Logo Kiến Edu

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS

Giá:
100.000
Cấp học: THCS
Môn: Quản lí
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 833
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
48
Lượt tải:
3

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường
2.2.2. Xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược trong việc xây dựng văn hóa nhà trường
2.2.3. Tổ chức xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở theo một quy trình nhất định
2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tổng kết trong việc xây dựng văn hóa nhà trường
2.2.5. Đảm bảo các điều kiện để việc xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở đạt hiệu quả

Mô tả sản phẩm

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa nhà trường là một hệ thống giá trị, bao gồm cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mệnh, triết lí, mục tiêu, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lí, bầu không khí tâm lí, truyền thống tôn sư trọng đạo, ứng xử văn hóa nhà trường… đến hệ thống cấu trúc vật lý nhà trường, những nét văn hóa của trang trí phòng học, những khẩu hiệu, biểu tượng, tiểu cảnh, môi trường sư phạm,… thể hiện thành hệ thống được xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận. Có thể nói văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường. 

Từ Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ V Đảng ta đã khẳng định quyết tâm “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp theo, văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế – xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội”. Đặc biệt đối với ngành giáo dục phải chú trọng về giá trị đạo đức, văn hóa, xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang mở ra nhiều triển vọng phát triển giáo dục nói chung và nhà trường trung học cơ sở nói riêng; đồng thời cũng có những thách thức với sự phát triển giáo dục đào tạo. Những thách thức, tồn tại trong giáo dục mà chúng ta cần phải quan tâm như: chất lượng giáo dục đạo đức ở một bộ phận học sinh còn hạn chế, việc xây dựng giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường chưa được quan tâm thích đáng và chưa thể hiện được nét riêng trong bản sắc văn hóa nhà trường so với các trường khác, việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như cảnh quan môi trường sư phạm một số nơi đầu tư cũng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu. 

Với nhiệm vụ được phân công tại trường, chúng tôi rất mong muốn có những biện pháp để khắc phục khó khăn trên, làm sao để có được một ngôi trường hiện đại, đạt chuẩn, xây dựng được hệ thống giá trị lòng tin của học sinh, phụ huynh và mọi người vì thế chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS”. 

2. Mục đích nghiên cứu 

Nghiên cứu một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THCS

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 

– Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS

– Phạm vi nghiên cứu: 

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường. 

+ Đánh giá thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường và biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường THCS

4. Phương pháp nghiên cứu 

  • Phương pháp nghiên cứu lý luận  
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
  • Phương pháp khảo sát  
  • Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 
  • Phương pháp quan sát 

5. Những đóng góp của đề tài 

– Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường THCS

– Về thực tiễn: 

+ Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng về công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS

+ Đề xuất các giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường.  

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 

1.1. Cơ sở lý luận 

1.1.1. Khái niệm văn hóa 

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Sự khác nhau của chúng không chỉ ở bản chất của định nghĩa đưa ra (bởi nội dung, chức năng, các thuộc tính) mà cả ở cách sử dụng rộng rãi của từ này.  

Nói đến văn hóa là phải nói đến con người, mà nói đến con người là phải nói đến tư tưởng, tâm lí, chính trị, tình cảm v.v.. Lịch sử con người là lịch sử con người và loài người: con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành người. Văn hóa là sản phẩm của loài người do từng cộng đồng dân tộc và con người gieo trồng nên. 

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.  

Dưới góc độ xã hội học thì văn hóa là một hiện tượng xã hội gắn với đời sống xã hội, còn nội dung của văn hóa là sản phẩm của hoạt động thực tiễn có tính sáng tạo của con người, luôn được chắt lọc kế thừa, phát triển dưới tác động của con người, vì hạnh phúc của con người. Theo ý nghĩa đó, văn hóa là một hiện tượng xã hội đặc thù mà nét trội cơ bản của hiện tượng này là ở chỗ chúng là một hệ thống những giá trị chung nhất cả về vật chất và tinh thần cho một cộng đồng, một dân tộc, một thời đại hay một giai đoạn lịch sử nào đó, là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường tự nhiên và trong các mối quan hệ xã hội.  

1.1.2. Văn hóa nhà trường 

Có nhiều cách tiếp cận về nội hàm của văn hóa nhà trường. Vì thế, nội hàm khái niệm VHNT được hiểu rất phong phú, bao hàm những giá trị, chuẩn mực, niềm tin, các loại thái độ, biểu tượng, những mối quan hệ, truyền thống, các ý tưởng, các nghi thức và hành vi, những mong đợi không thành văn, những cảm xúc và ước muốn cá nhân… Những cách tiếp cận đó đều mang lại những giá trị nhất định trong việc đổi mới văn hóa nhà trường: 

  • Tiếp cận ở góc độ giá trị, VHNT bao gồm một hệ thống những giá trị cốt lõi mang tính nhân văn và những giá trị phổ biến được hình thành trong quan hệ đa chiều giữa con người với con người, giữa con người với môi trường và với chính bản thân. 
  • Tiếp cận ở góc độ hoạt động – nhân cách, VHNT bao gồm một hệ thống những hành vi, thói quen, những kĩ năng, xúc cảm,… Các dạng hoạt động chung, những hình thức giao lưu, hợp tác trong các mối quan hệ của nhà trường. 
  • Tiếp cận ở góc độ phát triển, VHNT là một nhân tố thúc đẩy sự tiến bộ của cá nhân và tập thể. VHNT không phải là cái tự nhiên mà có, mà nó là cái cần được hình thành, song nó phát triển có quy luật. Chỉ khi nào xây dựng được một môi trường văn hóa học đường tích cực thì mục tiêu của giáo dục mới đạt được một cách bền vững.  

