SKKN Kết hợp phần mềm Class123 với một số ứng dụng khác nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS trong dạy học Hóa học 10-THPT – CÁNH DIÊU
- Mã tài liệu: MP0681 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 587 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Kết hợp phần mềm Class123 với một số ứng dụng khác nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS trong dạy học Hóa học 10-THPT – CÁNH DIÊU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Ứng dụng trong quản lí HS bằng phần mềm class123
2 Kết hợp Class123 với các ứng dụng khác ( MicrosoftPowerpoint, Baamboozle, Quizizz, Plicker, Azota…)” trong các hoạt động dạy học
3 Ứng dụng trong tổ chức hoạt động đánh giá xếp loại, khen thưởng theo quỹ học
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hóa học là một môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS. Chúng ta đều biết rằng Hoá học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội, nhiều ngành khoa học khác đều lấy Hóa học làm cơ sở nền tảng để phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của Hóa học trong cuộc sống. Đặc biệt là các em mới bước vào lớp 10, đối với các em, Hóa học là môn học trừu tượng, khó hiểu và khô khan. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, việc thay đổi phương án thi tốt nghiệp, có sự tổ hợp các môn tự chọn là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, thực trạng cho thấy phần lớn HS chọn ban khoa học xã hội. Do đó, trách nhiệm của GV là làm thế nào cho HS yêu thích, có hứng thú, từ đó tích cực học tập môn Hóa học, góp phần lựa chọn môn học khoa học tự nhiên là việc làm cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Theo quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Từ đó cho thấy việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực giáo dục vô cùng quan trọng. Sử dụng công nghệ trong lớp học giúp HS dễ dàng biểu thị mối quan tâm, sự chú ý, mong đợi và thái độ tích cực với việc học, qua đó nâng cao chất lượng dạy và học. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong bối cảnh chuyển đổi số là nền tảng để đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, mang đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự
phát triển của nền giáo dục.
Qua khảo sát GV trong trường THPT Thanh Chương 3, cũng như GV các trường THPT lân cận trong địa bàn tỉnh Nghệ An, tôi nhận thấy nhiều GV còn gặp khó khăn trong việc dạy học theo phương pháp mới như: Khi tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm chưa kích thích được sự hứng thú, tính tích cực, tự giác, trách nhiệm và tinh thần đoàn kết nhóm, thi đua giữa các nhóm cũng chỉ dừng lại ở từng tiết học chứ chưa có sự kết nối với các tiết học tiếp theo, tổng hợp thi đua nhóm còn mất khá nhiều thời gian, phải có thư kí tổng hợp hoặc tích trên góc bảng…; bị thụ động khi đưa ra thời gian tổ chức hoạt động cho HS trên lớp; kiểm tra đánh giá HS chủ yếu dựa vào các bài kiểm tra thường xuyên hoặc cuối kì, chứ chưa chú trọng đánh giá thường xuyên: đánh giá qua các hoạt động trên lớp, đánh giá qua hồ sơ học tập, đánh giá qua bài thuyết trình…, trong khi GV có thể sử dụng các hình thức đánh
giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. Trên thực tế, nếu GV biết khai thác công nghệ thông tin trong dạy học thì những vấn đề nêu trên sẽ được giải quyết một cách nhẹ nhàng, bên cạnh đó còn kích thích sự hứng thú, tăng tính tích cực học tập trong HS, làm cho quá trình dạy học cũng trở nên sinh động hơn. Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Kết hợp phần mềm Class123 với một số ứng dụng khác nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS trong dạy học Hóa học 10-THPT”.
1
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã được một số tác giả nghiên cứu và áp dụng. Tuy nhiên việc kết hợp thiết kế trò chơi học tập trên các ứng dụng như baamboozle; plicker; quizizz,… hoặc trên powerpoint với quản lí HS trên phần mềm class123, giúp HS không những hứng thú học tập trong từng tiết học riêng rẽ mà còn tích lũy thành tích đạt được hằng ngày, các em quan sát được kết quả hoạt động của mình, để từ đó các em tích cực, chủ động, tự giác hơn trong học tập thì chưa thấy đề tài nào đề cập đến.
– Đối tượng áp dụng: HS lớp 10 ở trường THPT Thanh Chương 3.
– Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng phần mềm class123 kết hợp với một số ứng dụng tổ chức trò chơi học tập vui nhộn như: baamboozle; quiziz hoặc thiết kế trò chơi trên Microsoft Powerpoint như: Lật mảnh ghép, hộp quà may mắn, giải đố ô chữ, rung chuông vàng… trong dạy học Hóa học 10 THPT.
