Logo Kiến Edu

SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một số sản phẩm dùng trong gia đình

Giá:
100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Hóa học
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 389
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
118
Lượt tải:
4

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12 tạo ra một số sản phẩm dùng trong gia đình triển khai các biện pháp như sau:

Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học.
1. Dạy học dự án.
2. Dạy học giải quyết vấn đề.
3. Dạy học thực hành trong môn Hóa học.
4. Dạy học hợp tác.
5. Sơ đồ tư duy.

Mô tả sản phẩm

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng với Hoá học là môn thuộc nhóm môn khoa học tự nhiên.  Ở cấp trung học phổ thông môn Hoá học giúp học sinh có được tri thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống đồng thời có mối quan hệ với các lĩnh vực khác. Quan điểm xây dựng chương trình là đề cao tính thực tiễn, tăng cường kĩ năng thực hành thí nghiệm, phát triển năng lực   vận dụng tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức nhất định một số vấn đề thực tiễn, hoạt động trải nghiệm thực tế làm cơ sở giúp học sinh hiểu rõ các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành nghề liên quan đến hoá học. Môn Hóa học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác khi HS thường xuyên được thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành thí nghiệm theo nhóm  được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập, tạo cơ hội để giao tiếp và hợp tác. GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hành hóa học, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, các dự án học tập để nâng cao NL tự chủ và tự học. Thông qua các hoạt động học tập, GV tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức hóa học  để giải quyết vấn đề học tập, ứng dụng vào một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Đáp ứng mục tiêu này chúng tôi lựa chọn đề tài:   “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12  tạo ra một số  sản phẩm dùng trong gia đình”.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
1.Mục đích
Để học sinh hiểu rõ các ứng dụng của hoá học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, môi trường,  phát triển năng lực vận dụng  kiến thức hoá học vào thực tiễn chúng tôi đã nghiên cứu hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức ở một số tiết học tự mình tạo ra các sản phẩm an toàn từ  nguyên liệu sẵn có, dễ tìm tại địa phương phục vụ  gia đình mình.
2.Nhiệm vụ
– Nghiên cứu các nội dung  liên quan đề tài như các hoạt động dạy học, phương pháp dạy học tích cực, tổ chức hoạt động dạy học.
– Nghiên cứu hình thức, phương pháp tổ chức hướng dẫn học sinh thực hành tạo ra sản phẩm ứng dụng trong quá trình học tập.
– Thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính phù hợp, hiệu quả  và đề xuất

III. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1.Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học một số chủ đề hoá học lớp 11,12
2. Đối tượng nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học tạo ra một số  sản phẩm dùng trong gia đình.
3. Giả thuyết khoa học
Học sinh hiểu rõ các ứng dụng của hoá học trong các vấn đề thực phẩm, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, môi trường, phát triển năng lực vận dụng  kiến thức hoá học vào thực tiễn, tự mình tạo ra các sản phẩm an toàn từ  nguyên liệu  dễ tìm tại địa phương phục vụ gia đình.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1.Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Các tài liệu về lý luận dạy học, các nghiên cứu sản phẩm liên quan đến đề tài.
Phối hợp các phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp,… đối với các tài liệu, nghiên cứu thu thập được.
2.Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phỏng vấn HS, người dùng thử sản phẩm.
Quan sát quá trình học tập, thực hành của HS.
Thực nghiệm sư phạm, đánh giá hiệu quả của sản phẩm, đề xuất.
V. Những đóng góp của đề tài.
Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức hóa học lớp 11 và lớp 12  tạo ra một số  sản phẩm dùng trong gia đình.
Học sinh hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học, tạo ra các sản phẩm thiết thực an toàn, sử dụng hiệu quả.

PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực
a. Nội dung dạy học phải đảm bảo cơ bản, thiết thực, hiện đại
Nội dung dạy học được chọn lọc bao gồm các nội dung chính chủ yếu, tập trung vào các nội dung mang tính bản chất, sát thực phù hợp với yêu cầu đòi hỏi thực tế.
b. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập.
Đảm bảo tính tích cực của người học là tạo ra hứng thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người học. GV cần tổ chức các hoạt động học tập để HS tích cực chủ động hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết những tình huống trong thực tiễn.
c. Tăng cường những hoạt động thực hành trải nghiệm cho học sinh
Tổ chức thường xuyên hơn, đồng thời đầu tư hơn về chất lượng các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho học sinh. Thực hành là hoạt động áp dụng lý thuyết vào thực tế, để hoàn thiện các phẩm chất, năng lực ở người học. Thực hành là cơ sở để hình thành năng lực. Trải nghiệm là hoạt động tổ chức cho người học được quan sát, làm thử, phân tích, suy ngẫm. Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội để huy động và vận dụng những gì đã học để giải quyết các tình huống có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực.
d. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp
Tổ chức nhiều hơn về số lượng, đầu tư hơn về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải huy động hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Dạy học, giáo dục tích hợp tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận vấn đề toàn diện, từ đó phát triển các phẩm chất năng lực cần thiết tương ứng.
e. Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa
g. Kiểm tra đánh giá theo năng lực, phẩm chất của học sinh.
Các thông tin về người học được thu thập trong suốt quá trình học tập thông qua nhiều phương pháp khác nhau: đặt câu hỏi, đối thoại trên lớp, phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; đánh giá tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập…
1.2. Yêu cầu đối với giáo viên trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất năng lực.
a. Giáo viên cần tổ chức chuỗi hoạt động học để HS chủ động khám phá những điều chưa biết. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải có khả năng thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học để học sinh tích cực chủ động tham gia và thực hiện các nhiệm vụ học tập. Các nhiệm vụ học tập có thể  thực hiện ở lớp, ở nhà, không gói gọn trong phạm vi một tiết học. GV cần theo dõi, có phương án hỗ trợ HS khi cần thiết.
b. Giáo viên cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học
và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp.
c. Giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập, nghiên cứu. GV luôn lưu tâm đến tầm quan trọng của phương pháp học tập, nghiên cứu ở học sinh, hướng dẫn học sinh kiên trì tập luyện để hình thành phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, phù hợp đặc thù môn học, góp phần tạo ra sự phát triển năng lực tự chủ và tự học.Yêu cầu này đòi hỏi GV phải hướng dẫn cho HS biết cách xây dựng kế hoạch học tập, biết đọc tài liệu, tìm kiếm thông tin khoa học, lắng nghe ghi chép, suy luận tìm tòi; biết quy trình nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức đã học trong đời sống thực tiễn.
d. Giáo viên tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác.  GV đầu tư vào việc kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy nỗ lực của chính cá nhân trong hoạt động nhóm. Điều này giúp HS có điều kiện để hình thành phát triển cả về năng lực tự chủ lẫn năng lực giao tiếp và hợp tác. Yêu cầu này đòi hỏi GV phải có khả năng khuyến khích HS  cố gắng tự lực, hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện, tìm tòi cái mới. GV cũng cần có khả năng tổ chức thảo luận trong dạy học hợp tác. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến cá nhân được bộc lộ, khẳng định hoặc bác bỏ và học sinh phát triển khả năng của bản thân.
1.3.Yêu cầu cần đạt của môn Hóa học.
a. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hóa học trong
bồi dưỡng phẩm chất cho HS.
Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập GV giúp HS hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động và tinh thần trách nhiệm, dựa vào hoạt động thực nghiệm, thực  hành,…góp phần nâng cao nhận thức của HS về việc bảo vệ và sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách  nhiệm của người lao động, nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất.
b. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn học trong việc
hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS.
Môn Hóa học góp phần hình thành và phát triển ở HS các năng lực chung tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sang tạo.
c. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn học trong việc
hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS.
Môn Hóa học hình thành và phát triển ở HS năng lực hóa học – một biểu hiện đặc thù của NL khoa học tự nhiên với các thành phần: nhận thức hóa học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học; vận dụng kiến thức đã học.
Khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học có các biểu hiện cụ thể như sau:
-Vận dụng được kiến thức hóa học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hóa học trong đời sống.
– Vận dụng được kiến thức hóa học để phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.
– Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
– Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT. – Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.
1.4. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học  phù hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học.
1.4.1. Dạy học dự án.
Dạy học dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS thực hiện một  nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu trình bày.
Dạy học dự án có chủ đề xuất phát từ những tình huống của thực tiễn xã hội, đời sống. Nhiệm vụ của dự án chứa đựng vấn đề phù hợp với  trình độ và nhận thức của học sinh. Dạy học dự án được tiến hành theo 3 giai đoạn: Chuẩn bị dự án; thực hiện dự án; báo cáo và đánh giá dự án.
Dạy học dự án rất phù hợp với nội dung vận dụng kiến thức gần gũi với thực tiễn cuộc sống, có nhiều nội dung thực hành làm ra các sản phẩm mang tính ứng dụng  hàng ngày.
1.4.2. Dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề có thể sử dụng trong hoạt động khám phá kiến thức mới. hoạt động ôn tập, luyện tập, vận dụng mở rộng. Dạy học  giải quyết vấn đề có thể phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, HS sẽ huy động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
1.4.3. Dạy học thực hành trong môn Hóa học.
Để phát triển năng lực cho HS, GV nên xây dựng bài thực hành dưới dạng bài tập thực nghiệm, các tình huống có vấn đề…, HS không chỉ rèn luyện năng lực thực hành hóa học mà còn có cơ hội phát triển tư duy bậc cao như đặt câu hỏi, nêu giả thuyết, giải quyết các vấn đề cụ thể về mặt thực nghiệm trong môn hóa học.
1.4.4. Dạy học hợp tác.
Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.
Dạy hoc hợp tác có các đặc điểm như: có hoạt động xây dựng nhóm, có sự tương tác lẫn nhau một cách tích cực, ràng buộc trách nhiệm cá nhân-trách nhiệm nhóm, hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác.
1.4.5. Sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy là cách ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay phân tích một vấn đề, là hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khóa, hình ảnh… Chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các ý triên khai sắp xếp vào các nhánh chính, phụ xung quanh.
1.5. Thực trạng dạy học hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng trong các chủ đề môn Hóa học ở một số trường THPT chúng tôi đã khảo sát.
Năm học 2020-2021 và 2021-2022 chúng tôi đã thực hiện khảo sát giáo viên  bộ môn Hóa và học sinh ( 40 người)  ở một số trường THPT trong và ngoài địa bàn huyện Nam Đàn về việc vận dụng kiến thức đã học đề sản xuất các sản phẩm ứng dụng  trong cuộc sống gia đình và  kết quả thu được là:
TT Số sản phẩm được HS vận dụng tạo ra sau khi học 1-2 sp/ năm hoc. 3-4 sp/ năm hoc. >4 sp/ năm hoc.
1 Khối 11 11 ( 27,5 %) 22 (55%) 7 ( 17,5% )
2 Khối 12 12( 30%) 23 (57,5%) 5( 12,5%)
Nhận xét: Khi phỏng vấn GV và HS, các em HS mong muốn được vận dụng làm ra >4 sản phẩm ứng dụng  trong năm học sau chiếm tỷ lệ khá cao ( 75%) CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC LỚP 11 VÀ LỚP 12  TẠO RA MỘT SỐ  SẢN PHẨM DÙNG TRONG GIA ĐÌNH.
2.1. Các chủ đề có nội dung vận dụng và sản phẩm tương ứng.