Dựa trên những quan niệm và những cách tiếp cận nêu trên về văn hóa nhà trường, có thể hiểu: VHNT là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. Các dấu hiệu đặc trưng của VHNT lành mạnh được thể hiện theo:  

08 giá trị có hạng cao nhất trong giá trị VHNT  

Nhà trường có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vươn tới. Giáo viên được khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong mọi hoạt động của nhà trường. Mỗi người biết rõ công việc mình phải làm, cần làm và luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm đối với việc học tập của học sinh. Nhà trường thể hiện sự quan tâm, quan hệ chặt chẽ, lôi kéo cộng đồng cùng nhau tham gia giải quyết những vấn đề của giáo dục. Tập trung ưu tiên phát triển chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm. Bầu không khí cởi mở, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.  

1.1.3. Vai trò của văn hóa nhà trường trong trường trung học cơ sở

  • VHNT có thể tác động tích cực hoặc cản trở đến sự vận hành của nhà trường: Khi nhà trường có văn hóa tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ có ý nghĩa, cải cách chương trình thành công và sử dụng số liệu về HS một cách có hiệu quả. Ở những trường học như thế, GV và HS đều trưởng thành. 
  • VHNT với chất lượng đào tạo và thương hiệu nhà trường: VHNT ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn diện. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy – học của người học. 
  • VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. 
  • VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của các cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dư luận, truyền thống do những thế hệ con người trong tổ chức nhà trường xây dựng lên. Khi nhà trường phải đối mặt với một vấn đề phức tạp, chính VHNT là điểm tựa tinh thần, giúp các nhà quản lí trường học và đội ngũ giáo viên hợp tác, phát huy trí lực để có quyết định và sự lựa chọn đúng đắn. 
  • VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động… Nó tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực, hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Nó hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột và khi xung đột không thể tránh khỏi thì VHNT tạo ra hành lang đạo lí phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường. Tổng hợp tất cả các yếu tố trên, từ sự gắn kết, tạo động lực, điều phối kiểm soát và hạn chế những nguy cơ làm giảm sức mạnh của tổ chức thì văn hóa tổ chức đã làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần tạo nên những phẩm chất đặc trưng khác biệt cho tổ chức trường học. Đó là cơ sở nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển. 
  • VHNT lành mạnh nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học: VHNT có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục mà trong đó GV là một nhân tố góp phần trong việc xây dựng VHNT. Bởi lẽ đối với GV, VHNT có tác động ảnh hưởng khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Họ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, tích cực trao đổi phương pháp và kĩ năng giảng dạy, quan tâm đến công việc của nhau. GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra, tạo bầu không khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập của nhà trường.  

Có thể coi VHNT là kĩ năng sống của HS, giúp HS thích nghi với xã hội, có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ với cuộc sống xung quanh. Vì thế đối với HS, VHNT có tác động tạo ra bầu không khí học tập tích cực. HS cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm thấy mình có giá trị. HS thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và tích cực tương tác với GV, nhóm bạn. HS nỗ lực đạt thành tích học tập tốt nhất. VHNT tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho HS, giúp HS cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau bạn bè. VHNT khuyến khích HS phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân, xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.  

1.1.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường trung học cơ sở

Có thể coi các yếu tố này là những thành phần cơ bản của Nội dung văn hóa nhà trường, được khái quát thành 5 nhóm sau: các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy, biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường, niềm tin và các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân.  

Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường THCS

1.1.5. Sự cần thiết xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở 

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu cả về quy mô lẫn chất lượng. Tuy nhiên, khi kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao và sự bùng nổ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ đã tạo điều kiện cho các thể loại game, phim ảnh bạo lực du nhập vào nước ta đã làm cho một bộ phận HS đánh mất đi giá trị văn hóa bản thân, đạo đức truyền thống mà ông cha ta đã dày công xây đắp từ xưa đến nay. Vì vậy, văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm không chỉ trong các nhà trường nà trong cả toàn xã hội chúng ta hiện nay. Mặc dù các nhà trường đã kiên trì xây dựng văn hóa học đường từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cho đến nay biểu hiện của văn hóa học đường đang còn nhiều vấn đề bức xúc, cần phải suy ngẫm. Hiện tượng học sinh có những hành vi lố lăng, kệch cỡm, đánh mất vẻ đẹp văn hóa ở trường lớp, nơi công cộng… là khá phổ biến. Bên cạnh những biểu hiện thiếu văn hóa của học sinh ngày càng tăng dần thì về phía cán bộ, GV vẫn còn tồn tại những GV có những quan niệm không đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục, thể hiện ở việc chưa thực sự tận tụy trong giảng dạy, chưa gương mẫu trong quan hệ đồng nghiệp, chưa tạo được niềm tin và sự khâm phục cho HS. Không ít HS cảm thấy hụt hẫng về thái độ thiếu gần gũi của GV mặc dù các em rất có nhu cầu tiếp xúc, tâm sự không chỉ trao đổi nội dung môn học mà còn rất nhiều vấn đề tế nhị nảy sinh trong quá trình học tập, trong cuộc sống đời thường… mà các em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo. Hơn nữa một thực tế khá phổ biến hiện nay là các bậc phụ huynh thiếu thời gian và điều kiện quan tâm, chăm sóc đến việc học hành của con cái, vì vậy họ không có sự chỉ bảo, uốn nắn kịp thời những thói hư tật xấu của con cái họ. 

Từ những vấn đề nổi cộm được nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy văn hóa trong các nhà trường đang gióng lên hồi chuông báo động, bởi lẽ nhà trường có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức, niềm tin, lí tưởng, lối sống cho HS. Chính vì vậy mà vấn đề xây dựng VHNT nhằm mục đích hình thành và hoàn thiện nhân cách HS đã trở nên cấp thiết và phải được coi là quan trọng nhất, điều kiện tiên quyết để giáo dục HS của mỗi nhà trường. Nếu môi trường học đường thiếu văn hóa thì không thể làm được chức năng truyền tải những giá trị kiến thức nhân văn cho thế hệ trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối sống cho thế hệ trẻ. Vì thế cho nên công tác xây dựng VHNT ở các trường THCS là việc làm rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở

  • Nhận thức của cán bộ, giáo viên, gia đình và các tổ chức xã hội: Để xây dựng VHNT thì trước tiên cán bộ, GV, nhân viên nhà trường cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, rõ nét về nó; phải thấy rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức, nội dung và con đường xây dựng VHNT; về mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của cá nhân, tổ chức trong xây dựng VHNT của trường mình. 
  • Điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa của địa phương: Điều kiện kinh tế – 

xã hội, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến việc xây dựng và phát triển VHNT, bởi vì:  

+ Nền tảng kinh tế của địa phương đã tạo cho các nhà trường xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp; tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục, các thầy cô giáo có điều kiện thuận lợi giành hết thời gian, tâm huyết, trí tuệ, công sức phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.  

+ Môi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng văn hóa của nhà trường, mỗi học sinh vì các nhà trường và học sinh không thể đứng trong môi trường khép kín. 

+ Tình hình xã hội ổn định, trật tự, kỉ cương, lành mạnh là môi trường xã hội thuận lợi để giáo dục nhân cách học sinh, phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc xây dựng và phát triển VHNT. 

Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của ngành giáo dục: Công tác xây dựng VHNT có điều kiện phát triển mạnh mẽ khi nó được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của nhà trường và được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp. Do đó nó đòi hỏi phải có chương trình, tài liệu và lộ trình xây dựng cụ thể, rõ ràng, cần có những chuyên đề chuyên sâu; nó đòi hỏi những người cán bộ quản lí giáo dục phải được bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức kĩ năng. Bên cạnh đó kinh phí phục vụ cho các hoạt động giáo dục, phát triển VHNT cũng là một vấn đề thiết yếu, vì vậy cần phải có một chế độ chính sách riêng cho công tác xây dựng VHNT. Ngoài ra, công tác xây dựng VHNT sẽ có hiệu quả hơn và được quan tâm hơn nếu nó được đưa vào trong kế hoạch chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục, trong các đợt thanh kiểm tra trường học, đánh giá xếp loại thi đua nhà trường. Để đáp ứng những đòi hỏi trên rất cần đến cơ chế chính sách, sự chỉ đạo tích cực của ngành giáo dục vì điều đó ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng VHNT. 

1.2. Cơ sở thực tiễn 

1.2.1. Khái quát chung về xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS

Trong những năm học vừa qua, phong trào xây dựng văn hóa học đường tại trường THCS đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả: đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đều có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, được đào tạo cơ bản, luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; các đồng chí lãnh đạo luôn bám sát nhiệm sở để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao. Bên cạnh đó, trong phong trào xây dựng văn hóa nhà trường, hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, HS đã phấn đấu hoàn thành cơ bản mục tiêu, kế hoạch về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, tạo được tác phong lao động và làm việc văn minh, hiệu quả thông qua các hoạt động cụ thể như: gìn giữ vệ sinh cơ quan, đơn vị sạch đẹp, thân thiện, an toàn; cải thiện điều kiện môi trường làm việc, văn minh trong ứng xử, khoa học trong công việc; hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng đều tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp”, đảm bảo an ninh, an toàn trường học, thường xuyên tổ chức dọn dẹp vệ sinh, trồng cây xanh, tu bổ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao… Chính vì thế, trong thời gian qua phong trào xây dựng văn hóa học đường phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, thực sự đi vào cuộc sống, em lại nhiều kết quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. 

