Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh

Giá:
50.000 đ
Cấp học: Tiểu học
Môn: Quản lí
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 3765
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
19
Lượt tải:
54

Sáng kiến kinh nghiệm “Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Tăng cường sự chỉ đạo của chi bộ Đảng và hiệu lực quản lý của Ban giám hiệu nhà trường
2. Phân công, chỉ đạo nhiệm vụ cụ thể trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
2.1. Đối với Ban giám hiệu
2.2. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
2.3. Chỉ đạo giáo viên bộ môn trong việc giáo dục đạo đức học sinh
2.4. Chỉ đạo hoạt động Đoàn – Đội tạo nên môi trường tốt để rèn luyện các hành vi đạo đức của học sinh
2.5. Kết hợp tay ba giữa nhà trường – gia đình và xã hội

Mô tả sản phẩm

I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

       Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi vừa là động lực vừa là mục tiêu cho việc phát triển tiếp theo của xã hội.

       Giáo dục trong nhà trường giúp học sinh phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ” và các kỹ năng sống cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa , xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lý giáo dục của Đảng.

       Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân; đạo đức là gốc của nhân cách. Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như là không thành đạt. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục như Bác Hồ đã nói ” Có tài mà không có đức thì cũng vô dụng.” . Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết.

Trường dân tộc nội trú ở nước ta ra đời theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng miền núi, vùng dân tộc. Trường ở vị trí mũi nhọn trong sự nghiệp giáo dục miền núi được coi là trường chuyên biệt đào tạo cán bộ nguồn cho dân tộc. Nhiệm vụ của các trường Dân tộc nội trú bậc THCS là đào tạo học sinh con em dân tộc thiểu số có đủ trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức để tiếp tục học cấp cao hơn; khi đủ sức, đủ đức, đủ tài trở về xây dựng quê hương, làng bản thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo hoặc có thể sẵn sàng phục vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán, đối tượng giáo dục là con em của 12 dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở hai huyện Tân Phú, Định Quán. Trong một năm thì có 9 tháng các em ăn, học và sinh hoạt tại trường, đạo đức, nhân cách của các em phát triển tốt hay xấu, chất lượng hạnh kiểm cao hay thấp là do một phần lớn công tác giáo dục của nhà trường . 

Trong thực tế cho thấy, hiện nay nhân cách đạo đức học sinh đang là mối lo lắng và là hồi chuông cảnh báo động đối với nhà trường, gia đình và xã hội. Các em có những biểu hiện thiếu văn hóa, thậm chí là vô lễ, hỗn láo, xúc phạm nhân phẩm và danh dự của giáo viên mà trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức một cách có hiệu quả? Đó chính là lý do khiến tôi thực hiện chuyên đề này. 

II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

  1. Cơ sở lý luận

Nhân cách là tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người (theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng Nhà xuất bản Giáo dục, chủ biên Nguyễn Như Ý). Như vậy giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh chính là rèn luyện, bồi dưỡng, phẩm chất, đạo đức cho các em ở lứa tuổi thanh, thiếu niên từ 11 đến 16 tuổi. Ở lứa tuổi này, các em như một tờ giấy trắng, chúng ta tô, vẽ như thế nào thì nhân cách, tâm hồn của các em sẽ như thế ấy. Bác Hồ kính yêu đã nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ giúp các em có tư cách, phẩm chất tốt mà còn giữ được nền nếp, trật tự, kỷ cương, góp phần thúc đẩy các hoạt động học tập, hoạt động phong trào khác trong nhà trường ngày càng đi lên.

Nhà trường là một trong những công cụ mạnh nhất, mà chúng ta có trong tay để sáng tạo nên tương lai, chính đây là nơi cung cấp nguồn nhân lực đủ sức, đủ đức, đủ tài để xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Vì vậy giáo dục và rèn luyện nhân cách cho học sinh là một nội dung rất cần thiết không thể thiếu được trong nhà trường, đây là việc làm thường xuyên, liên tục không được gián đoạn, nghỉ ngơi.

*Thực trạng nhà trường:

Với đối tượng là học sinh dân tộc, các em ăn, ở sinh hoạt tại trường ngôn ngữ, phong tục tập quán bất đồng, nhân cách của các em chưa được hoàn thiện. Hơn nữa, nhà trường nằm ở Trung tâm Thị trấn Tân Phú, học sinh dễ bị ảnh hưởng, tác động, lôi cuốn của thanh niên bên ngoài. Do vậy rất cần được rèn luyện, bồi dưỡng tiếp tục ở bậc THCS để trẻ trở thành con ngoan, trò giỏi đáp ứng lòng mong muốn của phụ huynh, của xã hội. Làm cho học sinh tiến bộ, trưởng thành đó là việc làm đầy tính nhân đạo của người giáo viên nói riêng, người làm công tác giáo dục nói chung.  

Phần đa phụ huynh, học sinh ở xa trường, nên việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình có khi không kịp thời, có một số phụ huynh phó thác toàn bộ con em mình cho nhà trường.

Những em là học sinh lớp 6, mới tuyển vào trường, lần đầu tiên xa nhà, xa bố mẹ, người thân, không tránh khỏi ảnh hưởng về tâm lý, tư tưởng cũng như tự phục vụ bản thân mình (hay khóc, buồn chán, chưa thích ứng với môi trường tập thể). 

Hầu hết học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa, quen với cách sống tản mạn, tự do, tùy tiện, có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lứa tuổi khác nhau, do vậy đưa các em vào kỷ cương, nền nếp không hề dễ dàng.

Học sinh ở lứa tuổi từ 11 đến tuổi 16 có đặc điểm tâm lý diễn biến phức tạp ( nhất là tuổi: 14,15) các em tiếp thu cái mới, cái lạ, cái xấu rất nhanh, hay bắt chước, a dua, đua đòi, tính tình bồng bột, tự phát, ít kìm chế được bản thân, không thích người lớn nói nặng, lớn tiếng với mình, có khi phản ứng  gay gắt, thậm chí chửi lại thầy cô, công nhân viên bằng những lời tục tĩu, nhất là các em nam thường ngang tàng, bướng bỉnh, thích làm người lớn, thể hiện những hành động của người lớn như hút thuốc, uống rượu, nhuộm tóc, ăn mặc mô del, thích làm nổi trội hơn người khác…

Hơn nữa, giáo viên không ai biết tiếng dân tộc, trong khi đó các em giao tiếp với nhau, với người thân toàn bằng tiếng dân tộc riêng của mình, nên việc giao tiếp giữa thầy và trò, giữa thầy với phụ huynh để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh cũng là một trở ngại không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Quản lý
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Quản lý
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)