SKKN Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT qua hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10 – KNTT
- Mã tài liệu: MP0695 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 526 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 62 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Kỳ Sơn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT qua hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10 – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1 Ứng dụng công nghệ số tổ chức trò chơi trong hoạt động luyện tập
3.1.1 Khái quát sử dụng trò chơi trong dạy học
3.1.2 Một số phần mềm hỗ trợ tổ chức hoạt động luyện tập
3.2 Ứng dụng công nghệ số thiết kế và trả lời phiếu học tập trong tổ chức hoạt động luyện tập
3.3 Thiết kế infographic trong hoạt động luyện tập củng cố bài học
Mô tả sản phẩm
PHẦN A. MỞ ĐẦU
- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại 4.0, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và can thiệp vào tất cả các ngành nghề lĩnh vực trong đời sống. Và giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, ứng dụng công nghệ trong dạy học tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ học tập nhằm giúp học sinh tiếp cận với nền giáo dục hiện đại. Với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quyết định số 1282/QĐ- BGDĐT về kế hoạch tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mỗi thầy cô giáo phải bám sát những thay đổi, nắm rõ các yếu tố đang tác động đến cấu trúc lớp học để chuyển mình cùng sự nghiệp giáo dục từ đó tạo dựng môi trường học tập hiện đại và hiệu quả hơn. Và công nghệ số là công cụ hữu ích giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng kích thích sự hứng thú, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh thông qua bài học thú vị, sinh động, hấp dẫn và đa dạng hóa các hình thức học tập để tăng khả năng tương tác, kết nối giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Giáo viên không chỉ biết cách sử dụng mà còn sử dụng một cách hiệu quả các ứng dụng công nghệ để tạo nên sự chuyển đổi trong phương pháp giáo dục của mình.
Trường THPT Kỳ Sơn với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ gồm bảng thông minh, màn hình tương tác có kết nối internet, thư viện có ipad hỗ trợ học tập,…. Tuy nhiên, đa số học sinh là dân tộc thiểu số chưa biết cách sử dụng và tiếp cận CNTT(công nghệ thông tin) còn rất thụ động. Nên trong học tập vấn đề khai thác các thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập thường xuyên sẽ góp phần giúp học sinh phát triển các kĩ năng CNTT có thể theo kịp xu thế chuyển đổi số trong thời đại hiện nay.
Đặc biệt xu hướng dạy học hiện nay, học sinh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu bài học trước khi lên lớp thì hoạt động luyện tập là một hoạt động chủ đạo trên lớp góp phần giúp học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức, kĩ năng mới hình thành để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và chủ động nhất. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề
tài “ Ứng dụng công nghệ số dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT Kỳ Sơn qua hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10” với mong muốn tăng cường khả năng áp dụng CNTT tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa ở trường phổ thông.
- MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ số trong tổ chức hoạt động luyện tập giúp tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời phát triển một số kĩ năng, năng lực CNTT cho học sinh và giáo viên; đảm bảo hoàn thành mục tiêu
1
chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kế hoạch chuyển đổi số trong giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2022- 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn đề tài.
Đưa ra một số giải pháp ứng dụng công nghệ số phát triển phẩm chất năng lực học sinh khi tổ chức hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học 10(chương trình GDPT 2018).
Tiến hành thực nghiệm đề tài nghiên cứu.
Tổng kết kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm III. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Do đặc điểm học sinh các trường miền núi Kỳ Sơn nơi có điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất của các trường cấp 1, cấp 2 trên địa bàn còn thiếu thốn. Đặc biệt tiếp cận CNTT còn rất hạn chế vì vậy khai thác công nghệ số trong dạy học còn chưa phổ biến. Nên bước vào trường THPT Kỳ sơn có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại thì học sinh còn rất thụ động và chưa biết cách khai thác ứng dụng của thiết bị, phần mềm công nghệ. Đề tài đưa ra một số giải pháp tổ chức hoạt động luyện tập có áp dụng các phần mềm, công nghệ số nhằm tăng hiệu quả dạy học và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT của học sinh và giáo viên trường THPT Kỳ Sơn.
- ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Học sinh trường THPT Kỳ Sơn khi áp dụng công nghệ số tổ chức hoạt động luyện tập trong chương trình hóa học lớp 10 (chương trình GDPT 2018).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận chuyển đổi số trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực.
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về ứng dụng công nghệ số trong dạy học ở trường THPT Kỳ Sơn.
Ứng dụng công nghệ số tổ chức hoạt động luyện tập trong dạy học chương trình hóa học 10 của học sinh trường THPT Kỳ Sơn.( chương trình GDPT 2018)
Thời gian nghiên cứu: từ đầu năm 2022 đến nay.
- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát thực tiễn.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2
PHẦN B. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Chuyển đổi số trong giáo dục
1.1.1. Khái niệm
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục, nghĩa là việc áp dụng công nghệ, cũng dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học, cơ sở vật chất lớp học, công cụ giảng dạy.
Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ vào giáo dục, giúp người học giữ vai trò chủ động hơn. Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc.
1.1.2. Một số ứng dụng công nghệ số trong dạy học hiện nay
Hiện nay có rất nhiều hình thức ứng dụng công nghệ vào giáo dục và phổ biến nhất là một số hình thức sau:
– Xây dựng bài giảng: Ứng dụng công nghệ trong dạy học này giúp người dạy có thể chuẩn bị bài giảng nhanh chóng qua các mẫu bài giảng có sẵn, đồng thời tận dụng được nhiều nguồn tài nguyên như video, hình ảnh, tài liệu điện tử,… Nhờ đó giúp thu hút người học và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Một số ứng dụng giúp xây dựng bài giảng: powerpoint, cannva, myViewBoard,…
– Quản lý lớp học: Ứng dụng quản lý lớp học giúp thống kê điểm số, đánh giá sự tiến bộ của từng học viên và phân chia nhóm, quản lý mức độ tham gia của người học. Các ứng dụng quản lý lớp học nổi bật hiện nay là: Schoology, Moodle, myViewBoard,…
– Kiểm tra đánh giá: Hiện nay công nghệ được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong kiểm tra đánh giá: từ khâu xây dựng hệ thống câu hỏi, thi trực tuyến, chấm bài, thống kê, khảo sát khả năng làm bài của học sinh,…bằng các phần mềm hỗ trợ như EduNow, Azota, lms, Google Classroom,
– Tổ chức hoạt động học tập: Các thiết bị thông minh đang dần được sử dụng nhiều trong lớp, giúp tăng độ tương tác với người học và tính trực quan của bài giảng, các công cụ thường gặp là: điện thoại cảm ứng, ipad,màn hình tương tác thông minh, máy chiếu tương tác,…
3
– Lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thông tin: Ứng dụng công nghệ trong dạy học như lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông tin giúp tạo một kho tài liệu chung cho cả lớp. Ở đây, người dạy có thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng,… Các nền tảng thường dùng là:Google Drive, OneDrive, …
Công nghệ luôn phát triển không ngừng, ngày càng tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ hiện đại đòi hỏi người GV phải thường xuyên cập nhật, trau dồi kiến thức mới để điều chỉnh pp giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của HS, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong các ứng dụng trên tôi tập trung vào các phần mềm ứng dụng xây dựng bài giảng để đa dạng các hoạt động, hình thức học tập của học sinh nhằm tăng hứng thú, hiệu quả dạy học.
Xem thêm:
- SKKN Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa học lớp 10 góp phần nâng cao năng lực cho học sinh – KNTT
- SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn hoá học khi dạy chủ đề bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thông qua hoạt động hình thành kiến thức – KNTT
- SKKN Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành. – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]