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, thời gian trước ở đơn vị vẫn còn tồn tại hạn chế trong thực hiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa học đường: tác phong làm việc của một số ít viên chức thiếu chuyên nghiệp, bài trí, sắp xếp hồ sơ có lúc chưa ngăn nắp, thái độ phục vụ chưa chuyên nghiệp, văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp của một số HS chưa phù hợp, phong trào xây dựng văn hóa học đường có lúc triển khai chưa hiệu quả.  

1.2.2. Khảo sát thực trạng 

Khảo sát thực trạng nhằm đánh giá thực trạng các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THCS. Kết hợp với kết quả nghiên cứu lý luận cũng như kết quả nghiên cứu thực trạng để tạo nên cơ sở thực tiễn, từ đó đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường. 

* Nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường 

Các chủ thể  Mức độ cần thiết 
Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết 
Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ % 
Cán bộ quản lý (4)  50  50, 
Giáo viên (84)  49  58,3  35  41,7 
Học sinh (1370)  868  63,4  502  36,6 

Bảng tổng hợp kết quả cho thấy: Mặc dù mức độ nhận thức là khác nhau nhưng 100% CBQL, GV & HS đều cho rằng vai trò của xây dựng VHNT là rất cần thiết và cần thiết. Có thể thấy rằng, việc đánh giá cao mức độ cần thiết của công tác xây dựng VHNT của CBQL, GV và HS trường THCS là điều kiện tốt để từ đó tiến hành xây dựng VHNT cũng như nâng cao chất lượng công tác này. 

*  Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, Học sinh về các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường 

TT  Các nội dung  Kết quả 
Cán bộ quản lý 4  Giáo viên  84  Học sinh  1370 
Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ 

Giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa.  50  37  44  1032  75,3 
Giáo dục đạo đức  100  64  76  744  54,3 
Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm  100  67  80  1234  90,1 
Giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.  75  75  89,2  462  33,7 

Qua bảng kết quả, chúng tôi nhận thấy: 

  • Nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm được đa số CBQL, GV và HS quan tâm. Cụ thể là có 100% CBQL, 80% GV và 90,1% HS cho rằng giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm là nội dung giáo dục văn hóa nhà trường quan trọng nhất. Qua phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn các nhóm thực hiện phiếu khảo sát, lý do đa số người thực hiện khảo sát đánh giá cao giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm là vì họ cho rằng khi có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm đúng chuẩn mực sư phạm thì các yếu tố khác như đạo đức trong nhà trường, hiếu học, tôn sư trọng đạo sẽ được tuân theo đúng quy tắc, từ đó sẽ xây dựng nên nếp sống văn minh học đường.  

Ngoài ra, quan điểm về các nội dung khác của giáo dục văn hóa nhà trường của CBQL, GV và HS có sự khác biệt. Cụ thể như sau: 

  • 100% CBQL đánh giá cao nội dung giáo dục đạo đức trong nhà trường, 75% chọn giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo và 50% CBQL cho rằng giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa là nội dung giáo dục văn hóa nhà trường quan trọng nhất.  
  • 89,2% GV chọn nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo; 76% GV chọn giáo dục đạo đức và 44% GV cho rằng giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa là nội dung quan trọng nhất. 
  • 75,3% HS chọn giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa; 54,3% HS chọn Giáo dục đạo đức; 33,7% HS cho rằng nội dung quan trọng nhất là Giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. 

Qua đó, chúng ta thấy được, quan điểm về các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường có sự khác biệt giữa CBQL, GV và HS khi đứng ở các góc nhìn khác nhau với những mong muốn về môi trường sư phạm khác nhau của các thành viên trong nhà trường. CBQL và GV đánh giá cao nội dung giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, vì sở dĩ với vai trò là một nhà giáo, họ mong muốn được tôn trọng đúng mực, cũng như giữ được mối quan hệ thầy – trò tốt đẹp để từ đó giáo dục cho học sinh những tư tưởng truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Từ một góc nhìn khác, HS đánh giá cao giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa, bởi các em mong muốn một môi trường học tập, rèn luyện tốt đẹp, nơi các em tôn trọng và được tôn trọng bởi bạn bè, thầy cô. Từ đó tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho các em học tập và rèn luyện, định hướng tương lai. Các em ở độ tuổi này thường có những biến động tâm lý chuyển giao từ trẻ con sang người lớn, tính cách nhạy cảm và dễ bị tác động. Do đó, nếu môi trường học tập thiếu văn hóa, chính bản thân các em sẽ dễ bị tổn thương và dần dần bị “nhiễm” những ứng xử thiếu văn hóa từ môi trường. 

* Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường 

TT  Các nội dung   

Kết quả 

 

Cán bộ quản lý 

(4) 

Giáo viên 

(84) 

Học sinh (1370) 
Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ 

Số lượng  Tỷ lệ 

Gia đình  75  58  69  723  52,8 
Nhà trường  100  74  88  749  54,6 
Xã hội  50  35  41,7  709  51,7 
Tự học tập, rèn luyện  75  68  81  826  33,3 

Qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng ta thấy sự khác biệt trong nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường. Đứng ở các góc nhìn khác nhau, CBQL, GV và HS có sự đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của các con đường giáo dục văn hóa nhà trường. Tuy nhiên, đa số CBQL, GV và HS đồng quan điểm cho rằng nhà trường chính là con đường giáo dục văn hóa nhà trường quan trọng nhất, vì đây là nơi cung cấp thông tin có chọn lọc cao, có tính chính thống, đưa ra các hướng dẫn chi tiết cách thực hiện, tạo môi trường có tính ứng dụng thực tiễn để áp dụng các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường hiệu quả. Qua đó thể hiện vai trò và trách nhiệm của CBQL trong việc nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn hóa nhà trường.  

 * Mức độ đáp ứng yêu cầu của các thành tố văn hóa nhà trường  

Các thành tố 

VHNT 

Mức độ đáp ứng yêu cầu 
Tốt  Bình thường  Chưa tốt 
CBQL 4  GV 84  CBQL 4  GV 84  CBQL 4  GV 84 
Số lượng Tỷ lệ

 % 

Số lượng Tỷ lệ 

 % 

Số lượng  Tỷ lệ

Số 

lượng 

Tỷ lệ 

Số lượng Tỷ lệ

 % 

Số 

lượng 

Tỷ lệ

Các mục tiêu và chính sách  50  51  60,8  25  26  31,1  25  8,1 
Các chuẩn mực và nội quy  25  70  83,2  75  9,8  25 
Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường  75  50  59,1  25  28  33,2  25 
Niềm tin, các loại thái độ  50  34  40,5  25  44  52,4  25 
Cảm xúc và ước muốn cá nhân  25  31  37,4  75  48  56,9  25  5,7 

Bảng trên cho thấy nhận xét của CBQL và GV về mức độ đáp ứng yêu cầu của các thành tố VHNT khá tích cực. Các nhóm thành tố đều đáp ứng yêu cầu ở mức tốt và bình thường. Kết quả này cho thấy, đúng theo đánh giá của các thành viên trong nhà trường, VHNT là một yếu tố hết sức quan trọng. Khi công tác xây dựng VHNT được thực hiện tốt, các nhóm thành tố VHNT được chú trọng sẽ tạo nên một môi trường sư phạm không chỉ đạt tính chuyên nghiệp khi đảm bảo được mục tiêu, chính sách, giữ vững được nội quy nhà trường mà còn tạo một bầu không khí “lý tưởng”, đáp ứng được cảm xúc và mong muốn của từng cá nhân trong môi trường sư phạm nhà trường. 

* Nhận thức, đánh giá của giáo viên về mức độ ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến giáo viên 

Biểu hiện  Mức độ 
Tốt  Bình thường  Chưa tốt 
Số lượng  Tỷ lệ % Số  lượng 

 

Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ 

Giáo viên tin tưởng, sẵn sàng hợp tác với cán bộ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.  28  33,9  37  44,1  18  22 
Giáo viên cởi mở, tin cậy, tôn trọng đồng nghiệp  50  60,1  27  32,8  7,1 
Giáo viên tích cực trao đổi phương pháp, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy với nhau.  27  32,5  49  58,7  8,8 
Giáo viên cảm thấy thoải mái thảo luận, chia sẻ về vấn đề gặp phải với đồng nghiệp và lãnh đạo.  23  27,2  29  35,3  31  37,3 
Giáo viên quan tâm đến công việc của nhau, quan tâm đến công việc chung của nhà trường.  40  47,9  26  31,1  17  21 
Giáo viên quan tâm, phấn đấu cải thiện thành tích giảng dạy và học tập, cũng như nề nếp, văn hóa chung của trường.  35  35,6  28  34,9  25  29,5 

Bảng trên cho thấy, các biểu hiện của VHNT trên đều được chính giáo viên đánh giá có sức ảnh hưởng đến giáo viên, tuy nhiên sức ảnh hưởng của từng biểu hiện ở các mức độ khác nhau. Các biểu hiện của VHNT được giáo viên đánh giá có sức ảnh hưởng tốt chiếm tỉ lệ cao, đó là “Giáo viên cởi mở, tin cậy, tôn trọng đồng nghiệp” (chiếm 60,1%) và “Giáo viên quan tâm đến công việc của nhau, quan tâm đến công việc chung của nhà trường” (chiếm 47,9%). Một số biểu hiện của VHNT được giáo viên đánh giá có ảnh hưởng mức độ bình thường chiếm tỉ lệ cao là “Giáo viên tin tưởng, sẵn sàng hợp tác với cán bộ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra” (chiếm 44,1%) và “Giáo viên tích cực trao đổi phương pháp, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng giảng dạy với nhau” (chiếm 58,7%). So với các biểu hiện trên, một số biểu hiện nhận được sự đánh giá chưa tốt cao hơn, đó là “Giáo viên cảm thấy thoải mái thảo luận, chia sẻ về vấn đề gặp phải với đồng nghiệp và lãnh đạo” (chiếm 37,3%) và “Giáo viên quan tâm, phấn đấu cải thiện thành tích giảng dạy và học tập, cũng như nề nếp, văn hóa chung của trường” (chiếm 29,5%). 