– Thời gian thực hiện: năm học 2022-2023.
III. Mục đích nghiên cứu
Áp dụng phần mềm class123 quản lí lớp học, kết hợp một số ứng dụng tổ chức trò chơi trên lớp vui nhộn như: baamboozle; quizizz… để giảng dạy Hóa học ở trường THPT nhằm tạo hứng thú học tập cho HS, từ đó phát huy tính tích cực học tập, nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học, đánh giá HS theo đúng định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm mà tôi tích lũy được trong quá trình giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
+ Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Hóa học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
+ Tìm hiểu về các năng lực chung và chuyên biệt trong dạy học môn Hóa học.
– Nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Hóa học nhằm tăng cường tính tích cực học tập cho HS ở trường THPT hiện nay.
– Nghiên cứu và xây dựng học liệu ứng dụng CNTT cho các hoạt động dạy học của phần Hóa học lớp 10 THPT.
– Thiết kế giáo án thực nghiệm giảng dạy kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
– Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các học liệu ứng dụng CNTT đã xây dựng.
– Tiến hành khảo sát về tính khả thi và tính cấp thiết của đề tài.
2
- Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực học tập của HS, các vấn đề về ứng dụng CNTT trong dạy học.
– Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,… có liên quan.
– Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến GV,…
– Thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. VI. Những đóng góp của đề tài
Sáng kiến đưa ra được các giải pháp nhằm kích thích hứng thú, tăng cường tính tích cực học tập môn Hóa học của HS lớp 10- chương trình GDPT 2018.
Kết hợp đồng bộ các ứng dụng công nghệ trong đề tài luôn giúp HS tích lũy được kết quả hoạt động trong từng tiết học, được sự ghi nhận của GV một cách công bằng, công khai, HS quan sát được sự tiến bộ hằng ngày, từ đó có sự hứng thú, sự tích cực hơn trong hoạt động học tập môn Hoá học.
Tạo được bước chuyển trong giảng dạy môn học Hoá học, thay đổi lối mòn cho cách dạy môn học có tính trừu tượng, khô khan.
Đề tài không chỉ áp dụng cho HS trong học tập môn Hóa học, mà có thể áp dụng cho nhiều môn học khác như: Toán học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý…, ở các khối lớp khác nhau.
Ứng dụng phần mềm clas123 không những giúp HS học tập tích cực hơn, mà còn giúp GV quản lí HS tốt hơn, giúp phụ huynh theo dõi được nề nếp, ý thức học tập của con em mình.
VII. Kế hoạch nghiên cứu
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ 15/08/2022 đến 15/09/2022 | Tìm hiểu thực trạng, chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu | Bản thảo đề cương |
2 | Từ 15/09/2022 đến 15/10/2022 | – Đăng kí với tổ
– Đọc tài liệu – Khảo sát thực trạng – Tổng hợp số liệu |
– Tập hợp tài liệu viết phần cơ sở lý luận
– Xử lý số liệu khảo sát được – Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp |
3
3 | Từ 15/10/2022 đến 15/01/2023 | – Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp
– Kiểm tra trước thực nghiệm – Áp dụng thử nghiệm |
– Đề cương sáng kiến
– Tổng hợp và xử lý kết quả thử nghiệm đề tài – Tập hợp đóng góp của đồng nghiệp |
4 | Từ 15/01/2023 đến 15/02/2023 | – Viết sơ lược sáng kiến – Tiếp tục thử nghiệm | Bản thảo sáng kiến |
5 | Từ 15/02/2023 đến 15/03/2023 | Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm | Sáng kiến kinh nghiệm chính thức chấm cấp trường |
6 | Từ 15/03/2023 đến 15/04/2023 | Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi chấm cấp trường | Hoàn thiện sáng kiến nộp Sở |
Xem thêm:
- SKKN Vận dụng giáo dục STEM trong dạy học chủ đề tách ảnh và thiết kế đồ họa với kênh alpha (Tin học 10 – sách Cánh Diều) nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh THPT
- SKKN ‘Đa dạng hoá hoạt động dạy học luyện tập, vận dụng nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh trong chương trình Địa lí 10 – CÁNH DIỀU
- SKKN Đa dạng hoạt động học tập nhằm kiến tạo giờ học hứng thú và phát triển các kĩ năng mềm cho học sinh trong dạy học môn Địa lí lớp 10 – CÁNH DIỀU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]