SKKN Nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng Cúc Phương thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học ứng dụng

Giá:
100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: SINH HỌC
Lớp: 10;11;12
Bộ sách:
Lượt xem: 528
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
28
Lượt tải:
0

Sáng kiến kinh nghiệm “Nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng Cúc Phương thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học ứng dụng“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Đề xuất và thực nghiệm một số giải pháp phối hợp bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa vàng Cúc Phương.

– Công tác truyền thông: Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về cây Trà hoa vàng Cúc Phương với những công dụng quý giá cho sức khoẻ của con người;

– Tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm thực tế tại các điểm nhân giống, bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa vàng Cúc Phương. Một số điểm học tập trải nghiệm lí tưởng về nội dung này:

– Phối hợp với chức quyền địa phương tổ chức Hội thảo giúp người dân nâng cao hiểu biết về cây Trà hoa vàng và những công dụng của nó, hiểu biết về cách thức, quy trình giâm, chiết, nuôi mầm và trồng phổ rộng ra môi trường tự nhiên. Đồng thời, nhận thức được giá trị kinh tế từ nguồn dược liệu quý Trà hoa vàng Cúc Phương, có thể góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương và kinh tế cả nước.

Mô tả sản phẩm

I. TÊN SÁNG KIẾN, THỜI GIAN THỰC HIỆN VÀ LĨNH VỰC ÁP DỤNG

 

I.1. Tên sáng kiến: “Nghiên cứu góp phần bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng Cúc Phương thông qua sinh hoạt câu lạc bộ Sinh học ứng dụng”

I.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023

I.3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

II.1. Giải pháp cũ thường làm

* Về phía Ban giám hiệu: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục có nội dung về xây dựng khuôn viên trường lớp trong đó có khu vườn thực nghiệm của trường được ưu tiên trồng các loại cây có ích, phục vụ mục đích học tập và nghiên cứu. Việc chỉ đạo thực hiện chủ yếu gắn với hoạt động chuyên môn của bộ môn Sinh học;

* Về nhóm chuyên môn: GV thuộc nhóm chuyên môn Sinh học tích cực, chủ động tổ chức cho HS học tập và thực hành trải nghiệm trồng, chăm sóc và nghiên cức về các loại cây, đặc biệt là cây dược liệu quý trong đó có cây Trà hoa vàng Cúc Phương.

* Về phía HS: Đã có sự chủ động nhất định trong việc tìm hiểu về cây Trà hoa vàng Cúc Phương và một số loại thảo dược khác có trên địa bàn. Đại đa số HS hào hứng khi được GV lồng ghép nội dung nghiên cứu, tìm hiểu về thực vật, động vật gắn các mô hình phát triển kinh tế gắn của địa phương thông qua các buổi thực hành môn Sinh học.

II.2. Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ.

* Ưu điểm:

+ Việc học tập môn Sinh học trở nên hấp dẫn và thiết thực hơn khi được gắn với việc tìm hiểu về mộ số loài cây qúy có trên địa bàn;

+ GV và HS hào hứng, tích cực trong các buổi học thực hành chuyên môn;

+ Khuôn viên vường thực nghiệm của trường tương đối phong phú và đa dạng, có nhiều cây thảo dược quý;

+ Góp phần thực hiện tốt hoạt động giáo dục trải nghiệm tại nhà trường.

* Nhược điểm:

+ Việc tổ chức học tập thực hành, trải nghiệm mới chỉ được thực hiện gắn với các giờ học chuyên môn của bộ môn Sinh học;

+ Chưa tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các loại thảo dược quý như Trà hoa vàng Cúc Phương và một số thảo dược khác;

+ Chưa mở rộng địa bàn và phạm vi nghiên cứu, mặc dù tại xã Gia Lâm có trung tâm bảo tồn và điều chế thảo dược từ Trà hoa vàng Cúc Phương;

+ Chưa đề xuất được giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển Trà hoa vàng Cúc Phương trên địa bàn và ở các địa phương khác.

II.3. Giải pháp mới cải tiến

II.3.1. Giới thiệu chung về Trà hoa vàng Cúc Phương .