* Mức độ nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về phương thức của công tác xây dựng văn hóa nhà trường  

Đối tượng khảo sát  Mức độ nhận thức  
Mức 1  Mức 2  Mức 3 
Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ %  Số lượng  Tỷ lệ % 
Cán bộ quản lý  25  25  75 
Giáo viên  23  27,6  31  36,7  30  35,7 

Ghi chú:  

Mức 1: Nắm phương thức một cách mơ hồ.  

Mức 2: Nắm được cơ bản phương thức.  

Mức 3: Nắm đầy đủ, hiểu rõ về phương thức 

Bảng trên cho thấy, số lượng GV có nhận thức mơ hồ về phương thức xây dựng VHNT còn khá cao: 27,6% GV. Từ thực tế này, vấn đề đặt ra là cần nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về phương thức của công tác xây dựng VHNT. 

* Mức độ biểu hiện của các hành vi vi phạm chuẩn mực và các nội quy nhà trường của học sinh 

STT Hành vi  Mức độ 
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
Số lượng  Tỷ lệ 

Số lượng  Tỷ lệ 

Số lượng  Tỷ lệ 

Cãi nhau, đánh nhau với bạn  25  1,8  201  14,7  1144  83,5 
Nói tục, chửi thề  78  5,7  269  19,6  1023  74,7 
Đi xe đạp dàn hàng ngang, đi bộ tràn ra lòng lề đường gây cản trở giao thông.  129  9,4  248  18,1  993  72,5 
Phá sản tài sản công, gây ô nhiễm môi trường.  16  1,2  21  1,5  1333  97,3 
Ăn mặc không phù hợp với môi trường học đường.  80  5,9  160  11,7  1129  82,4 
Có lời nói, hành vi cư xử thiếu lễ độ với giáo viên  11  0,8  12  0,9  1346  98,3 
Bỏ học, bỏ tiết, vắng học không lý do, không xin phép  34  2,5  171  12,5  1164  85 
Đi học muộn  102  7,5  308  22,5  959  70 
Mất trật tự trong giờ học  237  17,3  448  32,7  685  50 
10  Nhìn bài bạn, sử dụng tài liệu trong kiểm tra, thi cử  75  5,5  104  7,6  1190  86,9 
11  Cho bạn chép bài, làm bài thi giúp bạn  172  12,6  163  11,9  1034  75,5 
12  Không học bài, không làm 

bài tập về nhà 

68  122  8,9  1179  86,1 
13  Sử dụng ma túy  1370  100 
14  Hút thuốc lá  44  3,2  151  11  1175  85,8 
15  Uống rượu, bia  10  0,7  55  1305  95,3 
16  Xem, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung xấu.  38  2,8  188  13,7  1144  83,5 

Bảng khảo sát cho thấy, 16 hình thức vi phạm diễn ra với các mức độ khác nhau, ngoại trừ hành vi “Sử dụng ma túy” là không diễn ra. Các hành vi vi phạm VHNT xảy ra với mức độ “thường xuyên” cao là “Đi xe đạp dàn hàng ngang, đi bộ tràn ra lòng lề đường gây cản trở giao thông” (9,4%); “Đi học muộn” (7,3%); “Mất trật tự trong giờ học” (17,3%); “Cho bạn chép bài, làm bài thi giúp bạn” (12,6%). Các hành vi này vi phạm nội dung giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa, cụ thể là vi phạm các nội quy nhà trường và quy chế thi cử. Các hành vi vi phạm xảy ra với mức độ “thỉnh thoảng” cao là “Cãi nhau, đánh nhau với bạn” (14,7%); “Nói tục, chửi thề” (19,6%); “Bỏ học, bỏ tiết, vắng học không lý do, không xin phép” (12,5%); “Đi học muộn”(22,5%); “Mất trật tự trong giờ học” (32,7%) và “Xem, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung xấu” (13,7%). Các hành vi này vi phạm nội dung giáo dục nếp sống văn minh, sống có văn hóa, đạo đức cũng như vi phạm nội dung giáo dục ứng xử sư phạm. Các biểu hiện liên đến tệ nạn xã hội như “Sử dụng ma túy”, “Uống rượu, bia” hay “Xem, lưu truyền văn hóa phẩm đồi trụy, nội dung xấu” không diễn ra hoặc diễn ra khá ít (dao động từ 0 đến 3,2%).