TT Tên chủ đề Thời lượng Tiết Nội dung vận dụng, tên sản phẩm
Khối 12
1 Este- Lipit 5  tiết ở lớp 3 đến 4 tuần ở nhà 3,4,5 và 10,11 Xà phòng từ dầu thực vật
Nước rửa chén  từ quả bồ hòn lên men
Nước hoa hồng
Dầu dừa
2 Cacbohidrat -2 tiết ở lớp
-1,5 tuần ở nhà
6 và 9 Siro trị  ho (húng chanh, diếp cá; chanh đào, quất, quýt chua)

3 Amin- Amino
axit 1 tuần ở nhà 12 và 14 Thuốc trừ sâu thảo mộc
4 Peptit và protein -2 tiết ở lớp
-1 tiết tại
PTN 17 và 24 Tiết 23 Làm sữa chua từ sữa bò  Làm đậu phụ từ đậu nành
Khối 11
5 Phân bón hóa học -2 tiết ở lớp
-4 tuần ở nhà
10 và 19 Phân bón từ đậu nành lên men
Phân bón từ rác nhà bếp 6 Ankan 2 tiết  ở lớp 39 và 40 Làm nến thơm
7 Ancol 2 tiết tại lớp
1 tuần ở nhà 55 và 58 Lên men giấm
Làm nước rửa tay sát khuẩn
8 Andehit 2 tiết tại lớp 63 và 70 Làm gương soi
9 Axit cacboxylic 2 tiết tại lớp
1 tuần ở nhà 67 và 69 Làm các loại dưa món, kim chi
2.2. Thiết kế các hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng  tạo ra các sản phẩm.
Khối 12
2.2.1. Chủ đề  Este- lipit
Tiết  1:  Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng kiến thức
Giới thiệu: Hiện nay nhu cầu tự làm các sản phẩm chăm sóc cho gia đình rất đa dạng. Trong đó xà phòng là sản phẩm được sử dụng hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Câu hỏi đặt  ra là liệu các em có thể làm được xà phòng với kiến thức đã học hay không? Để đáp ứng nhu cầu bản thân, các em  sẽ cùng nhau nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất xà phòng từ chất béo  và thực hiện tạo ra xà phòng theo quy trình đó. Sản phẩm của mỗi nhóm sẽ là bản thiết kế mô tả quy trình sản xuất xà phòng và
01 bánh xà phòng sản xuất theo quy trình đề xuất đáp ứng được các tiêu chí đã đặt ra ban đầu.
Sản phẩm làm ra cần đạt một số tiêu chí như
+ An toàn với da tay (có pH phù hợp)
+ Có màu sắc, hương thơm, hình dáng đáp ứng được sở thích. + Quy trình thực hiện đơn giản + Giá thành hợp lí.
a. Mục tiêu hoạt động
Hướng dẫn học sinh làm xà phòng.
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng này được thiết kế cho các nhóm HS tự nghiên cứu quy trình,  thảo luận thống nhất quy trình đề xuất thử nghiệm tại lớp  nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn, hình thành phát triển năng lực thực hành hóa học. Thống nhất được các tiêu chí trong phiếu đánh giá đánh giá sản phẩm với học sinh đề định hướng cho việc thực hiện sản xuất xà phòng.
b. Nội dung hoạt động
Hướng dẫn học sinh  xây dựng quy trình sản xuất thử nghiệm xà phòng theo 3 giai đoạn: nghiên cứu kiến thức và đề xuất quy trình, báo cáo quy trình đề xuất ( để GV và các bạn góp ý, đảm bảo an toàn); thực hiện sản xuất theo quy trình đề xuất, thử nghiệm sản phẩm, điều chỉnh quy trình. Giải quyết các bài tập thực tiễn c. Tổ chức thực hiện
Hoạt động 4. Thiết kế, trình bày và bảo vệ  quy trình  nhóm lựa chọn làm xà phòng   ( 20 phút -tại lớp ) Mục tiêu:
1. Các nhóm trình bày thiết kế quy trình làm xà phòng từ dầu ăn.
2.Thảo luận, lựa chọn thiết kế quy trình làm xà phòng.
3.Trình bày bản thiết kế quy trình làm xà phòng.
Nội dung
-GV tổ chức cho đại diện 4 nhóm trình bày, giải thích sơ đồ quy trình ; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm xà phòng.
-GV tổ chức thảo luận quy trình của các nhóm, các nhóm và GV nêu câu hỏi và thảo luận để thống nhất đề xuất quy trình thử nghiệm. Phân công công việc lên kế hoạch thực hiện thử nghiệm làm xà phòng.
-GV chuẩn hóa các kiến thức liên quan cho HS, yêu cầu HS ghi lại kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án nếu cần. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Kết thúc hoạt động học sinh có:
Bản thiết kế quy trình  làm xà phòng.
Ghi nhận ý kiến của các bạn và giáo viên.
Cách tổ  chức thực hiện
Bước 1: Lần lượt các nhóm trình bày phương án thiết kế trong 4 phút. Các nhóm khác lắng nghe.
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn, nhóm trình bày trả lời các câu hỏi, bảo vệ phương án của mình, thu nhận góp ý, sữa chữa nếu phù hợp. Nếu các nhóm sau trùng với nhóm trước thì chỉ nêu các điểm khác biệt và giải thích.
