SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử tại trường THPT – KNTT
- Mã tài liệu: MP0924 Copy
Môn: | Lịch Sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 488 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Nga |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 69 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Nga |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử tại trường THPT – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2.1. Phương pháp dạy học dự án .
3.2.2. Phương pháp đóng vai.
3.2.3. Phương pháp tổ chức trò chơi ..
3.2.4. Phương pháp thuyết trình nhóm .
3.2.5. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và phát triển cộng đồng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với nhiều thành tựu đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet kết nối vạn vật, của phương tiện truyền thông, thế giới dường như nhỏ lại, các đường biên giới quốc gia mờ đi, sự giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, ý tưởng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì thế, giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng của mỗi quốc gia đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trong bối cảnh có những cơ hội được hòa nhập vào nền giáo dục chung của thế giới, giáo dục Việt Nam có thể học tập, tiếp thu kinh nghiệm từ các nước phát triển và cần vận dụng phù hợp thực tiễn Việt Nam. Do vậy, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (11993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) và được thể chế trong Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005, sửa đổi 2009, 2010): “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” (điều 28.2). Mô hình lớp học đảo ngược sẽ mở ra những cơ hội học tập linh hoạt, tích cực, hiệu quả cho HS nói chung và dạy học bộ môn lịch sử nói riêng. Nếu được triển khai rộng rãi thì đây sẽ là một mô hình dạy học hoàn toàn phù hợp và hiệu quả trong thời đại công nghệ số ngày nay.
Xuất phát từ thực trạng dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói riêng ở trường phổ thông hiện nay, chúng tôi thấy đa số các giáo viên chưa cập nhật và chưa ứng dụng các phương pháp, các mô hình dạy học mới vào thực tế bài dạy một cách có hiệu quả, một số giáo viên còn giảng dạy theo lối truyền thống, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động. Một số giáo viên khác mặc dù có nhận thức đúng về việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nhưng họ lại hiểu sai cách làm nên còn hời hợt, đối phó,vì vậy hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ ý nghĩa của việc dạy học lịch sử theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS: Nghị quyết 29 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [4; tr.120]. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện cần có nhận thức đúng đắn về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. GV cần có những biện pháp trong việc ứng dụng phương tiện kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng các mô hình mới trong DHLS. Trên cơ sở đó, không những tích cực hóa hoạt động nhận thức bằng trí tuệ của HS mà còn rèn luyện năng lực tự học, năng lực tái hiện lại sự kiện, hiện tượng LS và đặc biệt là năng lực thực hành. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong đó việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đóng một vai trò quan trọng góp phần to lớn vào hoàn thành mục tiêu môn học. Giúp HS nắm được những tri thức khoa học cơ bản, rèn luyện kỹ năng học tập, nâng cao phẩm chất đạo đức để đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. Qua đó, khắc phục tình trạng truyền thụ tri thức “ một chiều” của GV cũng như hạn chế tình trạng trông chờ GV “ đọc” cho ghi chép của HS. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào việc giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1954 trong chương trình Lịch sử 12 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh” với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.
Chúng tôi khẳng định đề tài là hoàn toàn mới, đáp ứng được yêu cầu tổng kết, đúc rút kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử 12 nói riêng và dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông nói chung.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài nhằm mục đích cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, đưa ra một mô hình dạy học đã ứng dụng để thay đổi trạng thái học tập cho học sinh 12 thông qua việc học tập nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng.
Đồng thời, cung cấp một số kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng một mô hình dạy học mới trong DHLS nói chung và DHLS Việt Nam giai đoạn 1919 – 1954 nói riêng nhằm phát triển năng lực HS.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình LHĐN nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông.
- Phân tích được thực trạng dạy học và nhu cầu đổi mới cách dạy và cách học hiện nay.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm các biện pháp sử dụng mô hình LHĐN mà sáng kiến đề xuất, nhằm kiểm nghiệm, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là áp dụng mô hình LHĐN nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử 12 “Việt Nam từ 1919 đến năm 1954” – lớp 12 THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu việc áp dụng mô hình LHĐN nhằm phát triển năng lực HS trong dạy học lịch sử “Việt Nam từ 1919 đến 1954”- lớp 12 THPT (chương trình chuẩn). Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm ở các lớp khối 12.
- 3.Thời gian nghiên cứu đề tài Năm học 2022-2023.
- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về mô hình LHĐN; các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông …..
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thực nghiệm
- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu đề tài
Đề tài có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau:
- Phân tích, làm rõ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về mô hình “Lớp học đảo ngược”. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh, đặc biệt là năng lực tự học .
- Đánh giá được thực trạng dạy học của bộ môn lịch sử và thực trạng việc áp dụng mô hình LHĐN nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh THPT.
- Hệ thống hóa một cách cụ thể quy trình để áp dụng mô hình LHĐN trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1954 theo mô hình LHĐN phù hợp với đối tượng người học.
- Đóng góp thêm với các đồng nghiệp dạy bộ môn Lịch sử nói chung về mô hình dạy học mới trong dạy học Lịch sử nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho HS hiện nay .
Xem thêm:
- SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10 – KNTT
- SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp 10 ở trường trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập – KNTT
- SKKN Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 155
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 8
- 182
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 558
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 413
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 582
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 465
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 7
- 547
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 589
- 10
- [product_views]