Logo Kiến Edu

SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 6

Giá:
50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Sinh học
Lớp: 6
Bộ sách:
Lượt xem: 992
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
17
Lượt tải:
7

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 6” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1 Giờ dạy chính khóa
3.1.1.Lồng ghép vào tiết dạy
3.1.1.1. Lồng ghép toàn phần
3.1.1.2. Lồng ghép một phần
3.1.2.Dạng liên hệ
3.2. Giờ dạy ngoại khóa
3.2.1.Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi tường ở nhà trường

Mô tả sản phẩm

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

  1. Lí do chọn đề tài

Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự  sinh sống sản xuất của con người như  tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.

Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật,môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất cho con người.

Nhưng hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người.

Chính vì vậy bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Nguyên nhân gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.

Giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường. Giáo dục môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người  lao động mới. Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh- sinh viên đây là lực lượng khá hung hậu. Việc trang bị kiến thức về môi trường,kĩ năng bảo vệ môi trường và cho đối tượng này là nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu về môi trường. Đây cũng là lực lượng xung kích hung hậu nhất trong công tác tuyên truyền và bảo vệ môi trường cho gia đình và xã hội. Và nếu đội ngũ này có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành vi tất yếu  sẽ có thay đổi lớn  trong công tác bảo vệ môi trường.

Đích quan trọng  của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen , hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường.Điều này phải hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ buổi ấu thơ.Trong những năm học phổ thông học sinh không những được tiếp xúc với thầy cô , bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh bãi cỏ, vườn cây. Giáo dục bảo vệ môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, hình thành thói quen bảo vệ môi trường.

Bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh.Vì vậy tôi chọn đề tài “Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học 6”

  1. Mục đích của đề tài.

– Giúp học sinh hiểu khái niệm về môi trường, các thành phần về môi trường, quan hệ giữa chúng.

– Hiểu về nguồn tài nguyên, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí.

– Hiểu về sự ô nhiễm môi trường và sự suy thoái môi trường.

– Từ đó có tình cảm yêu thiên nhiên và có thái độ thân thiết với môi trường

– Có ý thức quan tâm đến môi trường. Biết bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai , nguồn nước, không khí.

  1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học 6 ở trường THCS

  1. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp quan sát, thực nghiệm

-Phương  pháp thống kê

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1.Cơ sở lí luận

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi đôi  với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội đảm bảo phát triển bền vững quốc gia.

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005,có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 thay thế cho luật bảo vệ môi trường năm 1993 quy định:

Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.

Giáo dục môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông.

Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ/TƯ về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp bảo vệ môi trường. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa.

Ngày 17 tháng 10 năm 2001 thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống gióa dục quốc dân”

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị “ Về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”. Chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp cho các môn học thông qua các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp phù hợp với vùng miền.

Qua đó ta thấy tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho công dân nói chung và học sinh nói riêng. Mục tiêu của Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Trung học cơ sở là:

Giúp học  sinh hiểu về khái niệm môi trường, hệ sinh thái, các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng.Hiểu được nguồn tài nguyên, khai thác sử dụng tái tạo tài nguyên một cách bền vững. Hiểu được nguyên nhân, hậu qủa của  ô nhiễm môi trường, nắm được các biện pháp bảo vệ môi trường 

Từ đó có thái độ yêu quý tôn trọng thiên nhiên,có thái độ thân thiện với môi trường. Có ý thức quan tâm và bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng, bảo vệ đất đai, nguồn nước. Ủng hộ chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường trong gia đình, nhà trường, cộng đồng. Giáo dục bảo vệ môi trường là một liên nghành tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là bộ môn riêng biệt mà là một hướng hội nhập vào chương trình. 

Và bộ môn sinh học là bộ môn có thể đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào thuận lợi nhất.

2.Thực trạng của vấn đề.

Môi trường sống của nước ta bị xuống cấp nhanh, có lúc có nơi đã đến mức báo động.

Về  tài nguyên đất : Diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm, chất lượng đất không ngừng bị giảm do xói mòn, rửa trôi. Đất nghèo kiệt dinh  dưỡng do quá trình thoái hóa, khô hạn, sa mạc hóa, phèn  hóa , lầy hóa, ngập úng, ô nhiễm do chất thải, do sử dụng phân hóa học và chất độc hóa học. Hậu quả nghiêm trọng của đất là mất khả năng sản  xuất của đất

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

6
KHTN
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)