SKKN Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa học lớp 10 góp phần nâng cao năng lực cho học sinh – KNTT
- Mã tài liệu: MP0700 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 496 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 109 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT 1-5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 109 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT 1-5 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa học lớp 10 góp phần nâng cao năng lực cho học sinh – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tính cấp thiết đối với việc nâng cao năng lực cho HS trong môn Hóa học lớp 10.
2. Sử dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường để quan sát cấu trúc phân tử trong môn Hóa học lớp 10 có thể giúp HS phát triển khả năng tư duy và trí tuệ không gian.
3. Tính cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học lớp 10.
4.Áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, nhấn mạnh: “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học…”. Và chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay. “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục như sau: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập;…”. Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình sử dụng các công nghệ số như máy tính, Internet, phần mềm và ứng dụng để cải thiện việc giảng dạy và học tập. Các lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm tăng cường khả năng tiếp cận kiến thức, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, tạo ra các cơ hội học tập trực tuyến, tăng cường sự tương tác và hợp tác giữa HS và GV, giúp GV dễ dàng hơn trong việc quản lý và đánh giá tiến trình học tập của HS. Chuyển đổi số giúp cho mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Do đó, ứng dụng CNTT là một năng lực cốt lõi mà HS cần đạt bởi năng lực là một trong những yếu tố quyết định thành công trong thời đại công nghệ 4.0. Bởi vậy, các môn khoa học nói chung và môn Hóa học nói riêng cần coi trọng hình thành và phát triển năng lực cho HS thông qua môn học. Vậy chuyển đổi số trong dạy và học Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 như thế nào để phát triển năng lực người học? Một trong những ứng dụng có thể vận dụng vào giảng dạy môn Hóa học nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra là sử dụng Công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR – Augmented Reality) làm tăng tính trải nghiệm, tương tác trong học tập, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, giúp HS có được các trải nghiệm thực tế và trực tiếp – những yếu tố rất cần thiết để giúp cho người học nắm bắt được các khái niệm, giúp HS hình dung và quan sát được cấu trúc phân tử của các chất, góp phần nâng cao năng lực cho HS nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt trong Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa học lớp 10 góp phần nâng cao năng lực cho học sinh”.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường (AR – Augmented Reality) mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa học lớp 10 góp phần nâng cao năng lực cho HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong dạy học môn Hóa học lớp 10 cấp THPT theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học môn Hóa học lớp 10 trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Đề tài thực hiện khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và một số huyện, thị xã lân cận của tỉnh Nghệ An.
– Đề tài tiến hành thực nghiệm ở một số lớp 10 trường THPT 1-5, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
– Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1. Phương pháp phỏng vấn
– Tham khảo ý kiến của các GV có kinh nghiệm trong công tác dạy học, thăm dò ý kiến của HS THPT.
4.2.2 Phương pháp quan sát
– Quan sát và tìm hiểu các hình thức mô phỏng cấu trúc phân tử của một số chất trong dạy và học Hóa học.
4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
– Mục đích: Xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát thực trạng và thực nghiệm. – Công cụ: Phần mềm Microsoft Excel 365 và phần mềm SPSS version 20.0.
– Các thông số: Kiểm định độ tin cậy, tần suất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn, phân tích tương quan nhị biến, phân tích so sánh sự khác biệt.
- Những đóng góp mới của đề tài
5.1. Về lý luận
– Đề tài đóng góp thêm một góc nhìn mới về vấn đề phát triển năng lực cho HS theo 6 mức độ của thang đo Bloom, thông qua việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử, theo Chu trình Học tập Trải nghiệm của David Kolb trong giảng dạy và học tập môn Hóa học.
2
5.2. Về thực tiễn
– Những nghiên cứu của đề tài cung cấp cách thức, hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường mô phỏng cấu trúc phân tử trong môn Hóa học. Giúp HS và GV có thể tham khảo và áp dụng một cách dễ dàng, góp phần phát triển năng lực cho HS trong môn Hóa học nói riêng và các môn học nói chung.
Xem thêm:
- SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn hoá học khi dạy chủ đề bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học thông qua hoạt động hình thành kiến thức – KNTT
- SKKN Dạy học dự án “Em làm nhà khoa học” qua chuyên đề “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề VHDG” (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) cho HS lớp 10 tại trường THPT Bắc Yên Thành. – KNTT
- SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng poster trong dạy học chuyên đề “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam” lớp 10 THPT – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]