SKKN Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số trong dạy học chủ đề 1: cấu tạo nguyên tử Hóa học 10 chương trình GDPT 2018 – CÁNH DIÊU
- Mã tài liệu: MP0684 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 594 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Ngọc Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số trong dạy học chủ đề 1: cấu tạo nguyên tử Hóa học 10 chương trình GDPT 2018 – CÁNH DIÊU”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Phân tích nội dung và cấu trúc của chủ đề 1
2.3.2. Thiết kế bài giảng theo hướng CĐS trong tổ chức hoạt động khởi động.
2.3.3. Thiết kế bài giảng theo hướng CĐS trong tổ chức hoạt động hình thành kiến
thức mới.
2.3.4. Ứng dụng trong tổ chức hoạt động luyện tập
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nghị quyết được ban hành từ yêu cầu thúc bách phải thay đổi để nền giáo dục nước ta không bị tụt hậu so với sự chuyển động ngày càng mạnh mẽ của thế giới. Xu thế hội nhập đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực thích ứng với nền kinh tế thị trường, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá xã hội một cách bền vững.
Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam cũng như trên thế giới là đang chú trọng hình thành và phát triển kỹ năng của học sinh thế kỉ XXI trong đó có kỹ năng công nghệ (computer skills). Còn ở Việt Nam hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về đổi mới chương trình sách giáo khoa đang chú trọng tới hình thành và phát triển “5 phẩm chất và 10 năng lực” trong đó đáng lưu ý là: kỹ năng công nghệ, kỹ năng Tin học. Quyết định 117/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án: “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025” viết: “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành giáo dục”. Công văn số 5807/BGD&ĐT – CNTT ngày 21/12/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong trường phổ thông nêu rõ: “nguồn nhân lực sử dụng công nghệ thông tin là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả và thành công trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Nguồn nhân lực ứng dụng chuyển đổi số trong một nhà trường gồm: cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Tuy nhiên, chuyển đổi số có những thế mạnh như vậy nhưng các giáo viên muốn ứng dụng nó theo hướng trên vào dạy học còn gặp nhiều khó khăn như cách xây dựng và khai thác các nguồn tư liệu đã có vận dụng vào thiết kế bài giảng như thế nào để đạt hiệu quả.
Nội dung chương trình Hóa học lớp 10, cụ thể chủ đề: Cấu tạo nguyên tử chứa đựng các kiến thức về nguyên tử. Vậy để truyền tải những kiến thức đó như thế nào thì ở các trường phổ thông phương tiện dạy học chỉ mới dừng lại ở các tranh, ảnh, những mẫu vật hoặc phim được chiếu bằng phương tiện ti vi rất thụ động. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số trong dạy học chủ đề 1: cấu tạo nguyên tử Hóa học 10 chương trình GDPT 2018” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng ứng dụng các phần mềm kết hợp phương
1
“Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số trong dạy học chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử – hóa học 10 chương trình GDPT 2018”
pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học lớp 10 nói riêng và chất lượng dạy học Hóa học ở trường phổ thông nói chung.
1.2. Tính mới của đề tài
– Đề tài đã bổ sung thêm cơ sở lí luận về ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyển đổi số qua một số phần mềm mới và các thiết bị hỗ trợ được áp dụng trong dạy học chủ đề cấu tạo nguyên tử, Hóa học 10.
– Đề tài đã đề xuất được qui trình thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số trong dạy học chủ đề cấu tạo nguyên tử, Hóa học 10 có sử dụng các phần mềm như PPT, plicker, Padlet…, tạo kho học liệu số của môn Hóa học.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lí luận về năng lực, phân loại các dạng học liệu được ứng dụng trong thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số.
Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Hóa học 10, cụ thể chủ đề : cấu tạo nguyên tử theo công văn 4040 /BGDĐT – GDTrH (16/09/2021) của bộ GD và Đào tạo.
Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học ứng dụng chuyển đổi số theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của việc thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số đã xây dựng trong nội dung nghiên cứu.
Kết luận và đề xuất.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lí luận.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu, thông tin qua google form. + Thực nghiệm sư phạm: đánh giá hiệu quả của đề tài.
1.4.3. Nhóm phương pháp thống kê:
+ Xử lí phân tích các kết quả thực nghiệm sư phạm.
+ Dùng toán học để thống kê và ứng dụng excel để phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, xét tính khả thi, ứng dụng của đề tài.
1.5. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu và triển khai từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023, cụ thể:
2
“Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua thiết kế các bài giảng theo hướng chuyển đổi số trong dạy học chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử – hóa học 10 chương trình GDPT 2018”
TT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ 15/6/2022
đến 30/06/2022 |
– Chọn đề tài, tìm hiểu thực trạng và viết đề cương
– Đăng ký với tổ |
– Bản đề cương chi tiết . |
2 | Từ 01/07/2022 đến 30/10/2022 | – Đọc tài liệu
– Nghiên cứu lí luận dạy học, PPDH tích cực của bộ môn – Khảo sát thực trạng – Tổng hợp thực trạng – Đăng kí tên skkn với tổ – Áp dụng thực nghiệm lớp 10A2, 10A3, 10D1, 10D3 |
– Tập hợp tài
liệu viết phần cơ sở lý luận – Xử lý số liệu khảo sát |
3 | Từ 1/11/2022
đến 30/11/2022 |
– Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp
– Áp dụng thực nghiệm lớp 10A2, 10A3, 10D1, 10D3 |
– Đề cương
SKKN. – Triển khai thực tiễn qua các hoạt động giáo dục. |
4 | Từ 1/12/2022
đến 31/12/2022 |
– Ngày 10/12 hoàn thành đề cương SKKN nạp tổ chấm
– Ngày 31/12/2022 Hoàn thành đề cương SKKN nạp sở – Áp dụng thực nghiệm lớp 10A2, 10A3, 10D1, 10D3 |
– Bản thảo sáng kiến kinh nghiệm |
5 | Từ 1/2023
đến 4/2023 |
– Chỉnh sửa, bổ sung sáng kiến kinh nghiệm sau khi nạp chấm cấp trường | – Hoàn thành SKKN nộp sở GD&ĐT Nghệ An. |
Xem thêm:
- SKKN Phát triển phẩm chất và năng lực học toán thông qua xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy môn toán ở trường THPT (Cánh diều)
- SKKN Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn tự nhiên xã hội lớp 1 (Bộ sách Cánh diều)
- SKKN Rèn luyện tư duy tích cực cho học sinh THPT thông qua dạy học chủ đề 3 – Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 – CÁNH DIỀU
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]