* Kết quả khảo sát thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS 

Các thành tố VHNT  Mức độ đáp ứng yêu cầu 
Tốt  Bình thường  Chưa tốt 
CBQL  GV  CBQL  GV  CBQL  GV 
SL  SL  SL  SL  SL  SL 
Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội dung   

 1 

25  9,8  50  70  83,2 25 
Xây dựng niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân   

 1 

25  44  52,4 75  37  44  25  3,6 
Xây dựng biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường   

50  48  56,9 50  29  34,3 25  8,7 
Xây dựng mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên.   

25  36  43  50  31  37,4 25  16  19,6
Xây dựng nghi thức, hành vi, đồng phục.  75  59  70,3 25  23  27,9 25  1,8 

Theo bảng trên, mức độ nhận thức của CBQL và giáo viên về hiệu quả của việc thực hiện các nội dung xây dựng văn hóa nhà trường, chúng ta thấy kết quả khá tích cực. Đa số các nội dung được thực hiện ở mức độ tốt và bình thường. Tuy nhiên, đa phần chỉ đạt cao ở mức độ “bình thường”, chưa thực sự đạt chất lượng cao như yêu cầu. Kết quả này cho thấy, mặc dù 100% CBQL và GV cho rằng công tác xây dựng VHNT THCS là quan trọng nhưng khoảng cách từ nhận thức đến thực hiện xây dựng VHNT tại Trường THCS … còn khá xa. 

Qua khảo sát thực trạng công tác xây dựng VHNT ở Trường THCS như đã được nêu ở trên, chúng tôi rút ra những nhận xét sau: 

  • Đa số CBQL, GV, HS của Trường THCS đều nhận thức được một cách đúng đắn tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT. 
  • CBQL và GV thấy được sự cần thiết phải xây dựng VHNT. Tuy nhiên từ nhận thức đến thực hiện còn là một khoảng cách khá xa. Điều đó thể hiện ở 16 hình thức vi phạm VHNT diễn ra ở các mức độ khác nhau ở học sinh, cũng như mức độ đánh giá của chính các thành viên trong nhà trường dành cho công tác xây dựng VHNT còn chưa cao. 

Theo chúng tôi, nguyên nhân của thực trạng trên bao gồm: 

* Về các nguyên nhân khách quan:  

  • Một số Hiệu trưởng mới về trường công tác nên việc tiếp nhận và xây dựng một môi trường VHNT chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường vì tư duy theo mô hình cũ – mới còn chưa thống nhất, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, phong cách lãnh đạo cũng là một trong những yếu tố quan trọng của việc xây dựng VHNT. 
  • Cơ sở vật chất phục vụ công tác xây dựng VHNT còn nhiều khó khăn, hệ thống thư viện chưa đảm bảo cung cấp tài liệu về VHNT cho CBQL và GV. 

* Về các nguyên nhân chủ quan: 

  • Nội dung xây dựng VHNT chưa được cụ thể hóa, kế hoạch đề ra chưa rõ ràng dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu quả đạt được không cao. 
  • Một số nhà trường chưa có nhà đa chức năng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến xây dựng VHNT. 
  • Các trường chưa có nhiều những buổi tập huấn, buổi nói chuyện về văn hóa để cho CBQL, GV, HS nhận thức được những công việc cần phải làm và phải có những việc làm thiết thực để cho môi trường VHNT luôn trong sạch. 
  • Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ và không thường xuyên. 
  • Công tác động viên, khích lệ hoạt động xây dựng VHNT của người lãnh đạo còn hạn chế. 

2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS

2.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 

Nguyên tắc đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT là những yêu cầu cơ bản, những tiêu chuẩn cần đạt được khi xây dựng các biện pháp. Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, chúng tôi đã đề xuất và xây dựng các nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng VHNT như sau:  

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 

Nhận thức đúng về nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác xây dựng VHNT, Ban giám hiệu nhà trường cần đảm bảo phục vụ cho thực hiện mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ giáo dục toàn diện những phẩm chất, năng lực cho HS: coi trọng chất lượng giáo dục nhân cách người cán bộ, mà nét đặc trưng là tác phong công nghiệp, năng lực thích nghi và ứng phó trước sự biến đổi liên tục của các vấn đề về chuyên môn và xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phù hợp với nguyên tắc trong quản lý giáo dục. Muốn vậy phải xác định được xu hướng phát triển VHNT hiện nay và bằng các biện pháp cụ thể phải thực hiện được mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục, trong đó có xây dựng VHNT là một yêu cầu tất yếu. Việc tăng cường các biện pháp quản lý để xây dựng VHNT phải phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, mỗi giai đoạn nhất định, tránh làm tràn lan, dập khuôn, máy móc. 

