SKKN Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng – hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục – KNTT
- Mã tài liệu: MP0702 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 576 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 83 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng – hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng Phần mềm Crocodile Chemistry
2. Sử dụng phần mềm Onenote
3. Sử dụng trang tính
4. Sử dụng phần mềm Quizizz
5. Sử dụng phần mềm Azota
6. Sử dụng trang wed Padlet
7. Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cục
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 10 nói riêng và cấp trung học phổ thông (THPT) nói chung được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc. Với những yêu cầu mới này, ngành giáo dục, các nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý, GV các trường THPT xác định rõ trách nhiệm tích cực đổi mới toàn diện giáo dục, trong đó, cơ bản nhất là thay đổi nhanh, có chất lượng về phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả của các phương pháp cũng như các kỹ thuật dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Trong thời đại công nghệ 4.0 ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong dạy học định hướng phát triển năng lực thì chuyển đổi số lại vô cùng quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong học tập. Lý thuyết về chuyển đổi số hiện tại là rất mới lạ đối với GV, tuy nhiên trong thực tế chuyển đổi số đã được nhiều GV sử dụng ít nhiều trong dạy học. Trong dạy học chuyển đổi số không phải chỉ GV sử dụng mà quan trọng hơn là HS: HS là chủ thể thao tác, thực hiện trực tiếp các thiết bị số, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ, thực hiện, tạo ra những sản phẩm số để thực hiện nhiệm vụ học tập; GV là người định hướng, tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Với mong muốn sử dụng hiệu quả các kỹ thuật dạy học tích cực, thông qua đó phát triển năng lực cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng chuyển đổi số để thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề Tốc độ phản ứng – hóa học 10 theo định hướng phát triển năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục” để thực hiện.
- Mục đích nghiên cứu
– Làm rõ cơ sở lý luận về một số nội dung chính liên quan đến dạy học định hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
– Điều tra thực trạng của GV bộ môn Hóa học trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và chuyển đổi số.
– Thiết kế hoàn chỉnh KHBD chủ đề “Tốc độ phản ứng” – Hóa học 10 Sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” theo hướng phát triển năng lực vận dụng công nghệ số.
- Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên đối tượng là GV và HS Trường THPT Nghi Lộc 5.
- Các phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu, văn bản, các công trình khoa học có liên quan .
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp xử lý số liệu.
– Phương pháp quan sát.
NỘI DUNG
I – CƠ SỞ LÍ LUẬN
- Một số vấn đề chung về dạy học định hướng phát triển năng lực
1.1. Khái niệm dạy học định hướng phát triển năng lực
Dạy học định hướng phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học.
Trong dạy học đinh hướng phát triển năng lực việc lựa chọn phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học là vô cùng quan trọng.
1.2. Phương pháp dạy học (PPDH)
Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể. PPDH cụ thể là những cách thức hành động của GV và HS nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH cụ thể bao gồm những phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học dự án…
1.3. Kỹ thuật dạy học (KTDH)
Là những động tác, cách thức hành động của GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập. Bên cạnh các KTDH thường dùng, có thể kể đến một số KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật KWL.
1.4. Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học
Định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học nói chung bao gồm: tích hợp, trải nghiệm, phát huy tính tính cực, khai thác sử dụng thiết bị dạy học. Riêng đối với môn Hóa học, định hướng chung về phương pháp, kỹ thuật dạy học, GV phải:
– Chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học.
– Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt.
– Chú trọng rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức hóa học để phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
– Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]