SKKN Lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn Sinh học 6

Giá:
50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Sinh học
Lớp: 6
Bộ sách:
Lượt xem: 826
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
27
Lượt tải:
9

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn Sinh học 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Lập kế hoạch chi tiết, khoa học cho một tiết dạy lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
2.3.2. Thực hiện tốt nguyên tắc dạy lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư
2.3.3. Một số lưu ý cho giáo viên khi dạy lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn sinh học 6
2.3.3.1. Định hướng áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khi tích hợp các nội dung lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào môn sinh học 6 ở trường THCS
2.3.3.2. Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
2.3.3.2.1.Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
2.3.3.2.2. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
2.3.3.2.3 Dạy học kiến tạo
2.3.4.Tiết dạy minh họa giáo dục lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư thông qua việc giảng dạy môn sinh học 6

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Mỗi năm, trên Thế Giới có 14,1 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và 8,2 triệu người chết vì căn bệnh này. Hiện khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020. Những việc phòng ngừa đúng cách và sống lành mạnh có thể giảm một phần ba những trường hợp mắc bệnh, một phần ba nữa có thể giảm qua việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm sàng lọc sớm. 

Tại các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau tim mạch. Ở các nước đang phát triển, ung thư đứng hàng thứ ba sau bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và tim mạch.

Theo thống kê của ngành Ung thư và Bộ Y tế Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150 ngàn ca mới mắc và trên 75 ngàn trường hợp tử vong do ung thư. Trong bản đồ ung thư thế giới, tỷ lệ mắc ung thư ở nam giới Việt Nam được xếp vào nhóm nước cao thứ 3, với gần 200 ca mắc trên 100.000 người. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới tử vong do ung thư ở Việt Nam lại nằm trong nhóm nước dẫn đầu thế giới, với hơn 142 trường hợp tử vong trong số 100.000 người. Tại các nước phát triển, trên 80% ca bệnh ung thư có thể chữa khỏi được. Tại Việt Nam tỉ lệ này thấp hơn bởi lẽ, có tới 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đi khám và phát hiện ở giai đoạn muộn.

Ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 ca ung thư mới mắc. Dẫn đầu ở nam là ung thư phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến… Tỷ lệ mắc mới ở nữ nhiều nhất lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp trạng, buồng trứng…

Giáo dục tác dụng của thực vật là một quá trình lâu dài, nên bắt đầu từ thời mẫu giáo rồi tiếp tục lên đến phổ thông cũng như mãi mãi sau này.

Lên đến phổ thông ngay từ đầu cấp các em đã tiếp xúc khá nhiều môn học có liên quan đến tác dụng của thực vật.Chính vì những điều này mà việc tìm ra một phương pháp giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư cho các em học sinh thông qua chương trình văn hoá, đặc biệt là các môn học liên quan đến  tác dụng của thực vật là rất cần thiết và thiết thực.

    Đối với học sinh khối 6 những hiểu biết, nhận thức và mối quan tâm đối với tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư trong đời sống hiện tại và tương lai còn nhiều hạn chế, chưa có đủ kiến thức, thái độ, động cơ và kỹ năng phù hợp.

   Đối với giáo viên khi giảng dạy tích hợp nội dung tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư trong một số bài học ở sinh học 6 còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn.

Năm học ………..là năm học tiếp tục tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám BCHTW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Từ những lí do như trên, với mong muốn góp phần nâng cao nhận thức về tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn, hạn chế số người mắc bệnh ung thư và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho mình, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: Lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào dạy môn sinh học 6”.

1.2. Mục đích nghiên cứu

Giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn thông qua việc giảng dạy môn sinh học 6 từ đó đưa ra một số biện pháp để lồng ghép tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn. Nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho bản thân .

Giúp giáo viên và học sinh, dạy và học sinh học 6 có thêm một số kinh nghiệm và hiểu biết khi giáo dục, học tập tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường THCS.  

1.3. Đối tượng nghiên cứu

          Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư  vào đời sống thực tiễn thông qua việc giảng dạy môn sinh học 6.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm tài liệu về nội dung thực vật và tác dụng của một số thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư vào đời sống thực tiễn, nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học 6…

1.4.2. Phương pháp  quan sát nghiên cứu: Dự một số giờ giảng của đồng nghiệp.

1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án và thực nghiệm.

1.4.4.Phương pháp nghiên cứu tổng kết: Rút ra bài học kinh nghiệm

1.4.5. Phương pháp thống kê toán học: Tổng hợp kết quả điều tra

  1. NỘI DUNG

2.1.  Cơ sở lí luận của vấn đề cần nghiên cứu

2.1.1.Nhận thức chung về bệnh ung thư 

2.1.1.1.Bệnh ung thư là gì?

Bệnh ung thư bắt đầu phát tác khi cơ thể các tế bào liên tục được cơ thể sản sinh mà không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành các tế bào mới với nhiều biểu hiện bất thường. Những tế bào bất thường này tạo thành các mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u.


Ảnh chụp X-quang phổi của một người bị ung thư, khối u ung thư có màu vàng

Nếu các tế bào của khối u không lây lan và phát triển thì gọi là u lành tính, chúng không phải ung thư và thường có thể loại bỏ được. Ngược lại nếu các tế bào có thể xâm nhập vào các mô hoặc các cơ quan khỏe mạnh, hoặc lây lan khắp cơ thể qua máu hay hệ bạch cầu và liên tục phát triển mạnh thì các khối u này là u ác tính hay còn gọi là bệnh ung thư. Lúc này các tế bào ung thư sẽ lây lan nhanh hơn nếu khối u không được điều trị.

2.1.1.2.Nguyên nhân gây ung thư?

Mỗi tế bào trong cơ thể người đều chứa các chuỗi DNA (viết tắt của cụm từ deoxyribonucleic acid – nguyên liệu di truyền ở người và hầu hết các cơ thể sống). DNA mang mã di truyền của cơ thể sống và thực hiện các hoạt động theo chỉ dẫn của tế bào.

Nếu DNA trong các tế bào bị hư hỏng, các chỉ dẫn hoạt động sẽ bị sai lệch. Trong thực tế, việc DNA bị hư hại hoặc đột biết là điều liên tục xảy ra trong các tế bào của cơ thể sống khi những tế bào phân chia hoặc tự sinh sản. Đa số các tế bào đều có thể tự nhận biết khi đột biến xảy ra sau đó có thể tự sửa chữa các chuỗi DNA hoặc tự hủy và chết. 

Ngày nay, khoa học đã biết rằng một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư quan trọng là các gốc ôxy hóa trong cơ thể. Các gốc này là sản phẩm của quá trình chuyển hóa của cơ thể do nhiều yếu tố gây ra như: thịt cá nướng cháy khét, dầu mỡ chiên rán nhiều lần, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, tia xạ, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, stress… Nếu quá trình sản sinh các gốc ôxy hóa nhiều hơn bình thường hoặc cơ thể sản sinh các chất trung hòa ít hơn bình thường, khi đó các gốc ôxy hóa sẽ tấn công vào tế bào, làm tổn thương AND, từ đó hình thành tế bào ung thư.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)