SKKN Nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh thông qua dạy học nhóm halogen – hoá học 10 THPT – KNTT
- Mã tài liệu: MP0703 Copy
Môn: | Hóa học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 417 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 91 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 91 |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh thông qua dạy học nhóm halogen – hoá học 10 THPT – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng thí nghiệm gây hứng thú.
2. Sử dụng phim mô phỏng.
3. Sử dụng video – clip vào bài giảng
4. Sử dụng trò chơi trong dạy học.
5. Giới thiệu những thông tin mới lạ về hóa học trong dạy học
6. Kể chuyện hóa học.
7. Ứng dụng CNTT trong dạy học
8. Sử dụng tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học.
9. Sử dụng bài tập hóa học định hướng phát triển năng lực
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài.
Hóa học như một bức tranh luôn biến động của tự nhiên với các quy luật của thế giới vi mô được ẩn dấu bên trong. Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và rất cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Thật khó mà kể hết các thành tựu mà hóa học có đóng gớp cho cuộc sống của chúng ta. Thế nhưng, hầu hết HS vẫn chưa nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống. Hầu hết các em nghĩ rằng hóa học là môn khoa học tự nhiên rất trừu tượng, khô khan và xa rời thực tế. Trong tình thế toàn cầu hóa hiện nay, nền giáo dục đã được đầu tư nhiều hơn cả về chất lượng và hình
thức, hỗ trợ rất nhiều cơ sở vật chất đảm bảo cho việc dạy và học cũng như nghiên cứu. Nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được các nhà giáo quan tâm, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả tốt nhất dể thay đổi cả tư duy nhận thức và phương thức lĩnh hội. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, GV cần nắm vững nội dung bộ môn giảng dạy, phải nhuần nhuyễn về phương pháp, nghệ thuật truyền đạt, đặc điểm tâm lý của HS nhằm kích thích hứng thú, khơi dậy niềm đam mê hoạt động sáng tạo, độc lập của HS, phát huy được trí thông minh, lòng ham hỏi của các em, phải làm thế nào tạo hứng thú học tập cho các em một cách thường xuyên liên tục để niềm đam mê ngày càng cao.
Khi HS có sự hứng thú, có sự đam mê, có tình yêu đối với môn học thì sẽ tạo ra không khí, tâm thế tiếp thu kiến thức tốt nhất cho HS. Từ đó, HS có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh để tăng thêm kỹ năng sống, vốn sống và bồi bổ thêm kiến thức cho mình. Nếu xây dựng được hứng thú học tập nơi HS thì mỗi kiến thức hóa học lại là một thế giới vui nhộn, bổ ích; mỗi tiết học là một trải nghiệm thoải mái. Đó chính là sự khởi đầu tuyệt vời nhất để nâng cao chất lượng môn học.
Trong chương trình Hóa học phổ thông thì phần phi kim lớp 10 hiện nay chỉ có chương 7- Nguyên tố nhóm Halogen. Đây là chương kiến thức nhóm nguyên tố cụ thể đầu tiên các em HS THPT tiếp nhận khi học Hoá, là chương mở đầu có nhiều kiến thức có thể được vận dụng để nghiên cứu các chương phi kim và kim loại khác, vì vậy rất cần tạo hứng thú để các HS nắm bắt được quy trình chung khi học tập, nghiên cứu.
Các biện pháp gây hứng thú học tập khá nhiều, quan trọng là những biện pháp nào hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. Trong vấn đề cấp thiết trên, Tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh thông qua dạy học nhóm halogen – hoá học 10 THPT”. Hi vọng thông
qua những biện pháp được đưa ra trong đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và tạo được sự hứng thú bộ môn Hoá học khi mà yêu cầu chương trình mới đưa Hoá Học vào nhóm các môn tự chọn cũng như sự đam mê hứng thú với bộ môn này ngày càng giảm. Mặt khác với hệ thống giải pháp có ứng dụng CNTT, các phần mềm hỗ trợ tương tác thì đề tài góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
1
- Mục đích nghiên cứu.
– Phát triển năng lực, phẩm chất của HS thông qua việc tạo hứng thú học tập cho HS, giúp cho các em HS có nhiều nguồn kiến thức, hiểu rõ tường tận nguồn kiến thức Hoá học. Thiết kế chủ đề dạy học nhóm Halogen có các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hứng thú học tập cho HS.
– Đề tài đưa ra hệ thống các biện pháp tạo hứng thú học tập nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức của các HS trong môn Hóa học nói riêng trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn áp dụng vào môn Hóa học 10 để nâng cao hiệu quả dạy và học, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy tạo điều kiện cho HS hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết.