Trà hoa vàng (Yellow Camellia) là tên gọi chung cho các loài có hoa màu vàng, thuộc chi Trà (Camellia L.) Ngoài vẻ đẹp về hoa to, màu sắc đẹp, hoa rất bền, Trà hoa vàng còn có các công dụng có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là các hợp chất có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u (Lin & cs., 2013; Kujawskaa & cs., 2016).

Theo Lê Nguyệt Hải Ninh (2017), Chi Camellia Ở Việt Nam hiện có 68 loài và 1 thứ, trong đó có tới 42 loài Trà hoa vàng. Với số loài đã biết, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sở hữu nhiều loài Trà hoa vàng nhất trên thế giới.

Trà hoa vàng Cúc Phương là loài đặc hữu hữu của Vườn Quốc Gia Cúc Phương được đặt tên quốc tế danh pháp hai phần, với tên đầy đủ là Camellia Cucphuongensis Ninh & Rosmans. Nó được phát hiện, đặt tên khoa học và công bố năm 1998. bởi hai nhà khoa học Trần Ninh và J.-C. Rosmann. Trà hoa vàng Cúc Phương được gọi với tên gọi khác như “nữ hoàng” của cá loại trà do các sản phẩm từ Trà hoa vàng rất tốt cho sức khỏe, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy loài cây này đã bị săn lùng và khai thác quá mức dẫn đến những nguy cơ dần biến mất trong tự nhiên. Hơn nữa cây Trà hoa vàng Cúc Phương là cây khó tái sinh trong tự nhiên, vấn đề cần đặt ra phải có biện pháp duy trì, nhân giống và bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm này.

Do đó, nghiên cứu các biện pháp nhân giống, chăm sóc để bảo tồn và phát triển giống Trà hoa vàng này là một việc làm rất cần thiết. Điều đó góp phần cho công tác bảo tồn phát triển loài cây Trà hoa vàng Cúc Phương và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học, đồng thời hướng sản xuất hàng hóa loài cây này phục vụ nhu cầu sử dụng cây dược liệu, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

II.3.2. Thực trạng nhận thức về Trà hoa vàng Cúc Phương

Theo khảo sát và thống kê của nhóm thành viên CLB Sinh học ứng dụng trường THPT Nho Quan C, đại đa số người dân địa phương và các vùng lân cận chưa hiểu biết nhiều về giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế của loài Trà hoa vàng Cúc Phương. Đại đa số học sinh và người dân chưa có hiểu biết chung về cây Trà hoa vàng Cúc Phương, càng chưa có nhiều hiểu biết về công dụng của sản phẩm được sản xuất từ Trà hoa vàng do đó chưa có nhận thức về giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế của loài cây này. Điều đó, gây khó khăn cho việc nhân rộng và phát triển nguồn gen trên địa bàn các xã có đặc điểm khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

II.3.3. Xác định mục tiêu nghiên cứu

– Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của Trà hoa vàng Cúc Phương;

– Nghiên cứu công dụng của Trà hoa vàng Cúc Phương;

– Tìm hiểu thực trạng về sự sinh trưởng và phát triển của Trà hoa vàng trong tự nhiên từ đó cho thấy sự cần thiết, cấp bách của việc bảo tồn và phát triển nguồn gen của loài cây này;

– Trồng thực nghiệm tại một số địa điểm khác nhau có điều kiện khí hậu và chăm sóc tương tự nhau để đánh giá mức độ sinh trưởng và phát triển của loài nhằm mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen Trà hoa vàng;

– Đề xuất một số giải pháp phối hợp bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa vàng Cúc Phương.

II.3.4. Nội dung nghiên cứu

II.3.4.1. Đặc điểm cơ bản của Trà hoa vàng Cúc Phương

Trà hoa vàng Cúc Phương được đặt tên quốc tế danh pháp hai phần, với tên đầy đủ là Camellia Cucphuongensis Ninh & Rosmans. Loài này phân bố ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Việt Nam. Nó được phát hiện, đặt tên khoa học và công bố năm 1998.

* Mô tả đặc điểm lá: răng cưa, gân lá, cách mọc lá, kích thước lá

Cây Trà hoa vàng lá đơn, mọc cách, dài và hẹp, gốc lá hình tim. Phiến lá mỏng thuôn, dài khoảng từ 11-14 cm, rộng khoảng 4-5 cm, không có lông, mép lá có răng cưa nhỏ, gân bên khoảng 6 – 9 đôi và cuống lá dài 6-7 mm.