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 

Nguyên tắc này đảm bảo các biện pháp xây dựng và phát triển VHNT cần tính toán trong điều kiện kinh phí không nhiều, thời gian tiêu phí ít, tiết kiệm nhân lực nhưng kết quả đạt được phải cao. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi quá trình xây dựng VHNT cần phải có tính đồng bộ về biện pháp, nhưng về mặt thực thi cần xem xét những mặt, những khâu cần được ưu tiên; mặt khác, cũng cần xác định một kế hoạch lâu dài, trong đó cần xác định các mục tiêu dài hạn (5-10 năm) và các mục tiêu trước mắt (2-3 năm) để tập trung các nguồn lực và các điều kiện phù hợp theo từng giai đoạn, từng năm học. 

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 

Xây dựng VHNT tuy mới được phát động trong những năm gần đây nhưng các nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ quan văn hóa, cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình hăng say công tác. Học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, lễ phép biết vâng lời thầy, cô giáo, ông, bà, cha, mẹ. Công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội luôn được phát huy. Các nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các trường THCS học tập rút kinh nghiệm để xây dựng VHNT. 

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo hệ thống giá trị được kế thừa và phát triển 

Nguyên tắc này trước hết đòi hỏi các hoạt động giáo dục chứa đựng những giá trị nhân văn, có sự kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống, gồm những giá trị tốt đẹp của xã hội, của nhà trường và của truyền thống gia đình. Nhiệm vụ phát triển VHNT phải đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để các giá trị truyền thống tốt đẹp được nảy nở sinh sôi và lan tỏa. Định hướng cơ bản của khoa học giáo hiện đại không phải là ngăn chặn, cấm đoán mà trước hết là gợi mở, phát triển, tạo môi trường tích cực để những giá trị tốt đẹp thăng hoa. Do đó, ở mỗi cá nhân nếu được tạo điều kiện để phát triển các giá trị tốt đẹp sẽ tạo ra sự cộng hưởng của một môi trường sống lành mạnh, có tác dụng tích cực đến đời sống xã hội. 

2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 

Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quan điểm khi giải quyết vấn đề giáo dục phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển và ngăn chặn. Trong đó tăng cường khả năng kháng thể của các chủ thể trước tác động xấu của môi trường là yếu tố quan trọng và quyết định. Các hoạt động giáo dục trong các nhà trường từ nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, hoạt động chuyên môn và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… cần phải tạo ra một môi trường tích cực, lành mạnh. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nhà trường với phát triển môi trường kinh tế xã hội địa phương trong việc xây dựng một xã hội học tập, một môi trường sống văn minh. 

2.2. Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường THCS

2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền nhận thức cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường 

* Mục tiêu của giải pháp 

Giúp cho CBQL, GV, HS nhận thấy rõ vai trò, ý nghĩa tốt đẹp và tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT. Trên cơ sở đó, mỗi thành viên trong nhà trường có ý thức trách nhiệm, chủ động, tự giác tích cực tham gia trong công tác này, tạo sự nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức, các lực lượng đối với công tác xây dựng VHNT. 

* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 

  1. Nội dung 
  • Tổ chức các cuộc hội thảo về công tác xây dựng VHNT 
  • Tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến về nội dung, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xây dựng VHNT đến từng cán bộ, GV, nhân viên, HS và cha mẹ HS. 
  • Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kĩ năng xây dựng VHNT cho CBQL, GV, HS. 
  • Đưa nội dung công tác xây dựng VHNT vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, từ đó triển khai đến các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các lớp học, xem đây là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua cho các tập thể và cá nhân trong nhà trường. 
  1. Cách thức thực hiện 

– Hàng năm nhà trường tổ chức định kì ít nhất một lần hội thảo hoặc hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng VHNT (có thể vào đầu năm học); tổ chức từ một đến hai lớp tập huấn về nội dung, phương pháp, kĩ năng xây dựng VHNT; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác này trong từng năm học. Thành phần chủ trì tổ chức, triển khai là lãnh đạo nhà trường, Bí thư Đoàn trường. Trong các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề cần mời các chuyên gia am hiểu về công tác xây dựng VHNT. 

  • Khi xây dựng quy định, chức năng, nhiệm vụ của người CBQL phải có dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi của các cấp quản lí, đặc biệt là của GV toàn trường để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. 
  • Vào các giờ chào cờ đầu tuần nhà trường cần kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng VHNT, đồng thời cũng phê bình, nhắc nhở những biểu hiện, hành vi thiếu văn hóa, vi phạm nội qui, qui chế, qui định, các chuẩn mực mà nhà trường hoặc từng lớp đã xây dựng. 
  • Cuối mỗi năm học, nhà trường tổ chức xem xét, đánh giá thi đua về công tác này, qua đó đưa ra giải pháp hạn chế những mặt chưa đạt và phát huy những thành tích đạt được để có thể có kế hoạch xây dựng phương hướng, nhiệm vụ tốt hơn cho năm học sau. 
  • Trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, nhà trường phổ biến nội dung công tác xây dựng VHNT để phụ huynh nắm bắt và phối kết hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền, nhắc nhở giáo dục con em. 
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Quản lý
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Quản lý
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)