– Quá trình thực hiện đề tài, Tôi cũng rút ra một số kinh nghiệm, chia sẻ các hiệu quả và khó khăn cùng với đồng nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả giảng dạy. Kết quả nghiên cứu, thông tin của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những ai yêu thích và quan tâm đến hóa học.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
– Đối tượng dạy học: Việc tạo hứng thú học tập môn hóa học cho HS khối 10 trường THPT Nghi Lộc 2.
– Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học phi kim ở lớp 10 trường phổ thông, cụ thể nhóm Halogen.
– Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp tạo hứng thú học tập hoá học cho HS lớp 10 khi học chủ đề nhóm halogen.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu: tìm kiếm, chọn lọc và tham khảo các tài liệu có liên quan đến mục đích của sáng kiến, phương pháp so sánh, phân tích, thống kê và tổng hợp.
– Phương pháp điều tra, quan sát: tìm hiểu về nhận thức, năng lực, phẩm chất của HS sau khi áp dụng sáng kiến.
– Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Điều tra thực trạng hứng thú học tập môn hóa học của HS THPT hiện nay. Trao đổi, rút kinh nghiệm với các GV về các biện pháp tạo hứng thú học tập môn hóa học. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả sử dụng các biện pháp tạo hứng thú học tập hóa học được đề xuất. Triển khai các biện pháp tạo hứng thú cho một số GV phổ thông. Điều tra tính hiệu quả của biện pháp thông qua ý kiến, khảo sát HS.
– Phương pháp phân tích số liệu: Đối chứng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp về nhận thức, năng lực, phẩm chất HS đánh giá hiệu quả của sáng kiến.
- Nhiệm vụ của đề tài.
– Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu bản chất của việc tạo hứng thú trong dạy
2
học hóa học.
– Tìm hiểu về thực trạng của việc tạo hứng thú học tập phần phi kim lớp10 trung học phổ thông cụ thể nhóm Halogen.
– Nêu và đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú học tập nhóm halogen- hoá học 10 THPT.
– Tổng hợp tư liệu theo các biện pháp tạo hứng thú học tập nhóm halogen- hoá học 10 THPT.
– Thiết kế một số kế hoạch dạy học chủ đề Nhóm Halogen nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học cho HS trung học phổ thông.
– Xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả học tập và sự hứng thú của HS trung học phổ thông với môn Hóa học.
– Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả, tính khả thi của những biện pháp và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Tính mới của đề tài.
– Đề xuất nguyên tắc, qui trình thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học của HS.
– Thiết kế được các giải pháp nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập môn Hóa học của HS.
– Thiết kế một số kế hoạch dạy học Chương Halogen theo hướng PTNL, PC của HS, HS là người chủ động tiếp nhận kiến thức, GV là người hỗ trợ, định hướng nhằm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học cho HS.
– Điều tra, đánh giá thực trạng việc tạo hứng thú trong dạy học Hóa học chủ đề nhóm Halogen ở trường THPT Nghi Lộc 2- Nghi Lộc- Nghệ An.
- Tính khả thi khi ứng dụng thực tiễn.
Đổi mới phương pháp hình thức cách thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của người học, tạo sự hứng thú trong học tập là điều rất cần thiết. Vì vây sáng kiến có tính khả thi cao, có thể áp dụng ở các cấp học với nội dung thiết kế phù hợp. Các giải pháp đưa ra, các hệ thống thí nghiệm, các nền tảng dạy học, phần mềm tương tác được đưa ra trong sáng kiến đều dễ sử dụng, có tính ứng dụng cao và có thể áp dụng với phạm vi kiến thức rộng ở tất cả các bộ môn học. GV và HS chỉ cần có các thao tác cơ bản, không cần quá giỏi về CNTT, điều này giúp dễ dàng áp dụng với mọi đối tượng HS.
Các giải pháp mà đề tài đưa ra được lựa chọn đều có nhiều ưu điểm, dễ dàng ứng dụng với nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau, từ đó có thể thấy được tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn.
Xem thêm:
- SKKN Phương pháp dạy học nhóm sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực và phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh qua chương trình hóa 10 – KNTT
- SKKN Ứng dụng CNTT trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E bài “Phản ứng Oxi hóa – Khử” – Hóa học 10 THPT – KNTT
- SKKN Tích cực hóa hoạt động của học sinh thông qua việc học sinh tự làm đồ dùng học tập Hóa học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh khối 10 – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 6
- 128
- 1
- [product_views]
- 4
- 183
- 2
- [product_views]
- 2
- 105
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 450
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 421
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 444
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 587
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 415
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 453
- 10
- [product_views]