* Đặc điểm Lộc: màu sắc và chuyển màu, cách ra Lộc, số Lộc ra/cành, chiều dài cành Lộc

Lộc của cây Trà hoa vàng mọc lên từ các nách lá. Lộc non có màu xanh nhạt sau đó chuyển dần sang màu xanh đặc trưng của loài. Mỗi lộc sau này sẽ mọc các nụ có thể thành chùm từ 2-3 nụ. Mỗi cành có khoảng từ 50-60 lộc tùy cành to hay nhỏ.

* Đo đếm: chiều cao cây, đường kính gốc cây

Cây Trà hoa vàng thân gỗ, nhỏ, màu xanh, cao khoảng từ 2-5 m. Cành cây thưa và vỏ cây có màu vàng xám nhạt. Đường kính gốc cây trung bình là 3,6 – 4,5 cm.

* Hoa nụ: số nụ/cành, cách ra, màu sắc, số cánh hoa/nhị/nhuỵ

Hoa Trà hoa vàng mọc đơn độc hoặc thành chùm 2-3 hoa trên cuống lá. Mỗi bông có khoảng 8-10 cánh hoa, màu vàng bắt mắt. Có 4 – 5 vòi nhụy và chỉ dính nhau 1 phần. Thời điểm nở nhiều hoa là tháng 11 và kéo dài tới tận tháng 3 mới tàn. Từ tháng 1 đến tháng 3 là lúc mà cây ra nhiều lá mới. Trung bình mỗi cây có khoảng 100 nụ nở thành hoa cho tới khi thu được thành phẩm.

II.3.4.2. Công dụng của các sản phẩm từ Trà hoa vàng Cúc Phương

– Báo cáo tại Hội nghị trà quốc tế năm 2003 đã cho thấy: Cây Trà hoa vàng không độc hại, không tác dụng phụ và đặc biệt chứa khoảng 400 thành phần dinh dưỡng như saponin, protein, các loại vitamin như vitamin E, vitamin C, vitamin E,…, nhiều cái axit amin như theanine, flavonoid, Isoleucine, leucine, methionine, phenylalanine, glutamine, asparagine, alanine, serine, proline, histidine, glutamic acid, aspartic acid, axit gallic…;

 

“Camellia international Journal” (tạp chí chuyên nghiên cứu về chè hoa vàng của thế giới)

– Các hợp chất của Trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức độ giảm chỉ là 33,2%;

– Giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hòa huyết áp, hạ đường huyết; chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu;

– Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp, và tăng lượng cholesterol mật độ cao, hạ huyết áp và tác dụng được duy trì trong thời gian tương đối dài;

– Ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu;

– Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác; Hưng phấn thần kinh; Lợi tiểu mạnh; Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu; Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn;

– Chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp.

II.3.4.3. Thực trạng việc sinh trưởng và phát triển của cây Trà hoa vàng Cúc Phương trong tự nhiên.

Trà hoa vàng trong tự nhiên duy trì nòi giống bằng phương pháp sinh sản hữu tính (sinh sản bằng hạt). Trước đây công dụng của nó ít người biết đến nên thường bị chặt phá làm rẫy hoặc bán cho các thương lái Trung Quốc thu mua Trà hoa vàng.

Giống cây Trà hoa vàng là sản phẩm đặc hữu, quý hiếm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Theo Tiến sĩ Vũ Văn Tâm – Chủ tịch hội đồng Quản trị Công ty TNHH Dược Liệu Vũ Gia cho biết, từ lâu người dân ở khu vực gần rừng Cúc Phương đã sử dụng Trà hoa vàng để làm dược liệu. Các nhà khoa học dược đã phân tích thành phần Trà hoa vàng, khẳng định có nhiều công dụng đối với sức khỏe: giúp điều trị mỡ máu, chữa ung thư, ổn định huyết áp, điều trị tiểu đường, chống oxy hóa và chống lão hóa hiệu quả. Loại cây Trà hoa vàng được thu hoạch sử dụng cả lá, nụ và hoa, do bị khai thác quá mức nên khả năng tái sinh trong tự nhiên của giống trà này rất thấp, nguy cơ có thể bị tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo vệ và gây trồng hợp lý.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Sinh Học
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)