SKKN Xây dựng hệ thống bài tập kết hợp các ứng dụng CNTT bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học vô cơ lớp 11 THPT
- Mã tài liệu: MP0716 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 554 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 115 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 115 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng hệ thống bài tập kết hợp các ứng dụng CNTT bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học vô cơ lớp 11 THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1.2.1. Phương pháp tương tự
2.1.2.2. Phương pháp đảo cách hỏi
2.1.2.3. Phương pháp tổng quát
2.1.2.4. Phương pháp phối hợp
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ 4.0, kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển thông minh và sáng tạo. Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực của HS, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được chú ý
rèn luyện đúng mức. Thực tế, nhiều trường phổ thông hiện nay, giờ học chính khóa tăng, trong một tuần nhiều ngày HS học cả 2 buổi sáng và chiều, đặc biệt là trong thời gian một số trường phải dạy học trực tuyến do dịch bệnh hoặc gặp lũ lụt thiên tai. Vì thế, lượng kiến thức các em học trong một ngày là rất nhiều, thời gian học ở nhà của HS xem ra quá ít so với lượng kiến thức đã tiếp thu. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại và sử dụng các ứng dụng của CNTT để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.
Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung học phổ thông, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập kết hợp các ứng dụng CNTT bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh phần hóa học vô cơ lớp 11 THPT”.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu một số vấn đề về lí luận và thực tiễn của việc tự học từ đó xây dựng và sử dụng một hệ thống bài tập hóa học vô cơ lớp 11 giúp HS tự học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học cho HS.
– Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực trạng việc dạy học hóa học cũng như tình hình sử dụng BT để bồi dưỡng năng lực tự học.
– Tuyển chọn và biên soạn BT mới để xây dựng hệ thống bài tập phần hóa học vô cơ lớp 11 bồi dưỡng năng lực tự học .
– Hướng dẫn, sử dụng các ứng dụng CNTT như Azota, Quizizz giúp kích thích sự sáng tạo,say mê trong tự học của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu
– Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học và các tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Truy cập thông tin liên quan đến đề tài trên internet.
+ Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được.
– Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Điều tra khảo sát bằng bảng hỏi tính cấp thiết, tính khả thi của đề tài
1
+ Sử dụng các ứng dụng CNTT.
+ Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi.
– Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
- Những điểm mới và đóng góp của đề tài
– Đề tài đã đề cập đến nội dung và phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học.
– Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần hóa vô cơ lớp 11 bồi dưỡng năng lực tựhọc.
– Đề xuất cách lựa chọn các dạng BT bồi dưỡng năng lực tự học.
– Dùng CNTT phần mềm Azota, quizizz kích thích năng lực tự học, tạo hứng thú cho học sinh, giúp GV kiểm tra, đánh giá được mức độ tiếp thu, nắm kiến thức của quá trình tự học.
– Giúp HS THPT có phương pháp tự học rèn luyện các kĩ năng giải BT hóa học góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong giai đoạn hiện nay, phù hợp cho chương trình học 2018.
2
PHẦN II. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Bài tập hóa học
1.1.1. Khái niệm
BTHH là một vấn đề không lớn mà trong trường hợp tổng quát được giải quyết nhờ những suy luận lôgic, những phép toán và những thí nghiệm trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và phương pháp hóa học.
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học
– BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy HS tập vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến thức đã tiếp thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình.
– Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận dụng kiến thức vào giải BT, HS mới nắm vững kiến thức một cách sâu sắc.
– Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức một cách tốt nhất. 1.1.3. Hoạt động của học sinh trong quá trình giải bài tập hóa học Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau:
– Nghiên cứu đầu bài
– Xây dựng tiến trình luận giải
– Thực hiện tiến trình giải
– Đánh giá việc giải
1.1.4. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học
Theo quan điểm xu hướng phát triển chung của BTHH hiện nay là:
– Nội dung BT phải ngắn gọn, súc tích không nặng về tính toán mà tập trung vào rèn luyện và phát triển các kĩ năng cho HS, các năng lực tư duy của HS.
– BTHH phải chú ý tới việc rèn luyện các kĩ năng, thao tác làm thí nghiệm.
– BTHH phải chú ý tới việc mở rộng kiến thức và có sự liên hệ với thực tiễn, có sự ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
– Các BTHH định lượng được xây dựng trên cơ sở không phức tạp hóa bởi các thuật toán mà chú trọng tới các phép tính được sử dụng nhiều trong hóa học.
– Cần sử dụng BT trắc nghiệm khách quan, chuyển các BT tự luận, tính toán sang BT trắc nghiệm khách quan.
– Xây dựng các BT về bảo vệ môi trường.
– Đa dang hoá các loại BT như: BT bằng hình vẽ, BT vẽ đồ thị, sơ đồ, lắp dụng cụ thí nghiệm.
3
Như vậy xu hướng phát triển của BTHH hiện nay là tăng cường khả năng tư duy của HS ở cả 3 phương diện: lí thuyết, thực hành và ứng dụng. Những câu hỏi có tính chất lí thuyết học thuộc sẽ giảm dần thay vào đó là những BT có tính chất rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy của HS, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, độc lập của HS.
1.2. Tự học
1.2.1. Khái niệm tự học
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 tự học là: “…quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…”.
Đối với HS,tự học thể hiện bằng cách tự làm các BT chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.2.2. Vai trò của tự học
Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]