
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục dựa trên nền tảng phát triển NL (Competency-Based Education – CBE) được đề cập đến rất nhiều từ những năm 60 của thế kỉ XX tại các nước phương Tây và Hoa Kỳ.
Tại các nước châu Á (Singapore, Ấn Độ, Philippines, Brunei, Malayxia, Hàn Quốc, Nhật Bản,…), phương thức giáo dục dựa trên định hướng phát triển NL cũng được phát triển rộng rãi và triển khai ở nhiều mức độ khác nhau trong đó chú trọng đến việc hình thành kiến thức và kỹ năng để người học có NL vận dụng vào ngay trong thực tiễn, lúc đó người học biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng của bản thân chủ thể
và cốt lõi trong đó là thái độ học tập tích cực của HS biểu hiện ở chỗ HS chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức vượt khó khăn của bản thân.
Tại Việt Nam, trong chương trình phổ thông tổng thể 2018 đã và đang được triển khai được kì vọng là sự đột phá trong cách tiếp cận nội dung khoa học trên nền tảng phát triển NL trong đó có cả NL ứng dụng CNTT.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, CĐS chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Đến nay, xu hướng CĐS trong giáo dục đã và đang tác động sâu sắc đến con người.
“Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định như sau: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép HS, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước khi đến lớp học. Hiểu một cách đơn giản thì CĐS trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]