SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua giáo dục STEM chủ đề “Liên kết ion – Hóa học lớp 10 – CTST
- Mã tài liệu: MP0692 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 448 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 41 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua giáo dục STEM chủ đề “Liên kết ion – Hóa học lớp 10 – CTST”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Áp dụng dạy học STEM bài liên kết ion- Hóa học lớp 10
2. Tạo mô hình tinh thể NaCl bằng đất nặn
3. Tạo mô hình tinh thể NaCl bằng quả quất và quả cà pháo
4. Tạo và nuôi tinh thể NH4Cl
5. Tạo và nuôi tinh thể ALUM
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhất là áp dụng và thể hiện được tinh thần, nội dung của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, giáo dục STEM đã và đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hình thức giáo dục này đóng vai trò là đòn bẩy để thực hiện mục tiêu giáo dục năng lực cho các công dân tương lai đáp ứng nhu cầu của nền khoa học công nghệ 4.0 trong thế kỉ XXI.
Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đặc biệt, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã đưa ra các giải pháp, các nhiệm vụ cụ thể… Về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông” đồng thời đưa ra nhiệm vụ: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông.
Ngày 07 tháng 10 năm 2019 Sở GD&ĐT Nghệ An đã ban hành Công văn số 1841/SGD&ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học 2019 – 2020. Thời gian qua, ngành giáo dục đã tổ chức linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM như: dạy học các môn khoa học theo bài/chủ đề STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM, tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật thông qua các bài học STEM, xây dựng các chủ đề dạy học liên môn… Việc dạy học các bài/chủ đề STEM góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá. Trong quá trình dạy học bộ môn hóa học hiện nay, việc tiếp cận, thực hiện dạy học STEM sẽ tạo được sự hứng thú học tập, tinh thần hăng say nghiên cứu, tìm tòi của học sinh và bước đầu tạo hiệu ứng tích cực trong việc giáo dục STEM trong trường học.
Trường THPT Anh Sơn 1 đóng trên địa bàn huyện miền núi Anh Sơn, học sinh thuộc vùng trung du miền núi nên có nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên thích hợp có giá trị, cuộc sống của học sinh gần gũi với thiên nhiên, thích tìm tòi khám phá … chính là nguồn tư liệu, phương tiện trực quan có giá trị để dạy học STEM
phần liên kết ion thuộc chương trình hóa học 10 thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018.
1
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và phạm vi một Sáng kiến kinh nghiệm tôi muốn chia sẽ, trao đổi cùng đồng nghiệp đề tài: Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua giáo dục STEM chủ đề “Liên kết ion – Hóa học lớp 10 ”.
- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đúng chủ trương, hướng dẫn của Ngành về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thực hiện giáo dục STEM trong các nhà trường…
Đưa ra cách dạy học chủ đề “Liên kết ion – Hóa học lớp 10” ở trường THPT theo hướng vận dụng giáo dục STEM để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc theo nhóm, hợp tác một cách có hiệu quả, từ đó hình thành năng lực hợp tác; năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn…
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM khi dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Khảo sát thực trạng dạy học theo định hướng vận dụng giáo dục STEM, dạy học theo phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bộ môn Hóa học.
Nghiêm cứu phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM.
Xây dựng kế hoạch bài dạy, thiết kế giáo án và tổ chức dạy học chủ đề “Liên kết ion – Hóa học lớp 10” ở trường THPT Anh Sơn 1 theo hướng vận dụng giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Đối tượng, phạm vị nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng; đưa ra phương phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ đề “Liên kết ion – Hóa học lớp 10” ở trường THPT Anh Sơn 1.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cụ thể là vận dụng giáo dục STEM trong dạy học một số bài học/chủ đề thuộc bộ môn Hóa học trong chương trình GDPT2018. Đề tài được nghiên cứu, thực nghiệm và áp dụng tại trường THPT Anh Sơn 1.
- Phương pháp nghiên cứu
– Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
2
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu về giáo dục STEM, các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu;
+ Nghiên cứu các mẫu biểu khảo sát, thống kê số liệu…
+ Dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM đối với môn Hóa học; – Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tìm hiểu, quan sát, trao đổi với giáo viên và học sinh;
+ Khảo sát tình hình thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… của giáo viên;
+ Khảo sát tình hình việc áp dụng giáo dục STEM vào dạy học;
+ Tổng hợp số liệu, nội dung tìm hiểu, quan sát, thu thập; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn;
– Nhóm phương pháp hỗ trợ khác:
+ Phương pháp 5E;
+ Phương pháp thống kê toán học;
- Tính mới của đề tài, đóng góp của đề tài
Đề tài đã triển khai vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như: Làm việc nhóm; 5E, quan sát; trình bày báo cáo thu hoạch; phối hợp các phương pháp đánh giá; tổng hợp và xử lý số liệu…; Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng vận dụng giáo dục STEM đối với bộ môn Hóa học trong trường phổ thông.
Đề tài này đã được tác giả áp dụng có hiệu quả trong dạy học tại trường THPT Anh Sơn 1, tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi, chia sẽ với với đồng nghiệp để có thể áp dụng, nhân rộng ở các trường THPT trên địa bàn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]