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng học sinh thảo luận:
Câu 1. Lipit, chất béo là gì ? Este có cấu tạo phân tử như thế nào?
Câu 2. Xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên, tổng hợp giống và khác nhau như thế nào?
Câu 3. Có thể sử dụng những phương pháp chủ yếu nào để sản xuất xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp.
Câu 4. Làm thế nào để điều chế xà phòng từ nguồn chất béo tự nhiên? Câu 5. Sản phẩm xà phòng cần có độ pH thế nào để an toàn cho da? Làm thế nào để xác định được độ pH của sản phẩm xà phòng?
Câu 6 .  Làm thế nào để sử dụng xà phòng và chất giặt rửa hợp lí và an toàn ?
Bước 3: Gv nhận xét, tổng kết và chuẩn hóa các kiến thức liên quan, chỉnh sửa cho các nhóm.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu theo bản thiết kế.
Hướng dẫn nhiệm vụ và yêu cầu tiếp theo: chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế.
Các nhóm phân công cho thành viên
Tiết  2:  Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng kiến thức (tiếp theo) a.Mục tiêu hoạt động. Các nhóm HS sản xuất  thử nghiệm xà phòng, giải quyết các vấn đề gặp phải nếu có để điều chỉnh quy trình.
-Tạo ra được sản phẩm xà phòng minh họa cho quy trình đề xuất. b. Nội dung hoạt động HS làm thử nghiệm xà phòng. c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 4.a.Tổ chức sản xuất xà phòng ở phòng thí nghiệm nhà trường.
Mục đích: các nhóm thực hành  làm được sản phẩm xà phòng theo bản thiết kế của mình.
Nội dung
HS làm việc theo nhóm tại phòng thí nghiệm sử dụng nguyên liệu và dụng cụ, theo quy trình, chụp ảnh và quay video quy trình đã thực hiện .
– Dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm hoặc dụng cụ nhà bếp: NaOH, dầu thực vật như dầu gạo, dầu nành, dầu dừa,…, tinh dầu vani, bưởi, quế,…, nước cất, NaCl, giấy đo pH, cân, bếp đun, đũa khuấy, khuôn, cốc thủy tinh,..
– Dụng cụ bảo hộ: găng tay, kính bảo hộ.
Sản phẩm của học sinh
Mỗi nhóm có sản phẩm là 01 miếng / bánh xà phòng đáp ứng được  một số tiêu chí  ( theo phiếu đánh giá sản phẩm)
Tổ chức thực hiện
Bước 1. HS chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ.
Bước 2. HS điều chế xà phòng theo quy trình đã thiết kế tại phòng thí nghiệm.
GV giám sát, hỗ trợ HS thực hiện điều chế xà phòng
Bước 3. HS thử chất lượng sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm . HS điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do cần điều chỉnh. HS đặt câu hỏi thắc mắc đề nghị GV giải đáp và hướng dẫn.
GV sử dụng phiếu đánh giá năng lực hợp tác trong quá trình theo dõi HS thực hiện.
Bước 4. HS hoàn thành danh mục nguyên liệu và nhật kí làm việc.
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm. GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện sản phẩm .
Hoạt động  4.b. Giới thiệu sản phẩm  và tổng kết.
a.Mục tiêu hoạt động: HS giới thiệu về sản phẩm xà phòng đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm đã đặt ra. Thuyết trình giới thiệu sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích bằng kiến thức đã học, có ý thức cải tiến sản phẩm.
b.Nội dung hoạt động:
GV thông báo hình thức và thời gian báo cáo.
Các nhóm trình bày sản phẩm trước cả lớp. Giới thiệu về sản phẩm và trả lời các câu hỏi của các nhóm bạn, giáo viên  và người  dùng  thử sản phẩm . Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
c.Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là 01 bánh/ miếng  xà phòng và bài thuyết trình giới thiệu  quy trình làm  sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm )
c.Tổ chức thực hiện:
– Tổ chức cho HS các nhóm chuẩn bị và trưng bày sản phẩm, giới thiệu  quy trình làm  sản phẩm ( hoặc video giới thiệu quy trình làm ra sản phẩm ), phản ứng hóa học xảy ra. Cho đại diện HS và GV kiểm tra, thử sản phẩm và đánh giá vào phiếu.

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tiếng Anh
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)